Hôm nay,  

Chuyện Tình Lan Và Điệp Suông Sẻ

06/03/200200:00:00(Xem: 203700)
Bài tham dự số: 2-483-vb20304

Nguyễn Hà, ngay gtừ bài viết đầu tiên về Mr. Right của bà, đã
được nhiều bạn đọc quí mến. Bà tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 35
tuổi, cư trú tại Corona, California, học ngành Human Service tại Cal
State Fullerton,làm việc cho Concept 7, Family Support and Treatment
Center. Sau đây là một "tiểu phẩm" duyên dáng của bàø, trích từ
báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Ngọ, bắt đầu bằng lời thưa của người
viết: "chuyện này được kể lại với một kết thúc có hậu để lấy
hên trong dịp đầu năm, không hề có ý chế giểu những tác phẩm có
giá trị lâu đời nói về chuyện tình thương tâm của Lan và Điệp."


"Tôi kể người nghe, chuyện tình Lan và Điệp, một chuyện tình suông
sẻ..."

Lan là một cô gái có gương mặt hiền lành dễ mến, có vẻ rất
nhút nhát và cam chịú. Điệp mặt mày sáng sủa thông minh, bạn bè
thường hay khen chàng giống Vạn Tử Lương, tài tử Hồng Kông.
Đôi lứa đang yêu nhau tha thiết thì kinh tế đauâ thê thảm, hãng
của Điệp đóng cửa, chàng bị thất nghiệp. Vì công danh sự nghiệp,
chàng quyết định chia tay Lan, lên đường đi tiểu bang khác kiếm việc
làm. Buổi chia tay đầy lưu luyến diễn ra tại công viên Một Dặm
Vuông, một làng ở Quận Cam.
Lan lo lắng hỏi:
- Tiền trợ cấp thất nghiệp của anh sắp hết rồi, lấy tiền đâu mà
mướn nhà ở"
- Lan đừng lo, bác Phủ, bạn cũ của cha anh, sẽ cho anh se phòngø.
Anh ngủ trên cái sofa ngoài phòng khách, mỗi tháng chỉ cần trả cho
bác $50 thôi.
- Nếu vậy thì tui lo nổi cho anh. Tiền này là tiền học của tui
đó, mùa này nhờ lấy đủ 12 du nít (unit) nên cũng được kha khá. Tui
đưa hết cho anh nè.
Điệp cảm động, rươm rướm nước mắt: Trời ơi, Lan tốt với anh quá,
biết lấy gì trả ơn Lan đây"
- Hổng sao đâu, người ta đó sẽ là chồng của người ta này mà. Một
năm 12 tháng, mình sống với nhau ít nhất là 30 năm, 360 tháng lương
của người ta đó cũng đủ để trả cho người ta này rồi.
Hai người nhìn nhau mãi, không nỡ rời. Lan lục trong bát pạt
(backpack) lấy ra một lon chíp khoai tây:
- Anh cầm cái này ăn cho đỡù đói. Mỗi lần ăn, anh Điệp nhớ tới
Lan nghe. Anh ăn nhín nhín thôi, để nhớ tới Lan hoài hoài.
Điệp quay lưng đi rồi, Lan còn đặn với theo:
- Nhớ có gặp chuyện gì rắc rối thì phon cho Lan nghe anh Điệp!

Một buổi tối, Lan đang nằm dài coi phim đại gia tộc (tài tử chính
là Vạn Tử Lương) cho đỡ nhớ người yêu thì có phôn. Giọng Điệp ở
đầu dây bên kia thật thảm não:
- Tiêu rồi Lan ơi, chắc là anh phải phụ em rồi.
Lan nhảy dựng:
- Cái gì" Anh nói gì, nói lại tui nghe coi!
- Cách đây mấy tuần, bác Phủ trai mua về mấy thùng bia Budweiser,
bác Phủ gái luộc mấy chục hột vịt lộn, rồi họ rủ anh nhậu quắc
cần câu luôn. Tỉnh giấc, anh thấy mình đang nằm ôm cô Thúy Liễu,
con gái của hai bác. Rồi mấy bữa nay Thúy Liễu ụa mửa tùm lum,
nói là đang mang giọt máu oan nghiệt của anh. Lan ôi, chắc là anh
phải phụ em rồi.
Lan tá hỏa, gương mặt đẹp trai của Vạn Tử Lương bỗng bự chần dần,
méo mó. Nàng định xỉu, nhưng lại thôi, chuyển từ bi qua hùng, nạt
nộ người yêu:
- Im đi ông, phụ cái nổi gì, ham lắm. Ởû đó chờ tui đi! Tui phải
qua gặp con nhỏ Thúy Liễu.

Thúy Liễu đẹp sắc sảo và yểu điệu. Nàng có phong cách biểu diễn


của một vài người đẹp MC trong các băng vi đê ô ca nhạc: miệng
lúc nào cũng cười chúm chím, đôi mắt luôn nhìn người đối diện
đầy yêu thương trìu mến, giọng nói thỏ thẻ, hay lấy hơi lên để
tăng thêm vẻ duyên dáng.
Theo thói quen, Thúy Liểu vừa lấy hơi lên định thỏ thẻ thì bị Lan
chặn ngang:
- Nè, chị Thúy Liễu, khôn hồn thì khai ra ai là cha của đứa bé!
Chắc chắùn không phải là anh Điệp rồi. Ảnh vừa yêu vừa ngán tui,
dù cho có kề dao tận cổ hay dí súng sát màng tang, ảnh cũng hổng
dám làm chuyện ấy, có chục lon Budweiser thì ăn nhằm gì. Chị khai
thiệt đi!
Trước vẻ thịnh nộ của Lan, Thúy Liễu chột dạ nhưng vẫn không quên
phong cách người đẹp MC của mình:
- Theresa Thúy Liễu Trần mến chào Lan. Nói cho cô biết, đứa nhỏ
là của thằng cha Điệp chứ còn của ai nữa. Theresa Thúy Liễu Trần
chỉ biết có anh ấy thôi. Ngu khờ nhà quê như cô thì mất người yêu
là phải rồi.
Lan gằn giọng:
- Tui hổng tin. Chị mà hổng khai thiệt ra, tui sẽ đi su (sue) mấy
người. Mai mốt tui sẽ xách đầu con chị đi thử máu, thử DNA, lúc đó
mấy người phải đền cho tui tới tán gia bại sản, ben rấp xi
(bankruptcy) luôn.
Chột dạ, Thúy Liễu quay vào bàn với ông bà Phủ: Thôi thả cho
thằng Điệp đi cho rồi, cha mẹ ạ. Theresa Thúy Liễu Trần đã chán
cái thằng đẹp trai mà nghèo mạt rệp đó rồi. Gái một con trông
lòi con mắt mà, lo gì. Cha mẹ đừng lo, thế nào Theresa Thúy Liễu
Trần cũng sẽ kiếm được thằng khác vừa đẹp trai lại vừa có chóp
thơm mùi Chanel số năm.


Đám cưới của Lan và Điệp được tổ chức ở một nhà hàng có tên
trong bảng phong thần về tiệc cưới. Lan định mời Thúy Liễu làm MC,
nhưng sợ thực khách bị mắc nghẹn mỗi khi Theresa Thúy Liễu Trần
lấy hơi lên, nên thôi. Ông Tú có chút mặt mũûi trong cộng đồng,
lại có tài nói chuyện trước đám đông, nên kiêm luôn hai chức: ba
cô dâu và MC cho tiệc cưới. Làm hai chức thì cũng phải nói gấp
đôi. Ông Tú nói lời mở đầu xong là đã gần 9 giờ (tối), khách
khứa đói rã ruột. Lan mừng rơn khi thấy khách vì đói quá nên ăn
quýnh quáng, vừa ăn vừa khen nức nở phần ăn hạng nhì từ dưới
đếm lên mà nàng đã đặt sau khi tính toán lời lỗ kỹ càng.

Trên đường về nhà, Lan vừa âu yếm ngả đầu vào vai người tình
tuyệt vời của nàng, vừa lầm nhẩm tính: theo lệ làng, một người
khách nộp $50 cho cô dâu chú rể, mà mỗi phần ăn (tính luôn thuế)
chỉ có $32, vậy thế nào đám cưới của mình và anh Điệp cũng có
chút đỉnh lời. Nhưng lỡ có người khách keo kiết nào không theo
đúng lệ làng thì sao" Lan chỉ mong cho mau đến nhà. Vừa về đến nhà,
sau một nụ hôn dài vô tận, Lan nhờ Điệp: Đếm giùm em đống tiền
và ngân phiếu này, lẹ lên đi anh. Tính toán xong, Lan reo lên,
Khỏe quá, tiền mừng cưới vừa trang trải hết các chi phí mà lại
còn dư được $250 nữa.
Điệp đề nghị: Vậy mình lấy tiền đó đi Las Vegas hưởng tuần trăng
mật nghe em. Hổng được đâu, phải để dành. Rồi Lan bỏ $250 vào
một cái phong bì, ghi rõ tiền để dành đặt cọc mua nhà.
Cất tiền xong, Lan quay qua, bắt gặp ánh mắt nồng nàn của Điệp.
Nàng nép mình vào đôi tay đang dang rộng của người yêu. Hai người
vừa nhảy slow mùi vừa dìu nhau vào căn phòng tân hôn thơm phức,
lung linh.

Nguyễn Hà
1/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,497,054
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Mừng tác giả trở lại trường học và mong ông viết thêm.
Ngày này, tuần tới sẽ là Fathers Day. Nhân dịp này, mời đọc bài viết mới nhất của Cam Li. Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến