Hôm nay,  

Đi Một Ngày Đàng…

18/12/200100:00:00(Xem: 188172)
Người viết: Sapy Nguyễn Viết Tân
Bài tham dự số: 02-423-vb31218

Tác giả Nguyễn Viết Tân đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị. Ông đã được trao tặng Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ đợt II năm 2000. Ông Tân hiện cư trú tại Costa Mesa, Nam Cali. Công việc: làm lanscaping cho các xa lộ tại Nam-Bắc Cali. Lần này, ông Tân tiếp tục loạt bài du ký hậu khủng bố 9-11.

Lời đầu: Trong bài viết về thời kỳ Hậu Khủng Bố này, tôi xin kể cho các bạn nghe về những nơi vui chơi giải trí, xem khủng bố nó ép- phê vào cuộc sống dân chúng ra sao. Cũng nhân đây tôi xin sơ lược về cách làm thế nào để xin qua Mỹ thăm thân nhân được dễ dàng. Nếu ai cần mẫu thư mời, xin email cho tôi : diemtan @hotmail.com

Tôi có một người cha nuôi, ông chuyên nghề đúc chân vịt và piston máy đuôi tôm ở gần chợ Long Xuyên. Người con gái út của ông lấy thằng Đức, gốc ở Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Vợ chồng Đức bây giờ trở về quê cũ mở lò đúc và tiện đủ mọi loại Piston, công việc làm ăn coi cũng khá khẳm.
Hôm tôi về thăm nhà, mấy đứa em ruột lẫn em đỡ đầu đều tỏ ý thích được qua thăm Mỹ một chuyến, vì vậy tôi bèn làm mấy lá thư mời gửi về, làm cách này tôi không tốn tiền qua các dịch vụ bảo lãnh. Ấy thế mà mấy đứa em ruột bị Tòa Đại Sứ Mỹ bác đơn hết, chỉ có thằng Đức được qua, dù rằng vợ nó cũng không cùng họ với tôi.
Trên đường từ phi trường Los Angeles về nhà, nó kể cho tôi nghe rằng nó không ngờ được đi:
- Anh gởi thư mời cùng giấy chứng nhận của nhà băng về, thì em đóng bốn chục để xin phỏng vấn cấp Visa vào Mỹ. Lần đầu, nó hỏi gì đâu đâu không hà, rồi nó bác đơn, có lẽ thằng cha Mỹ thấy em đẹp trai hơn nó. Thất vọng ra về thì mấy đứa bạn em nói vì em còn trẻ quá, mới bốn chục tuổi, nếu mà họ cho đi thì tụi nó cùi sứt móng. Tức quá, em lại đóng tiền nữa để xin tái phỏng vấn. Lần này gặp ông Mỹ già khó đăm đăm. Ổng hỏi em qua Mỹ thăm ai, em nói thăm anh vợ và nhân dịp này học hỏi thêm về cơ khí. Ổng nói em làm nghề gì mà tính học thêm cơ khí, em trả lời là làm nghề piston và đưa giấy chứng nhận nghề nghiệp ra. Thế là họ cho em đi một năm, giấy này có thể đi nhiều lần trong năm mà không phải vô Toà Đại Sứ xin phép lại. Mấy người bán vé máy bay ngạc nhiên quá, vì người già được con bảo lãnh qua Mỹ nhiều rồi, nhưng trẻ như em, không là cán bộ cũng không vây cánh mà được đi thì lạ quá. Bạn bè nhận được tin, không những tụi nó không chịu cùi sứt móng, mà còn bắt em đãi một chầu nhậu rồi mới cho đi. Ở VN có rất nhiều ổ cò chạy giấy, nhưng họ cũng không biết gì nhiều về thủ tục xin đi thăm nước Mỹ. Nạp tiền cho họ chỉ phí tiền, mà khi vô phỏng vấn, nếu mình lộ ra là đã nhờ cò lo, thì trăm phần trăm là bị bác liền. Khi vô để interview, cũng không cần lên bộ đồ kẻng, chỉ cần sơ mi bỏ trong quần, chân đi giầy cho con người coi lịch sự là được, nhứt là khi nói chuyện phải ngó ngay mặt, chứ ngó lơ chỗ khác, người Mỹ họ cho là mình bất lịch sự hoặc gian dối.

Trong thời buổi này, ai cũng lo sợ khủng bố và job lung lay, mà đi chơi thì kỳ quá, nhưng em mình ở VN qua mà không dẫn đi đó đi đây thì còn kỳ hơn, nên tôi đem nó đi Las Vegas coi đèn điện.
Tới nơi, đã quá nửa đêm, các Casino vắng lặng, dăm ba người khách kéo máy ể oải. Những nhân viên chia bài hết đứng lại ngồi để... ngáp dài. Hotel Ballys tính tiền 100 một ngày, cũng đâu có rẻ, cho dù họ ế chảy ra. Hôm sau, tôi dẫn Đức đi coi show, rất nhiều show bị cancel. Có show ngày chỉ diễn một lần. Nó khen... trắng như đùi ếch lột, nhưng không phê bằng bên VN.


Đèn điện bị tắt bớt nên phố phường buồn thiu, đằng trước Flamingo Casino tối om như nhà ma, ấy vậy mà đây là tối thứ sáu rạng ngày thứ bảy. Nhớ hồi trước đây, khi cuối tuần, người ta dập dìu đầy ngoài phố, còn trong sòng bài, thì chen chân không lọt. Tuy nhiên, Đức cũng lấy làm khoái chí được đi đến nơi này, nhất là khi kéo máy đánh bài, nó mê nhất là tiếng tiền cắc rơi loảng xoảng, và đến sáng nó thắng được vài trăm đô.
Chúng tôi về lại Orange Couty và hôm sau vào thăm Disneyland. Mấy đứa con tôi cười quá, tụi nó nói ba với chú Năm già rồi mà còn vô đó làm chi, đi Magic Moutain mới có lý chứ. Tuy nhiên, đây là nơi nổi tiếng nên chúng tôi vẫn cứ đi.
Từ lúc bắt đầu vô cho đến khi về, hầu như chúng tôi không phải xếp hàng trên mười phút cho mỗi trò chơi. Bình thường là từ nửa tiếng cho đến một giờ đồng hồ mới vào được cửa.

Khi đi chơi và ăn uống ở khu Little Sài gòn, tôi rất ái ngại khi thấy thằng Đức đeo một cái túi dết quàng qua vai, tôi bảo nó coi chừng bị người ta đánh, vì trông giống cán bộ quá. Nó ngơ ngác không hiểu tại sao, vì bây giờ cán bộ đã có tà lọt xách cặp da, còn đeo kiểu này là mốt mới, học theo các siêu sao Nam Triều Tiên. Tôi nói siêu sao đâu không biết, chứ tao cũng sợ đi với mày rồi bị họa lây. Nó đành bỏ sắc- cốt lại nhà mà lòng ấm ức lắm vì đã lỡ bỏ ra cả trăm đô mua ở VN mà không được đeo để lấy le.
Đức có một người anh họ qua Mỹ đã lâu, và có xưởng tiện ở miền bắc Cali, nên tôi đem nó lên đó để học hỏi.
Chúng tôi không thể nào mướn được xe, vì hồi này người ta sợ đi máy bay quá, nhất là sáng nay có một chiếc A 300 lại bị rớt ở New York, nên đành phải lái xe nhà đi Freemont. Thành phố này nằm ở hướng bắc San Jose.
Anh của Đức chừng năm mươi tuổi, trông đẹp trai hơn tôi nhiều, anh vui vẻ đón tiếp, chỉ dẫn kỹ thuật hơn một ngày trời, sau đó quay qua giảng Moral cho thằng Đức:
- Anh nghe nói mày hút thuốc ngày ba gói, uống bia ngày vài chục lon, rồi lại còn chơi thân với giới nghệ sĩ Cải lương phải không"
- Dạ cái đó có.
- Tao có vài lời khuyên cho mày: Về tới VN thì dần dần bớt hút thuốc đi; Rượu bia tuy không giết mày ngay lập tức, nhưng nó rất dễ gây tai nạn khi mày lái xe. Mày mà nằm ngay đơ cán cuốc ra bây giờ thì ai lo tiếp tục công việc và vợ con mày sẽ khổ. Còn chơi với giới nghệ sĩ thì được cái gì" Bất quá khi họ đến nhà mày chơi thì đám đàn bà con nít chen nhau coi mặt, có khi họ còn lấn mày rớt xuống xình. Mà họ đến nhà thì mày phải lo đãi đằng ăn nhậu, rồi công việc thêm bê trễ. Bây giờ mày qua đây chơi, tao xài xể quá thì cũng kỳ, thôi bây giờ mầy cần tao giúp gì, tiền bạc thì tao không giúp, nhưng kiến thức kỹ thuật và máy móc thì tao không tiếc, vì tao luôn luôn quan niệm rằng: Giúp người ta cần câu, tốt hơn là cho con cá.
- Tiền bạc thì em không cần, chỉ xin anh cho đồ nghề và chỉ cách làm sao cho piston em làm ra tốt như đồ ngoại.
- Cái đó để tao.
Tôi trở về nhà mà lòng thoải mái, vì chuyến này đứa em rể qua Mỹ đã được đi khá nhiều nơi như đánh bài ở Las Vegas, coi cầu Golden Gate ở San Francisco, coi tuyết ở Reno và nhất là học hỏi thêm kỹ thuật rất nhiều ở San Jose và Freemont từ anh Bảo và anh Đào.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
18/12/202113:42:51
Khách
buy cialis online https://cialiswithdapoxetine.com/
19/11/202102:08:47
Khách
cialis alternative <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
28/02/202101:41:21
Khách
https://genericviagragog.com non prescription viagra
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,754,034
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Mừng tác giả trở lại trường học và mong ông viết thêm.
Ngày này, tuần tới sẽ là Fathers Day. Nhân dịp này, mời đọc bài viết mới nhất của Cam Li. Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến