Hôm nay,  

Sương Mù Lạc Lối

27/03/200200:00:00(Xem: 180555)
Người viết: Trần Tú Anh
Bài tham dự số: 2-498-vb40320

Tác giả Trần Tú Anh đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất sống động. Bài “Tại cái tủ lạnh...” kể về bảo hiểm hoả hoạn của bà được đông đảo bạn đọc yêu thích. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

Mấy hôm nay trời bỗng dưng đổi sắc với sương mù dày đặc buổi sáng sớm và lúc chạng vạng tối.

Mỗi sáng, tôi hết sức cẩn thận lúc đưa con đi học vì biết mình lái xe rất dở, mà đường đi thì hết lên dốc lại xuống đèo. Thằng con trai là"chuyên viên dậy trễ" mà cứ hay hối mẹ: "Mẹ ơi, đi mau lên, trễ rồi". Mỗi lần nghe cháu thúc, tôi đều đáp lại "Không được con ơi, nguy hiểm lắm, mẹ không thấy đường. Có thương mẹ thì làm ơn dậy sớm một chút nghe con." Chiếc xe không phải chạy mà lết, mà bò, cũng may đường thật vắng vẻ, thỉnh thỏang mới thấy vài ba chiếc xe chiếu đèn sáng đi về hướng trường học.

Tuy lái xe đã hơn mười mấy năm rồi nhưng mỗi lần lái xe đi trong sương mù là tôi sợ lắm. Tôi thuộc loại nhát (nhát gan) và nhác (nhác nhớm). Nhớ lúc còn ở Texas, 5 giờ sáng đã phải dậy đi làm.
Nhưng lúc trời đầy sương mù, tôi sợ quá, chi muốn nghỉ ở nhà. Nhưng biết làm sao, nghỉ một ngày là mất một ngày lương, thôi đành bấm bụng mà đi làm.
Vừa lái xe, tôi vừa khấn Trời Phật xin cho đến đuọc chỗ làm bình yên, vì sương mù dày đặc, rất khó thấy xe phía trước.

Một mình lái xe đi trong sương mù đã thấây sợ rồi, nhưng nếu trong xe lại kèm thêm thằng con và hai mẹ con đi lạc trong sương mù thì sẽ ra sao đây"

Tôi còn nhớ đó là một buổi tối chủ nhật, lúc con tôi được 8 tuổi.
Đang lim dim dỗ cho con ngủ, chuông điện thoại bỗng reo vang. Tôi nhắc máy nghe và tiếng ông xã ở đầu dây bên kia vang lên bên tai: ''Xe anh hư rồi, lên đón anh ở đường Yorba Linda.” Tôi quay lại nhìn đồng hồ. Bây giờ đã là 11 giờ 20 phút tối. Lạ thật! Chiếc Toyota nhờ thằng cháu sửa xong chiều nay, trả tiền cho nó rồi, sao lại hư mau vậy kìa" Tôi tính nhẩm từ nhà lên đường Yorba Linda độ khoảng 25 phút, vì đường 71 mới mở rộng thành freeway nên đi rất mau. Thôi đi đón ông về chớ biết sao. Không thể để con ở nhà một mình, tôi bồng cháu ra xe, cho ngồi ở băng sau, ràng nịt dây cẩn thận, đưa thêm mền gối cho cháu ôm, rồi lái xe thẳng đường hướng về phía freeway.

Trời đã khuya, trên đường không có một chiếc xe nào khác ngoài xe của tôi.
Những cột đèn sáng choang hai bên đường khiến tôi cảm thấy rất an tâm khi đi trong đêm tối.
Tôi ra freeway một cách mau chóng. Sướng thật! Đường rộng thênh thang mà chỉ một mình xe tôi đi thong dong.

Đi được khỏang độ 5 phút, những cuộn sương mù gíống như làn mây bắt đầu bay hai bên xe, càng lúc càng nhiều. Thật bất ngờ ngoài dự tính của tôi. Tối hôm nay có sương mù mà tôi không biết.
Đường đi càng lúc càng mờ dần cho đến khi tôi chỉ thấy được một lane duy nhất mà tôi đang đi, nhờ đèn xe chiếu sáng, ngoài ra, trước mặt, sau lưng, hoàn toàn không thấy gì cả.

Tôi bắt đầu run, hai tay ghì chặt tay lái.
Tôi lái xe chậm lại.
Một lúc sau, ngẩng đầu lên, lờ mờ thấy cây cầu ngang trên đầu, tôi sững sờ buột miệng; "Chết rồi! Mẹ lạc rồi!". Tiếng kêu thất thanh của tôi làm thằng con tỉnh giấc, cháu nói, giọng hoảng hốt: "Mẹ đi lạc rồi hả mẹ"''. Tôi đáp: "Ừ, không sao đâu, ngủ đi con". Tôi biết mình đi lạc không xa, từ 71 qua 91, tôi đã đi hướng East về hướng freeway 15, thay vì đi 91 West.

Đáng lẻ lúc gần tới 91 West, tôi phải sang lane nhưng vì tôi không thấy đường nên cứ đi mãi một lane. Làm sao bây giờ" Vấn đề là phải làm sao để thấy đườngđi. Vừa đi, tôi vừa lấy tay lau kiếng phía trong xe nhưng tấm gương vẫn cứ mờ. Đây là lần đầu tiên từ lúc có gia đình, tôi lái xe một mình với thằng con.
Những lần trước, nhiều lúc gia đình đi về khuya, có ông xã bên cạnh, tuy tôi lái xe nhưng ông có thể giúp tôi điều chỉnh máy lạmh, máy nóng, bỏ defrost và các nút khác. . . vì tôi lái xe là lái xe, hai tay tôi ôm chặt tay lái chớ không dám vừa lái xe vừa vặn nút này nút nọ.
Vả lại, khổ quá, chiếc 4 Runner đang lái lại quá mới với tôi, tôi chưa thuộc hết vị trí các nút (Tôi chưa thuộc bài!). Ngoài ra, tôi còn cận thị nữa chớ!Thật lạng quạng quá! Rõ khổ thân tôi! Nhưng không lẽ cứ đi hoài, không được, phải tìm cách quay trở lại. Chung quanh vẫn dày đặc sương mù, tôi lái xe mà cứ ngỡ như mình đang đi về một cõi xa xăm nào đó! Tôi nghĩ thầm "Lớ quớ có chiếc xe nào mà đụng chắc chết quá!"

Sau cùng, tôi quyết định ngừng xe lại giữa freeway, với tay bấm đèn chớp chớp màu vàng rồi bật đèn lên để kiếm nút điều chỉnh cho kiếng khỏi bị mờ.
Lúc xe ngừng, bên tai tôi liên tiếp nghe những tiếng "vụt, vụt", tiếng của những chiếc xe vọt mau đi ngang qua xe tôi.

Vài phút sau, kiếng xe đã lần lần được thấy rõ, tôi thấy trên xa lộ có vài chiếc xe qua lại thưa thớt. Tôi tìm đường quay trở lại. May quá, tôi bị lạc không xa. Thằng con thì im re, chắc đã ngủ rồi.

Quay về, tôi dừng xe bên hông một dealer bán xe, ngồi nghỉ một chút cho. . . tỉnh hồn.

Độ 5 phút sau, tôi bắt đầu mở máy xe. Nhấn mạnh bàn đạp nhưng không hiểu vì sao xe không chạy mà vẫn ở yên một chỗ, dù bánh xe thì quay thật mau. Tôi tắt máy và mở cửa xe bước ra.

Thì ra tôi đã đậu xe vào khoảng đất bùn do trận mưa hồi chiều để lại mà không biết. Bánh xe bên trái đã bị lún bùn nhưng không sâu lắm.
Bước vào ngồi trong xe, tôi cố nhấn ga thật mạnh. May quá, cuối cùng xe đã vọt chạy đem theo một đống bùn bám vào bánh xe mà ngày hôm sau tôi mới thấy được. Hú hồn!

Kim đồng hồ trong xe đã chỉ hơn 12 giờ khuya. Như vậy là tôi đã đi lạc khơang 45 phút. Freeway vắng tanh, thỉnh thoảng có hai ba chiếc xe chạy qua và sương mù đã bớt. Tôi chạy vào đường Yorba Linda, vừa đi vừa nhìn quanh dòm chừng có chiếc xe nào hư dọc dường, nhưng tìm hoài chẳng thấy gì cả, chỉ thấy đường vắng tanh đến dễ sợ.
Lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi cảm xúc, tôi giận ông chồng ham vui, tôi giận tôi sao quá lạng quạng lúc lái xe, và tôi thương thằng con vô cùng.
Tội nghịệp nó! Đáng lẽ giờ này cháu phải được ngủ yên ở nhà, gần 1 giờ khuya rồi mà hai mẹ con cứ long nhong ngoài đuòng thật không giống ai!

Tôi ghé vào tiệm xăng Mobil để nhờ gọi điện thoại cho ông xã.
Mượn được điện thoại rồi cũng như không vì ông xã tôi có điện thoại mà mấy khi chịu mở máy. Đành chịu! Tôi nhất quyết lái xe về nhà, không đi tìm chồng nữa vì thấy đi ban đêm sao mà nguy hiểm quá!

Xe vòng ra freeway, đi được một đoạn, thình lình tôi thấy dưới chân cầu có một chiếc xe đang chớp đèn vàng. Đi chậm lại, nhìn lại hóa ra ông xã đang co ro đứng chờ. . .

Thôi nghe ông xã, lần sau rủi ro xe có hư thì ông nên nhờ xe kéo tới kéo tốt hơn, vì bà xã của ông lái xe ban đêm lạng quạng quá.

Trần Tú Anh

(Theo lời kể của chị bạn cùng xóm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,429,595
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến