Hôm nay,  

Ở Một Nơi Không Phải Là Nhà

26/03/200200:00:00(Xem: 333491)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài tham dự số: 2-494-vb70316

Ba đi tù, mẹ lần lượt ném từng đứa con ra biển đông. Từng đứa, lần lượt định cư tại Mỹ. Sau nhiều năm làm đủ việc nặng nhọc để học rồi ra trường, tác giả hiện cư trú và làm việc tại San Jose. Trong giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2000-2001, Diệu Hương được trao tặng giải danh dự với bài viết “Chương Cuối Của Cuộc Đời.” Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Cái dáng cao gầy đứng lặng lẽ như trời trồng của Vladimir ở Parking Lot
lãng đãng trong trí tôi cả tuần. Từ khung cửa sổ tầng hai, trong gần mười phút, tôi nhìn thấy người bạn đồng nghiệp, "đồng bệnh tương lân" của mình cúi đầu ủ rũ, cam chịu. Tôi muốn rớt nước mắt, nhưng hiểu là mình không thể giúp gì được cho Vladimir.

Đợt sa thải nhân viên đầu tiên tại công ty tôi làm có tên Vladimir, làm cho rất nhiều người bàng hoàng. Vì Vladimir là một trong những nhân viên MIS - Managerment In formation System - dễ thương nhất, không bao giờ phàn nàn khi chúng tôi gọi bất cứ giờ nào. Ngay cả những hôm chúng tôi đang ở một tiểu bang miền Đông, trong business trip, có trục trặc với Network, hay Laptop, chúng tôi thường gọi Vladimir hơn là gọi những nhân viên khác. Bất cứ giờ nào, có hôm bị dựng dậy giữa năm giờ sáng mùa đông, Vladimir vẫn vui vẻ lái xe đến sở, giúp chúng tôi trở lại network, tìm data mình muốn.

Riêng với tôi, cảm tình tôi dành cho Vladimir, ngoài tình đồng nghiệp, còn có tình cảm dành cho một người cùng cảnh ngộ.

Với cái tên Vladimir, nếu ai đã từng sống ở Việt Nam trong vòng mười năm sau ngày mất nước, đều nhớ tên những ông bà cố vấn người Nga to béo, mập mạp, nằm phơi những thân hình rất thiếu thẩm mỹ ở những bãi biển dành riêng cho các "cố vấn" hay "chuyên gia". Đó là một cái tên rất phổ biến ở Nga, như tên Tuấn của Việt Nam, hay tên John của Mỹ.

Nhưng Vladimir của chúng tôi là một thanh niên rất mảnh khảnh, cao gầy, rất là "qua cầu gió bay". Tôi không phải là một nhân viên MIS, nhưng tôi thân với Vladimir vì chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng, mặc dù Vladimir da trắng, mắt xanh xám, trong khi tôi da vàng, mắt đen nâu. Hình ảnh Vladimir ngày đầu bước chân vào Công Ty, giống hệt hình ảnh của tôi gần mười năm trước, khi giã từ blue clollar jop - công việc tay chân-bước vào white dollar job-công việc trí óc.

Vladimir và tôi cùng đến Mỹ ở tuổi hai mươi hai với hai bàn tay trắng, với một quyết tâm rất cao sau những ngày gian nan cùng cực ở quê nhà. Trong khi tôi đến Mỹ như một thuyền nhân, sau hơn một năm trời qua ba trại tỵ nạn ở Châu Á, Vladimir đến Mỹ bằng một thông hành được cấp trong vòng ba tháng khi Vladimir trúng được từ một cuộc sổ số của sở Di trú Hoa Kỳ.

Cả tôi và ông Howard, một đồng nghiệp người Mỹ của chúng tôi, đều bất ngờ khi được Vladimir kể là mỗi năm sở Di trú Mỹ có một "cuộc xổ số" đặc biệt, giải thưởng không phải bằng tiền, mà là bằng những thông hành vào Mỹ. Những người tham dự xổ số thường không có mặt, và chưa bao giờ có mặt, ở Mỹ. Họ chỉ phải điền đơn qua Internet, hay bằng những mẫu đơn in sẵn. Sau khi điền đơn, phải chờ một thời gian để Sở Di trú-INS xác nhận về giá trị thật của ứng viên như bằng cấp, trình độ, khả năng về khoa học kỹ thuật. Ứng viên sẽ được gởi thư phúc đáp, cho biết họ được chính thức tham dự cuộc xổ số, và ngày, giờ, địa điểm sổ số. Dĩ nhiên hầu hết ứng viên không có mặt ở cuộc sổ số, vì cho đến lúc đó, họ vẫn không thể vào nước Mỹ, nhưng sẽ có một đại diện của họ (thân nhân, bạn bè) có mặt. Ngay sau khi có kế quả, người đại diện của ứng viên sẽ bổ túc ngay lập tức toàn bộ giấy tờ cá nhân của người trúng số. Trong vòng ba tháng, người trúng số sẽ nhận được một thông hành vào Mỹ, và sẽ được hưởng quy chế thường trú nhân ngay khi đến Mỹ. Muốn được trở thành một ứng viên của sở di trú, thường là ứng viên phải có trình độ Đại học trở lên về ngành Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là Toán, và Computer Science.

Vladimir của chúng tôi đã vào Mỹ như vậy, rất là may mắn, và rất là tình cờ. Một người anh họ của Vladimir, dĩ nhiên là một người Mỹ gốc Nga, đã lo giúp đỡ mọi điều kiện để Vladimir được vào Mỹ, chấm dứt những ngày vác mảnh bằng Kỹ sư điện lang thang từ nơi này đến nơi khác ở Nga xin việc, nhưng đến đâu cũng chỉ được trả lời "cứ chờ, khi có cơ hội chúng tôi sẽ liên lạc".

Khác với những người đến Mỹ bằng quy chế tỵ nạn, Vladimir không có được một sự trợ giúp nào của chính phủ. "You are on your own from the beginning". Sau này, khi đã thân nhau, có dịp chia sẻ về "cái thủa ban đầu…gian nan ấy", Vladimir vẫn "phân bì" với tôi:

"Ít nhất, dù không lãnh welfare, không lãnh food stamps, bạn vẫn có được $600 giúp đỡ cho người mới đến từ chính phủ, tôi không có gì hết!"

Tôi cười, "phản công" ngay:

"Bạn đến Mỹ vớ trình độ Kỹ sư điện, tôi đến Mỹ với kiến thức lớp mười hai của xã hội Chủ nghĩa, tôi nghĩ chính phủ phải giúp tôi nhiều nữa kia."

Tuy "đốp chát" như vậy, nhưng tôi và Vladimir rất thân nhau, mặc dù Vladimir chỉ đáng tuổi em út của tôi, và kiểu "enjoy" đời sống Mỹ của người Mỹ gốc Nga này rất khác với kiểu sống "old fashion" rất bảo thủ của tôi.

Hồi mới đến Mỹ, người anh họ tử tế "cưu mang" Vladimir trong vòng 6 tháng, đủ thời gian để Vladimir nâng cao trình độ Anh ngữ, và học thêm bốn lớp về Management Information System để bước vào thị trường công việc của "thung lũng điện tử" tên gọi không chính thức của vùng South Bay, miền bắc California, lúc đó rất thiếu người làm về MIS.

Vladimir không thể tiếp tục ngành Điện của mình vì trình độ Đại học của Nga thấp hơn Mỹ nhiều, và không một Công Ty nào chịu mướn một người có bằng Đại học, nhưng không có một tí kinh nghiệm nào về chuyên môn. Sau lần lấy equivalent test thất bại, với điểm rất thấp, Vladimir quyết định bước vào đời sống Mỹ bằng ngành MIS. Dĩ nhiên, MIS dễ hơn nhiều so với Điện, nên Vladimir không hề gặp trở ngại trong việc lấy bằng tương đương về MIS.

Hình như mọi người đều nhận ra rằng trong mỗi Công ty, những nhân viên người Mỹ gốc ngoại quốc làm việc cần cù, siêng năng hơn những người Mỹ bản xứ. Hình như "con nuôi" chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ bằng "con ruột". Hình như mọi người Mỹ di dân đều làm việc cần cù, vì dù ít hay nhiều, họ đều trải qua những ngày tháng gian nan ở ngay trên quê hương chôn nhau cắt rốn của họ.

Giữa cái thiểu số bảy phần trăm trong Công ty, tôi và Vladimir là hai nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao nhất, cần cù, và siêng năng hơn hẳn cô Uma từ Ấn độ, bà Maria từ Phi Luật Tân, bà Nancy từ Đài Loan, ông Patrick từ Ba Lan, ông Mark từ Pháp, cô Meredith từ Na Uy….

Có lẽ vì cả Vladimir và tôi đều đến Mỹ từ một nước Cộng Sản. Mặc dù khi Vladimir đang ở năm thứ hai của một trường đại học lớn ở Moscow thì tượng Lenin đã bị kéo sập đánh dấu cho chủ nghĩa Cộng Sản cáo chung ở Nga, và ở trên quả đất, trừ Tàu, Cuba, Bắc Hàn, và Việt Nam!

Cái nghèo khổ, thiếu thốn của xã hội chủ nghĩa để lại một dấu ấn không nhỏ trong ký ức chúng tôi. Cứ mỗi tháng có Birthday Cakes với đủ mọi loại bánh để chúc mừng sinh nhật cho tất cả nhân viên có ngày sinh trong tháng, Conference Room có đầy bánh với đủ mọi loại từ bánh trái cây, bánh Ice Cream, bánh cheese, bánh chocolate, bánh Dâu, bánh Chanh, bánh Vanilla… Sau khi những "Birthday Boys"/ "Birthday Girls" thổi nến và cắt bánh, tất cả mọi người lần lượt nếm thử bánh, và quẳng vào thùng rác không nương tay những mẩu bánh khá lớn mà họ không thích, hay không dám ăn vì sợ lên cân!

Từ một góc phòng, tôi vẫn lặng lẽ quan sát, và bao giờ cũng vậy, những người Mỹ gốc ngoại quốc không hề ném bánh vào thùng rác. Họ để dành trong tủ lạnh, hay mang về cho ai đó ở nhà. Hình như đời sống vật chất thấp hơn ở các nước khác đã làm cho công dân của họ trân trọng thực phẩm hơn, mặc dù đó là loại thực phẩm mình không thích ăn.

Tôi thân với Vladimir hơn những người bạn di dân khác, khi tình cờ một lần tôi nhìn thấy ánh mắt xanh xám của Vladimir buồn như muốn khóc, khi thấy cô Denise người Mỹ bản xứ quẳng vào thùng rác gần nửa cái bánh kem, chỉ vì tủ lạnh không còn chỗ trống! Cũng như tôi đang nhớ đến rất nhiều người Việt Nam thiếu chất ngọt, một thỏi đường đen đối với họ chắc hẳn là ngon lành hơn những viên Chocolate MM đủ màu ngọt lịm có đậu phụng béo ngây ở bên trong đối với mỗi người Mỹ nghèo khó ở tận đáy xã hội; hẳn là Vladimir đang nhớ lại những người Nga tóc vàng, mắt xanh ốm đói ở Nga, nhiều khi vài tháng không được ăn một miếng bánh ngọt.

Tinh thần của chúng tôi càng tăng cao khi xảy ra chuyện bà Barbara quên mang chìa khóa khi đi từ khu vực này qua khu vực khác, bà tự nhốt mình trong "atrium", một khu rộng có trần bằng kính, có đầy đủ cây, hoa được chăm sóc cẩn thận, giúp chúng tôi giảm được stress khi làm việc. Chỉ có hai tiếng phả ngồi một mình trong atrium, có cả băng đá rất là thơ mộng, rất là "ghế đá công viên", bà Barbara phải gặp chuyên viên tâm lý, và được nghỉ ba ngày có lương để "hồi phục tinh thần".

Và từ đó, cả công ty mới biết Vladimir, giống hệt như trường hợp bà Barbara, trong một ngày nghỉ, vào sở làm việc, khi đi từ building này qua building khác, quên mang theo chìa khoá, đã bị lock trong Atrium gần trọn một ngày trong một Chủ Nhật khác, mà không hề kêu ca. Trái lại, Vladimir leo lên ghế đá ngủ một giấc ngon lành trong Atrium, và không hé môi phàn nàn!

Gần hai mươi năm sống dưới chế độ Cộng sản, chuyện bị lock là "chuyện thường ngày ở những nước Cộng sản", rất là "chuyện không có gì mà làm ầm ỹ" nên người bạn Mỹ gốc Nga của chúng tôi không bị hoảng loạn tinh thần, không phải đi gặp bác sĩ tâm lý như một đồng nghiệp bản xứ.

Cả công ty ngạc nhiên về "kỳ tích" ngủ bình yên cả ngày trên "ghế đá công viên" trong Atrium ở sở của Vladimir. Họ ngạc nhiên, nhưng tôi thì hiểu rất rõ thái độ bình thản, an nhiên của Vladimir. Bởi vì những người Mỹ bản xứ chỉ biết tự do, và không hề biết đến chuyện bị đàn áp, chuyện có thể bị tống vào trại cải tạo bất cứ lúc nào ở những nước Cộng sản.

Một lần khác, chuyện cậu bé Elian người Cuba bị gởi trả về với cha đảng viên Cộng sản ở một trong những nước độc tài hiếm hoi còn lại trên quả địa cầu, làm cả tôi lẫn Vladimir chùng lòng vì thương cho một tâm hồn ngây thơ bị trả về "một nơi không thể nào tưởng tượng nổi" dưới con mắt của những người Mỹ bình thường chỉ biết đến tự do, và một đời sống văn minh, no ấm.

Giống như nhiều người di dân có tấm lòng, có trách nhiệm khác, Vladimir đã gởi về quê nhà hơn mười phần trăm tiền lương của mình để nuôi những thân nhân còn ở Nga, mặc dù đã có tự do vẫn rất chật vật trong thời gian hậu cộng sản. Cũng giống như ông Patrick không bao giờ dám đi ăn trưa ở ngoài, để dành mỗi tháng $100 cho thân nhân ở Ba Lan. Cũng giống như cô Uma chuyên mua quần áo ở Wall Mart để dành tiền cho thân nhân ở nước Ấn độ dân rất nhiều nhì, và cũng nghèo nhất nhì trên thế giới. Cũng giống như bà Maria luôn luôn có một cái ví đựng coupons khi đi chợ để dè xẻn từng đồng cho cha mẹ ở nước Phi Luật Tân đời sống hãy còn thấp. Và cũng giống như tôi, chỉ dám shopping ở Macy's khi có đợt onsale, chỉ dám đi du lịch khi có đợt bán vé máy bay rẻ đến nửa giá qua Internet, để dành tiền cho những thân nhân, đồng bào kém may mắn ở quê nhà… Bởi thế thỉnh thoảng nhiều người Mỹ đồng nghiệp vẫn xì xầm sau lưng chúng tôi "they have no life". Thật ra, mỗi người đều có đời sống, nhưng đời sống của con nhà giàu khác xa với đời sống con nhà nghèo!

Còn nhớ một nhà văn lớn của Việt Nam. Tôi không nhớ rõ là Mai Thảo, Duyên Anh, hay Nguyễn Đình Toàn đã viết "Cái nghèo đi đôi với cái buồn. Cái buồn đi đôi với âm thầm lủi thủi" Nếu được phép, tôi xin bổ túc thêm "Cái âm thầm, lủi thủi đi đôi với cái thua thiệt!" Những người Mỹ gốc ngoại quốc thường bị thua thiệt, bởi rất nhiều lý do. Một trong những lý do đó là họ nói tiếng Mỹ với accent của tiếng mẹ đẻ. Và họ thường làm việc chăm chỉ, cần cù hơn, mà vẫn lãnh lương ít hơn so với những đồng nghiệp Mỹ cùng trình độ, cùng kinh nghiệm. Còn hơn thế nữa, khi kỹ nghệ điện toán đang ở vào thời điểm hưng thịnh nhất, cả ngàn kỹ sư tốt nghiệp "the top 3%" của những học viên kỹ thuật từ Ấn Độ, được cấp Visa H1 qua làm việc ở Mỹ với mức lương đôi lúc chỉ bằng 50% những kỹ sư bản xứ cùng trình độ, nhưng đó là một hạnh phúc lớn nhất của đời họ, giúp họ thoát khỏi đời sống đói nghèo ở quê hương, giúp cả dòng họ hãnh diện. Vladimir cũng không thoát được thông lệ đó. Tiếng Mỹ đầy accent Nga là một trong những trở ngại trên con đường sự nghiệp của Vladimir, nhưng người bạn trẻ gốc Nga của tôi vẫn rất là hạnh phúc.

Tôi vẫn trực tiếp khích lệ Vladimir:

- Bạn biết không" Tiếng Mỹ là ngôn ngữ thứ hai của bạn, nhưng là ngôn ngữ thứ ba của tôi. Dĩ nhiên, tôi phải vất vả hơn bạn nhiều. Nhưng tôi đã không đầu hàng. Bạn lại có lợi thế hơn tôi, là hình dáng bên ngoài của bạn không khác biệt nhiều so với người bản xứ. Tôi tin chắc là bằng một sự cố gắng kiên trì, trong một thời gian ngắn, sẽ không ai biết ngôn ngữ thứ nhất của bạn là tiếng Nga.

Cái may mắn của cả Vladimir và tôi là chúng tôi được làm trong một Consulting Company với đa số là những ông bà Mỹ tiến sĩ nói tiếng Anh rất chuẩn, và rất lịch sự, rất biết điều, nên chúng tôi nhiều khi quên mất rằng mình đang ở một nơi "không phải là nhà".

Nhưng mà đôi lúc ở "Hotel", nhất là loại Hotel sang trọng thì hơn hẳn "nhà". Bởi thế hầu hết mọi người trên thế giới, dĩ nhiên trừ người Mỹ, đều thích được ở một nơi "không phải là nhà" như chúng tôi.

Năm ngoái, một người Latvia (thuộc Liên Bang Số Viết cũ), còn trong độ tuổi hai mươi, chuyên ăn bám hệ thống public welfare bị bệnh tâm thần, giết cả gia dình, trở thành "one of the most wanter ones on FBI list", trở thành một điều lo nghĩ, và xấu hổ cho Vladimir. Tôi cũng đã từng trải qua tâm trạng này khi một năm nào đó, mấy anh em nhà họ Nguyễn, một cái họ rất phổ biến ở Việt Nam, cướp tiệm Good Guys, làm tôi xấu hổ, và không dám shopping ở tiệm này cả năm sau đó. Do vậy, tôi đem hết khả năng tâm lý rất hạn hẹp của mình an ủi Vladimir, mặc dù hơn cả Vladimir, tôi biết rất rõ "một con sâu làm rầu nồi canh".

Với Vladimir, sau này khi Vladimir lập gia đình có con, thế hệ người Nga thứ hai sẽ không khác biệt với những người Mỹ bản xứ, bởi vì Vladimir thuộc loại Nga Âu, da trắng, mắt xanh, cao lớn. Nhưng với tôi, với cô Uma từ Ấn độ, thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba, hay thế hệ thứ một trăm, vẫn là da vàng, tóc đen, và vẫn thấp hơn người bản xứ ít nhất là nửa cái đầu!

Nhưng tất cả chúng tôi đều cảm ơn đất nước Hoa Kỳ đã vui lòng "nhận rất nhiều con nuôi". Và để được xem như "con ruột", đương nhiên "con nuôi" phải nỗ lực rất nhiều về tất cả mọi mặt: trình độ, kiến thức, tư cách, cách xử sự…

Bây giờ, Vladimir đứng đó, lặng lẽ như trời trồng, giữa Parking Lot, với cái check cuối cùng cầm trên tay, và với cái check bonus thứ hai gồm những ngày nghỉ chưa dùng đến được quy thành tiền, và một tháng lương phụ trội, giúp người bị laid off có đủ sức chịu đựng lao vào một cơ hội mới, biết đâu lại lớn hơn cơ hội họ vừa đánh mất.

Tôi cầu mong Vladimir có đủ nghị lực để đứng dậy đi tiếp, và học được thêm một bài học mới, "một lần vấp ngã là một lần bớt dại". Dù sao, cơ hội ở Mỹ, "ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Santa Clara, CA - tháng 2/02

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,709,009
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến