Hôm nay,  

Khủng Bố Ở Mỹ - Nhớ Bà Ba Bán Bún Ở Việt Nam

18/11/200100:00:00(Xem: 183051)
Với bút hiệu tựdo (chữ thường, viết liền) ông Nguyễn Văn Luận,tác giả bài "Người tìm tự do và tượng thần tự do" đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết Viết Về Nước Mỹ đợt I/2000. Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bài viết mới của ông, kể đôi chút về chuyện khủng bố ở New York và kèm theo đoạn văn toàn vần B: “Bà Ba bán bún.


Bài tham dự số: 02-397-vb31040


Nước Mỹ thanh bình đã bị khủng bố tấn công ngày 9 tháng 11 ,2001 . Người dân Mỹ
bừng tỉnh vì hiểm họa từ nay, hiểu được khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố
dài lâu.
20 năm sống trên đất Mỹ, an phận người bỏ nước ra đi vì bị khủng bố triền miên, tôi thành công dân Mỹ. Nhìn 2 tòa cao ốc ở New York sụp đổ ngay sáng hôm đó, thật nhức nhối trong tim, căng thẳng tinh thần, vì con tôi làm việc tại tòa nhà cao vút gần World Trade Center, còn gọi là Twin Tower.
Con tôi đã thoát nạn. Hai tháng trôi qua, hàng ngày, tin tức quan trọng vẫn là chuyện khủng bố. New York những ngày này không có tin vui. Tôi thấy con tôi đã thay đổi nhiều về sinh hoạt cũng như suy nghĩ, như người dân New York kinh hoàng sau vụ khủng bố nhưng vẫn bình tĩnh và lạc quan. Xin ghi lại vài câu trả lời của con tôi khi nói chuyện qua phôn :
"Con dùng xe đạp đi lại trong khu Manhattan, bỏ com-lê, cà vạt trong túi xách, đạp tới phòng tập thể dục, cà phê, ăn sáng rồi tới sở làm mới "đóng bộ", vào văn phòng . "Kinh tế xuống, thất nghiệp nhiều, nhưng ba má yên tâm, đừng lo về con . Con là ...dân "bi-di-net " New York mà..." . "Con rất bận, bạn bè mất vài đứa, con không có bạn Việt Nam, chỉ biết mỗi chị Liên, làm ở tầng 25. Chị chạy thóat ra ngoài trong khi lính cứu hỏa và cảnh sát xông vào, chết gần hết, thương qúa má ơi !". "Con phải bò trên đường, trong đám bụi mù mịt, lôi được người đàn bà và một ông mập vào biu-đinh trước mặt..." . "Con đã đi hiến máu". "Con phải sang New Jersey, an ủi mẹ đứa bạn con đã chết". "Con đi dọn dẹp cuối tuần, giúp mấy hãng bạn". "New York ,Mahattan sau hai tuần, có mùi thối xác chết chưa bới ra". "Bây giờ còn mùi khét ". "Căm giận bọn khủng bố lắm, ba ơi !"
Tôi vẫn đi làm trong hãng, mừng vì con sốâng ở New York được bình an , mừng vì sắp tới ngày kỷ niệm 20 năm tròn làm việc từ khi sang Mỹ. Thường lệ buổi sáng vào hãng, nhấp ly cà phê, đọc báo trên Net rồi mới họp hành, làm việc.
Đọc được đoạn viết của ông Vi Anh: "Hiểu CS Hànội qua từng ngày bị khủng bố bằng liệng lựu đạn, đặt mìn trên lộ, từng đêm pháo kích vô thành, từng tháng năm lê thê đói lạnh và vô vọng trong trại tù cải tạo nơi rừng thiêng nước độc và trên quê hương bị cưỡng mất của mình, người Việt với kinh nghiệm thương đau......" khiến tôi hồi tưởng lại quá khứ "từng ngày bị khủng bố.....tháng năm lê thê đói lạnh ...", ghê rợn hơn bom đạn, thê thảm hơn chiến tranh, bắt đầu từ miền Bắc, bắt đầu bằng Sổ hộ khẩu và Tem phiếu lương thực, rồi chính sách, chỉ thị cộng sản, gọn lại thành chữ "Cấm". Đảng cấm bán thịt, cấm bún, phở, cấm cà phê, cấm bánh làm bằng gạo ... Cấm 5 năm, 10 năm"


Không phải, cấm tới gần 30 năm! Dân bị bần cùng, đói gục xuống, rét teo người , số phận mấy chục triệu người dân Bắc từ năm 1955 tới 1985.
Đời tôi đã trải qua những ngày tháng lê thê đói rách, tủi hờn, vô vọng bởi khủng bố, đàn áp của chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bị khủng bố nhiều rồi thì không sợ nữa.
Nghe mãi tin khủng bố ở Mỹ cũng mệt, ngày cuối tuần nghỉ ngơi... Tôi chợt nhớ bà Ba bán bún năm xưa ở Việt Nam. Bà đã vượt biển tìm được Tự Do, không biết bà ở nơi nào trên đất Mỹ nhưng chắc bà vui kiếp ly hương chứ không còn buồn như tôi .

BÀ BA BÁN BÚN
Bà Ba buồn bã bế bé Bưởi bủng beo, bi bô, biết bò. Bà bẽ bàng bởi bà bị bắt ba bốn bận, bố bé Bưởi bội bạc, bỏ bà, biền biệt, bà bị bịnh ...bón .
Bà Ba bán bún, bọn "bọ"(cán bộ) bảo bà bán bún bò. Bà bất bình, bà bảo bà bán bún bung. Ba bà bạn buôn, bán bún bị bắt. Bà Ba buồn bực bèn bỏ bán bún, bán bánh bèo.
Bánh bèo bằng bột, bọn "bẩm báo" biết bà bán bánh bèo, báo bà ...bốc bột! Bà bừng bừng bực bội, bóp bét bánh bèo, bôi bê bết "Biên bản bắt bán bánh bèo"
Bộ (công an) bắt bà Ba, bảo bà bán bánh bằng bột, bừa bãi, bướng bỉnh. Bọn bồ bịch
"bác Bình bên Bộ" biết bà Ba bầu bĩnh, béo bở, bô bô bảo bà: "Biếu bác Bình bốn bách", bác Bình bãi bỏ "Biên bản bán bánh bèo".
Bà Ba bóp bụng, biếu "ba bách". Bà biết bà bị bắt bí, bởi bánh bèo bà bằng bột ...bo bo . "Bầy bịp bợm, bọn bưng bô, bết bát, bê bối, bèo bọt, bắt bừa bãi ...!"

Bộ ban bố: "Bắt bún, bắt bánh bằng bột". Bọn "bọ" bắt bà Biên, bà Bích, bà Bạch bán bánh bao. Ba bà bàn bạc, bỏ bán bún, bán bánh bao, buôn ....bắp !
_ Buôn bắp bấp bênh, "bị bắt bỏ bu ! ", bà Ba bảo bạn bè.

Bà Ba bèn bồng bé Bưởi bi bô, buôn ...bầu bí. Bầu bí buôn ba bán bảy !
Bập bùng, bì bõm bến bãi, bờ bụi, bà Ba bứt bí, bứt bầu, bó bầu, bó bí bự bỏ bị, bán
buôn bớt bận bịu ! Bạn bè bốc: "bà Ba Bị bán bầu bí ...bộn bạc!"

Bà Ba buồn bời bợi bởi bố bé Bưởi bội bạc bỏ bà, bởi bịnh bón. Bà bực bội, bất bình bởi bọn "bọ" bám bà, bức bách bà, bòn bóc bà bởi bà biết buôn bán. Bà bỏ Bất Bạt (Sơn Tây), Bắc bộ, bỏ bán bầu bí, bế bé Bưởi bụ bẫm, bôn ba, bao bọc bởi bác Bàng Bến Bính (Hải Phòng), bung buồm bám biển, bị bão, bồng bềnh... Ba` Ba bế bổng bé Bưởi, bíu bác Bàng biết bơi.., bơi bì bạch biển Bắc bão bùng ...


Bóng bẩy, bảnh bao, bà Ba bước bên bờ biển Boston biêng biếc, bàng bạc. Bé Bưởi
bắt bóng balloon bay bướm, bước bên bà, bé bảo: "Bờ biển Boston blue...beautiful !"
Bà Ba bưng bát bún bò, bà bảo: "Bún bò Boston bát bự bằng bún bò Bolsa ...!". Bánh
bao Bolsa...bôi bơ béo bổ, bánh bao Boston bềnh bệch, bột ...bở !
Bé Bưởi bửa bánh bao, bỗng bảo bồi bàn : "Ba bát bún bò ....!". "Bún bò Boston, bát bự, "ba bucks", beautiful....beautiful...!"

tudo - 11/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,802,351
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Nhạc sĩ Cung Tiến