Hôm nay,  

Tiếng Mỹ Nước Mỹ

11/04/200200:00:00(Xem: 141086)

Người viết: Trần Thiệt
Bài tham dự số: 2-510-vb40403
Tác giả Trần Thiệt, 58 tuổi, cựu hải quân đại úy. Đến Mỹ năm 75, kỹ sư cơ khí, design engineer cho các đồ án xây dựng lò nguyên tử, sau đó manufacturing engineer cho các hãng sản xuất phi cơ. Đã về hưu. Hiện cư trú tại Santa Ana, Nam Cali.
+
Viết về nước Mỹ thì có thể viết thành hàng trăm quyển sách mà vẫn chưa hết chuyện. Thí dụ như những chuyện về những ngày mới ra trại, những chuyện về việc làm hoặc sinh hoạt hàng ngày, vv… những chuyện này đã có nhiều người viết rồi và chắc chắn là hay hơn tôi viết nhiều. Vì vậy riêng tôi, tôi thích viết lên những nhận xét về một khía cạnh khác…thường. Đó là cách đọc tiếng Mỹ mà tôi đã nhận xét được sau những năm sống trên đất Mỹ. Đây chỉ là những nhận xét mà tôi mong sẽ được góp ý và chỉ giaó thêm.
Tôi còn nhớ vào tháng 7/75, job đầu tiên của tôi sau khi xuất trại Camp Pendleton là công việc interprete/ teacher aid tại một Vocational Center (Trung tâm huấn nghệ) thuộc Los Angeles County. Tôi được may mắn khỏi phải "lao động" là nhờ nhà thờ bảo trợ giới thiệu vào làm và nhận được sau khi họ xét "kinh nghiệm và học vấn" chỉ vỏn vẹn là mình đã có 2 năm ở Đại Học văn khoa Saigon, ban Anh văn, 4 năm ở trường Võ bị quốc gia VN và nửa năm ở trường sĩ quan Hải quân Hoa kỳ (OCS).
Đúng là "mèo mù vớ cá rán" (bà xã Bắc Kỳ của tôi thường bảo tôi như vậy). Hơn nữa vào thời đó "nhân tài" trong đám người Việt tỵ nạn mới đến không nhiều như "lá mùa thu" bây giờ.
Suốt cả tháng đầu tiên, mỗi lần vào các lớp dạy nghề để nghe các instructor giảng bài, ghi chép xong cuối giờ giảng lại cho các học viên người Việt tại trường, nơi mà những ngày tháng cao điểm có thể lên đến 500 người Việt theo học, tôi đều nghe tim mình đập mạnh như bị high blood pressure nặng và tay chân run rẩy như bị bệnh Parkinson mặc dù lúc đó mình chưa già! Thú thật, tôi đã nhiều lần ghi notes không kịp vì các instructor nói nhanh quá làm tôi không hiểu hết. Nhưng rồi mọi việc cũng xong. Các học viên đều mãn khóa với certificate trong tay vì người Việt mình nổi tiếng thông minh mà lại…
Những lúc trên đường lái xe đi làm tôi thường suy nghĩ cách đọc của người Mỹ và thấy có nhiều chữ mà các giáo sư Anh văn ở Việt Nam dạy phát âm đều sai. Nhất là những ai học sách Anh văn dạy phát âm bằng vần Việt ngữ, thay vì phiên âm quốc tế, giờ đây rất khó sửa giọng vì đã thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức.
Thí dụ như mẫu tự "L" ở cuối một vần. Đó là cách phát âm mẫu tự "L" đặc biệt của dân Anglo-Saxon. Nếu ta đưa chữ Bolsa Mall cho bất cứ một người nào trên thế giới như người Ấn Độ, người Việt Nam ở Á Châu cho đến người Nga, người Pháp ở Âu Châu hoặc người Nam Mỹ, người Phi Châu chắc chắn họ sẽ đọc thành "Bônsa Mon" hoặc chữ Little họ sẽ đọc là "littơn". Đó là vì họ đã đọc mẫu tự "l" thành "en-l" chứ không "eo-l"như người Mỹ.

Tương tự những chữ "full" , "School" họ sẽ đọc là "phun-l" "skun-l" từ đó tôi thử dùng "phương pháp" suy luận và phân loại mà tự đặt ra "quy luật" riêng cho tôi: cứ thêm "o" sau các âm "e", "a" như well, alpha đọc thành "weo(l)", "ao(l)pha". Tương tự thêm "u" sau các âm "I" "ô" như bill, toll đọc là "biu(l), "tou(l)". Thế nhưng sau âm "o" âm "u" thì sao" Cũng dễ thôi "o" thêm "o" vẫn là "o", "u" thêm u vẫn là "u". như Lysol đọc thành "laiso(l)" fool đọc thành "fu(l)". Còn một trường hợp nữa như các vần: um, un, đọc gần như "âm" "ân" vậy thì ul đọc thành "âu" (như ultra, multi) nghe cũng có lý lắm chứ" Thêm vào đó tôi thấy chữ golden mà đọc là "gôndần" thì hóa ra "l" và "n" đọc thành "en" hết hay sao" Phải đọc là "goudần" mới đúng.
Lúc còn ở Việt Nam tôi cũng như nhiều người khác cứ đọc eight, date thành "ết", "đết" như được dạy ở trường. Qua đây mới biết phải đọc (gần như) là "ây-t" "đây-t" hoặc nhấn mạnh: "ấy-t", "đấy-t" mới đúng hơn vì trong tiếng Mỹ không có âm "ê" như trong nhóm tiếng Latin và Việt Nam. Còn nhiều cái sai khác nữa. Chẳng trách gì các ông "phó tiến sĩ" và tiến sĩ thuộc "Viện Ngôn Ngữ Hà Nội" (nghe ghê quá) sai nặng. Những chữ tôi vừa nêu trên tuy phiên âm bằng Việt ngữ cho dễ hiểu nhưng đúng hơn họ.
Tôi lại thấy những người phát âm tiếng Mỹ đúng nhất lại là…các ca sĩ hát nhạc Mỹ vì họ có năng khiếu nghe và bắt chước chứ không phải các giáo sư tiến sĩ Anh văn! Tôi đã cố gắng thuộc lời của nhiều bài hát và tôi nhận thấy mình đã học được nhiều qua cách phát âm, ngữ vựng, văn phạm và làm tôi nhớ suốt đời. Dĩ nhiên phải có sự gan lọc. Một cô gái bán bar ít học gọi tên anh bồ Mỹ là "Po" nghe đúng hơn một người có học, biết đánh vần chữ Paul để rồi gọi là "Pôn"!
Tôi còn nhớ cách đây khoảng 2 năm, trên báo chí và tivi có bản tin kể một ông giáo sư đại học người Đài Loan gọi 911 nhưng cảnh sát đã không đến vì dispatcher của sở cảnh sát không hiểu ông ta muốn gì! Người Mỹ khi nói chuyện xong với dân mới đến phải uống aspirin, còn dân mới đến phải dùng dầu nóng xoa bóp hai bàn tay và cánh tay ngay sau khi về nhà!
Đọc lịch sử nước Mỹ và sau những lần lái xe du hành ngàn dặm, tôi thấy người Mỹ ở Boston, nơi được gọi là cái nơi văn hóa của nước Mỹ, và toàn vùng New England có khác biệt về giọng nói, lối sống, ăn mặc và họ có vẻ hình thức, sâu sắc so với dân Los Angeles và miền Tây xuề xòa, phòng khoáng, tương tự như Hà Nội, đất "nghìn năm vạn vật" và miền Bắc VN (trước năm 1954) so với Saigon và miền Nam VN vậy. Còn người dân Houston và cả miền Nam nói "gou deo-n theo-n rait neo" (go downtown right now) tương tự như giọng nói đặc biệt của người vùng Đà Nẵng, Bình Định.
Theo các định luật về ngôn ngữ học, tiếng nói nào "yếu thế" hơn sẽ phải chịu sự biến đổi sau một thời gian từ 500 năm trở lên. Hãy chờ xem. Ngay bây giờ đã có sự "sửa giọng".
Tôi đã lạm bàn khá dài về đề tài không phải chuyên môn của tôi. Mong vị nào không đồng ý hãy bỏ qua cho. Nếu được phép lần sau tôi sẽ chọn đề tài khác. Thuở nhỏ tôi là một thằng bé "không bình thường". Ở tuổi 12, trong khi mấy đứa bạn cùng tuổi mê chơi bắn bi, đánh đáo, đá banh bàn, vvv… tôi lại say mê đọc những sách về nhân chủng học và ngôn ngữ học! Than ôi, tôi đã chọn lầm nghề rồi.
TRẦN THIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,218,460
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến