Hôm nay,  

Một Bài Văn Khó Quên

26/03/200200:00:00(Xem: 164411)
Người viết: Thi Thiên
Bài tham dự số: 2-492-vb50314
thithien448Tác giả tên thật là Phạm Nguyên Thu Thảo, 26 tuổi, cư trú tại Tacoma, WA. Cô tốt nghiệp cử nhân tại Washington State University, nghề nghiệp hiện tại là Human Resources Specialist. Và đây là bài viết đầu tay của cô: đơn giản, hiền hoà, làm xúc động người đọc. Mong Thi Thiên sẽ tiếp tục viết thêm, đặc biệt về những kinh nghiệm trong ngành mà cô đang phục vụ.

Cô giáo cho đề bài về nhà, "Hãy viết về một sự kiện khó quên của mình, có thể là một câu chuyện vui, hay là một sự kiện buồn mà tác động đến mình, làm cho mình nhớ hoài." Bài viết không quá ba trang. Tôi cầm đề bài suy nghĩ, không biết phải viết gì, chuyện khó quên thì nhiều lắm, nhưng toàn là chuyện vụn vặt, chuyện hề, chuyện tếu vu vơ, viết không đủ nên câu thì làm sao có thể viết thành bài văn. Sau một thoáng suy nghĩ, tôi chợt nhớ lại một câu chuyện xa xưa lúc tôi còn bé, khoảng mười mấy năm về trước. Tôi bắt đầu viết:
NGÀY GẶP BA TÔI
Chuyện đã xảy ra lâu rồi, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ hoài. Chuyện không phải là một lần trốn học, "Mẹ chưa đánh roi nào đã khóc", cũng không phải có lần ngồi trong cửa lớp, cắn bút tập làm thơ… mơ về một viễn cảnh xa xôi, mà chính là một lần đầu tiên tôi gặp ba tôi, kể từ khi tôi chào đời.
Vào năm 1975, Cộng Sản chiếm Việt Nam. Năm tôi ra đời là năm mất nước, ba tôi đi tù cải tạo bởi vì ông là một nhân viên tình báo trong thời Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hề biết mặt ba của tôi. Tôi lớn lên trong vòng tay mẹ thiếu bóng ba. Có những đêm tôi nằm hỏi mẹ,
"Mẹ ơi, ba đâu""
Mẹ tôi xoa đầu tôi rồi nói, "Vài năm nữa ba con về."
Sau thời gian chờ đợi lâu quá. Tôi đợi hoài chẳng thấy ba tôi đâu… Mẹ tôi đêm sớm phải lo kế sinh nhai cho chị em tôi. Ngày đến trường, tôi chỉ một mình đến lớp, tôi không được sự may mắn như bao người khác, đến trường được mẹ nắm tay từng bước. Có lúc tôi bị bạn bè ăn hiếp nói rằng, "Mày không có ba", tôi vừa tức vừa tủi, nhưng đành vậy thôi. Thỉnh thoảng tôi đem hình ba tôi ra xem. Dáng ổng cao ráo, mặc áo trắng tinh, thắt cà vạt với quần tây màu xanh đen, khuôn mặt đầy đặn. Tôi vẫn hằng mong ngày gặp ba tôi.
Thế rồi một chiều kia, chị em tôi đang chơi trò trốn kiếm, bỗng dưng nghe tiếng la lớn của mẹ tôi,
"Các con ơi! Ba con về, ba con về nè,"
Chị em tôi ùa chạy ra sân, tôi thấy mẹ tôi bước vào ngõ với một người mặc bộ đồ tù bà ba, màu nâu bạc màu. Trên vai có mang một cái túi. Tôi chạy đến nửa đường thì đứng lại, lẩm bẩm,
"Uûa, ông này đâu có giống ông ba mình ở trong hình."
Nhưng không ngăn được tò mò, nên tôi chạy tiếp đến bên mẹ. Tôi hỏi,
"Mẹ, ba đâu""
Mẹ tôi chỉ ông đứng bên cạnh mặc bộ đồ bà ba bạc màu và nói,
"Ba con đấy"
Trong lúc đó chị Hai tôi la lên, "Oh! Ba…ba"
Người chị con của bà co tôi thì ríu rít, "Cậu, cậu"
Nghe vậy tôi đoán chắc ông này là ba tôi rồi, nên cũng gọi, "Ba,Ba"
"Đứa nào đây," Ba tôi hỏi.
Mẹ tôi phải chỉ từng người trong chị em tôi và nói cho ba tôi rõ. Rồi ba tôi dắt tay chị em tôi dẫn vào nhà.
Được tin ba tôi về, bà con lối xóm cũng chạy đến hỏi thăm chuyện trò, căn nhà tôi bỗng dưng nhộn nhịp vui hẳn lên. Tôi nhìn kỹ, thấy khuôn mặt ba tôi hốc hác, xanh xao, nước da thì đen thui, người ốm, bàn tay thì gân guốc. Đợi cho đến lúc bà con hàng xóm về hết. Tôi mạo mụi hỏi,
"Ba ơi, sao ba không giống trong hình"
"Hình nào con,"ba tôi muốn biết rõ.
Tôi đêm hình ra cho ba tôi xem, ba tôi xoa đầu tôi rồi nói,
"Ba về được như vậy là may mắn rồi, bạn của ba có nhiều người chết trong tù cải tạo…tội nghiệp lắm." Hình như ba tôi đang nghẹn lời thương xót cho những người bạn đã chết. Tôi tò mò hỏi thêm,
"Tại sao họ chết"
"Họ thiếu ăn, làm nhiều, nhưng cho ăn thì ít, có những người bị bệnh không có thuốc để uống, có người bị đánh đập tàn nhẫn..dễ chết lắm con ơi!" Ngưng chút xíu rồi ba tôi nói tiếp, "Ngày ba đi, ba nghĩ không biết có được ngày về để gặp lại mẹ và các con không, bữa nay được đoàn tụ, ba thật là mừng".


Tôi muốn hỏi, hỏi nữa, hỏi nhiều về cuộc sống ở tù cải tạo, nhưng mẹ tôi ngăn cản, mẹ tôi nói là để lúc khác.
Lúc đó tôi còn bé đâu có hiểu gì…bây giờ tôi mới hiểu, ngày đoàn tụ gia đình vui vẻ như vậy, à cứ hỏi về cuộc sống của những người Việt Nam Cộng Hòa ở trong tù Việt Cộng (VC) thì làm sao vui nổi. Nghe đến là chỉ chảy nước mắt thôi. Bây giờ ngồi viết lại tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Tôi tự hỏi, tại sao VC ác quá, ở nước Mỹ này, những người homeless vẫn có những chỗ cho ăn uống no nê cơ mà.
Đêm hôm ấy, sau khi bị mẹ tôi không cho tôi hỏi ba nữa, tôi ngoan ngoãn ngồi nghe, gia đình tôi trò chuyện xôn xao. Tôi không nghe tiếng mưa trên mái hiên nhà như mọi đêm, tiếng gió cũng ngưng hun hút lạnh lùng trong đêm khuya, chỉ còn lại tiếng cười cười, nói nói của gia đình tôi. Aùnh trăng sáng vằng vặc xuyên qua khung cửa sổ cũng như muốn hòa nhập với niềm vui của gia đình.
Ba tôi đưa bàn tay gân guốc xanh xao ôm tôi vào lòng, rồi tôi ngủ đi lúc nào không hay biết. Kể từ đó tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương săn sóc của mẹ, sự đùm bọc che chở của ba. Cả hai tình thương của ba và mẹ tôi đều cần… làm sao tôi có thể quên được "Ngày tôi gặp lại ba".
*
Bài văn English của tôi đã hoàn thành. Tôi đem đến chỗ writting lab của nhà trường nhờ bà giáo coi lại văn phạm trước khi nộp bài. Bà giáo này không phải là người dạy tôi, bả làm ở đây thôi. Bà giáo đọc từng câu văn, rồi giúp tôi sửa lại những chỗ sai, có từ tôi dùng không sát nghĩa bà giúp tôi tìm từ thay thế. Bà ta là người Mỹ, bà làm việc rất tâïn tụy.
Sau khi sửa lại cẩn thận rồi, tôi đem bài đi nộp một cách an tâm. Tôi thầm nghĩ, ở Mỹ này, họ tạo điều kiện cho học sinh học rất dễ dàng. Ở nhà trường thì có đầy đủ tiện nghi, phương tiện, nào là computer, sách vở, dụng cụ học hành. Mỗi ngành đều có phòng lab riêng. Mỗi phòng lab đều có người làm việc, họ chỉ dẫn rất tận tình. Ngoài giờ học ở lớp, thì còn có tutor. Nếu người nào có khả năng về ngành nào môn nào, có thể đăng ký làm tutor để kiếm thêm tiền. Tôi cảm thấy thương cho người bạn tôi ở Việt Nam, họ kể rằng ba bốn người nhét vào một cái computer, dụng cụ học thì không đủ…vừa đi vừa nghĩ bâng quơ, tới phòng cô giáo dạy English lúc nào không hay. Nộp bài xong, tôi bận rộn bài vở của những lớp khác, nên không có thì giờ để ý đến bài English.
Giờ English ngày sau, tôi vào lớp, thấy cô giáo ôm một xấp bài đã chấm xong. Trước lúc phát bài, cô giáo đánh giá bài làm một cách tổng quát, rồi ghi thống kê lên bảng. Tôi thầm nghĩ, mình có thể điểm B hay C. Còn A thì không dám mơ tới, English đâu có giỏi mà mơ lấy A. Đến giờ cô giáo đọc bài điểm A cho cả lớp nghe, ai nấy ngồi yên lặng. Không khí trong lớp giống như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Tôi ngồi bàn đầu tiên của dãy ghế đầu tiên, hai tay để lên bàn, mắt nhìn cô giáo như muốn hỏi, "Ai đây", không biết người nào được điểm đây"". Cô giáo cũng đang nhìn thẳng tôi…rồi đi đến gần tôi và nói,
"Thu Thao, em viết bài khá lắm, em được điểm A".
Chao ôi, trống ngực tôi đập thình thịch, có phải thật không" Là bài của tôi.
"Bài tôi có gì hay"" tôi tự hỏi mình.
Cô giáo đọc văn cho cả lớp nghe, nhưng riêng tôi có nghe gì đâu. Tôi hồi hộp muốn cô giáo phát bài ngay.
"Bài của em đây," cô giáo trả bài cho tôi.
Cầm bài văn trên tay, tôi lật ra xem, thấy điểm A đỏ chói ở phía trang cuối bên cạnh những dòng chữ nghiêng rõ nét: “Bài biết sống động. Thu Thao, cô có thể cảm nhận được nỗi niềm của em qua bài viết…”
Giờ học kết thúc, tôi bước ra khỏi lớp mang theo một niền vui khó tả.
Tôi cảm thấy yêu ngôi trường thân thương này, yêu thày cô bạn bè dù họ không cùng màu da, yêu cây thông cao sừng sững bên cổng trường. Như ngày xưa tôi cũng đã từng yêu thương quấn quýt ngôi trường làng thân thuộc, có bạn bè, thầy cô, có cây bàn bóng mát. Tôi yêu đất Mỹ này cũng giống như tôi yêu quê hương Việt Nam, cả hai tôi đều cần như tôi đã cần cả Mẹ lẫn Ba.
Thi Thiên
3/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,700,020
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến