Hôm nay,  

Bản Án Ba Mươi Năm

01/05/200200:00:00(Xem: 202061)
Người viết: THỤY NHÃ

Bài tham dự số: 2-528-vb80428
Thụy Nhã 22 tuổi, định cư tại Utah, học năm cuối Psychology. Cô là một trong những tác giả đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt: "Mắt Nâu", "Im Đi Bà Ơi", và "Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau"... Sau đây là bài viết mới nhất của cô, cho thấy thêm một cách viết, cách nhìn, cách nghĩ khác thường khi viết về nước Mỹ.


Trong đêm bà thì thầm:

-Ông, tui muốn mua cái nhà!

Vừa nghe bà nói, ông giật bắn người, từ trên giường rớt xuống sàn nhà cái rầm. Ông lồm cồm bò dậy, cố trấn tĩnh:

-Bà muốn mua cái nhà cho con Mimi hả" Được, mai tui ra Kmart mua cho.

Bà gầm:

-Mimi là con nào mà ông đòi mua nhà cho nó" Ông nói gì" Con mèo à. Mèo gì" Mèo rừng, mèo nhà hay mèo hoang" Ông ở dzới nó bao lâu rồi, ông dấu nó ở đâu" Ông muốn tôi phải tự tử ông mới dzừa lòøng hả"

Thấy tình hình Trung Đông căng thẳng, "bom tự sát" săép nổ đến nơi, ông đành tỏ thiện chí hoà bình:

-Dzậy bà muốn mua nhà "bi lớn"" Tui liệu cơm gắp mắm, tui mua cho bà.

Bà ngỏn ngoẻn, quên mất Mimi là con nào, trở về "mục tiêu" pháo kích:

-Mấy ngàn "sìwe fịt" được rồi ông. Tui thấy nhỏ lớn hông quan trọng. Quan trọng là mình có một chỗ riêng với nhau. Có điều cái "lót sai" phải rộng rộng. Tui muốn có cái vườn đủ loại. Phải có cây bưởi. Hồi mình mới quen, ông nhớ chỗ gốc cây bưởi sau vườn hông" Phải có cây chanh. Con gà cục tác lá chanh mà. Phải có vườn ngò gai, rau quế để nấu phở. Còn món "giả cầy" cho ông nữa. Phải có mấy luống giềng, mấy bụi lá mơ. Quên, còn nữa...

Ông nghe nói lại giật bắn người, xém rớt:

-Bà nói cái gì vậy" Mấy ngàn square feet" Cái vườn của bà sắp thành cái rừng đó. Một chỗ riêng cho mình thì chỉ cần bằng gốc cây bưởi ngày xưa là đủ rồi, cần chi cái rừng rậm rạp dzậy cho nó lạnh lẽo"

Bà nhéo bắp vế ông, bàn tay nóng ran:

-Cái ông này, già đầu còn nói bậy. Bây giờ ở Mỹ chứ có còn ở trong trại cải tạo đâu mà rừng dzới cây. Mấy ngàn "sìwe fịt" đây là tui nói cái nhà có máy lạnh, máy nóng, máy mát mát đàng hoàng sao mà lạnh lẽo được.

Nghe tới căn nhà có đủ máy lạnh máy nóng, ông... run:

-Bà suy nghĩ kỹ chưa" Dzợ chồng mình nghèo, ở apartment được rồi, dzừa túi tiền. Có cái nhà làm chi, bà"

Bà thấy ông có mòi "lủi", lồng lộn:

-Có cái nhà làm chi hả" Có cái nhà cho bằng chị bằng em chứ chi" Có cái nhà để ngoi mặt lên nhìn người ta chứ chi" Có cái nhà để có chỗ chui ra chui vô chứ chi" Có cái nhà để khỏi sống chui sống nhủi trong apartment chứ chi"

Sau mỗi chữ chi, tứ chi ông theo phiên nhau bầm tím. Ông cố đấu dịu:

-Mình hông có tiền saving, tiền checking, tiền này tiền kia, lương lại thấp, mua nhà chưa chắc được đâu. Với lại ở apartment tui thấy khỏe re. Ở nhà thuê người ta làm hết cho mình, từ cắt cỏ, làm vườn, cho tới trả luôn tiền nước, tiền rác... Nếu mua được nhà, cái gì mình cũng phải tự lo...

Chưa nói hết câu, ông đã thấy một cẳng chân "voi" gác ngang... cổ và tiếng "voi rống" vang khắp phòng. Bà đang tiến quân như chẻ tre. Ông chỉ còn cách... đầu hàng "vô điều kiện".

***

Sáng hôm sau, vừa bước ra từ văn phòng địa ốc, bà tươi rói:

-Xong xuôi. Mai ông theo tui ra lô đất, lựa một miếng chắc thịt, chắc da, láng lẩy, tui xây nhà cho ông ở.

Ông nói không ra hơi, đưa tay chỉ chỉ vô cái bóp bà đang đeo lủng lẳng.

Bà thông minh, hiểu ngay ý chồng:

-Ông sợ hông đủ tiền down à" Ông hông nghe cậu broker đó nói "No Down, No Money, No Credit" hả" Dzới lại cậu broker biểu mình chọn cái loan fix ba chục năm. Còn ba chục năm lận, sợ gì hông kiếm ra tiền ông"

Ông đau khổ nhìn lên, chỉ tay vào toà building nhà băng cao ngất trời.

Bà nhìn theo tay ông, líu lo:

-Ông sợ tiền lời cao hả" Ông không biết sau khi hai "con chim sắt" lao dzô cái tháp đôi ấy, tiền lời xuống thấp bằng... mặt đường hả"

Bà vừa nói vừa đưa tay kẹp cổ ông chồng nhấn xuống cho vừa tầm mặt đất.

Cuộc chiến kết thúc. Bà, hai trận thắng hai.

*

Hai giờ sáng, màn biểu diễn karaoke bất tận rồi cũng có lúc ngừng. Xong luôn tiệc tân gia, bà mở cửa tiễn người khách sau cùng:

-Thu dzìa nha Thu. Mai mốt Thu tới chơi nhà chị, có muốn ngủ qua đêm nói chị biết trước. Thu biết đó cái nhà mới xây, đâu có giường có nệm gì. Phải chi Thu nói chị biết trước, chị ra RCWilley mua cái giường mấy trăm ngàn, bộ nệm mấy chục ngàn cho Thu nằm. Trước để Thu nằm một đêm cho êm, sau rồi chị trả lại, nhằm nhò gì đâu Thu. Cảm ơn Thu tới chơi, chị xin lỗi đã hông tiếp Thu được chu đáo. Thu thấy hông chị đã từ chối hết sức rồi mà mấy ổng nhất định bắt chị hát cho bằng được. Thu biết hông, hát một lúc mười mấy bài khó lắm chứ hông phải dễ nha em, hên là chị có giọng opera nên chị hát một lúc hai mươi mấy bài ngon lành. Thu biết hông, mấy hôm nay chị còn bị đau nữa đó em. Chị chạy ngang chạy dọc, lo từng đồng từng cắc mới mua được căn nhà. À, căn nhà em thấy sao, bự quá phải hông em. Nhất định là bự rồi. Ừa, bốn phòng ngủ, ba phòng tắm, hai family room, hai kitchen, một living room có wet bar, garage ba xe, sân trước, vườn sau... A,Ø Đau chân hả em" Tội nghiệp chưa, hồi nãy chị thấy em leo lên cái cầu thang, chị thấy thương quá. Cái cầu thang nó xây sao mà cao thế hả em, cứ như cái cầu thang bắc lên trời ấy. Em thấy cái giường trong Master Bedroom thế nào" Thì King Size mà" Nằm lên, thấy êm như thời con gái, sướng lắm em ạ. À mà em có nhìn quanh phòng chị không" Từng tấc thảm chị trải trong phòng đều do những "đì dai nơ" nổi tiếng nhất tạo mẫu đó nha em. Ủa quên, em chưa ngồi lên thử hả. Cái toilet trong rest room ý mà. Cái toilet ấy nó quay được em ạ. Hèn chi nó là siêu cường quốc, đúng là chỉ có nước Mỹ mới chế được ra nó...

Ông ngồi ru rú trong góc cái walking closet, tay cầm chặt tờ bill. Tiếng bà tâm sự với cô Thu nào đó cứ dội vào tai ông như âm thanh từ dàn Hifi nổi. Tội nghiệp cô ta bị bà "oanh tạc" tới tấp, không nói lại được câu nào. Rồi. Cơn oanh tạc có vẻ xong. Chắc cô ta đã được phóng thích. Sẽ đến lượt cô ta nửa đêm dựng cổ ông chồng dậy, mô tả cái nhà mà cô ta muốn mua. Hắn ta -anh chồng xấu số của cái cô Thu ấy- rồi cũng giống như mình thôi... lại thêm một con ruồi sắp sập bẫy.

Biết sẽ có thêm kẻ đồng số phận như mình, ông thấy được an ủi. Cái walking closet ông đang ngồi có vẻ bớt lạnh lẽo. Ông nhớ cái trại tù cải tạo, nhớ manh chiếu rộng chưa đầy ba gang tay. Sống một manh chiếu. Chết một manh chiếu. Ông nằm xuống, vòng hai tay ra sau đầu làm gối. Coi nào, so với chỗ nằm trong nhà tù, cái walking closet này chao ôi là mênh mông. Ông đã ở tù cải tạo gần 10 năm. Mười năm tù không cần một bản án.
Có cái gì đụng
đụng mang tai ông, ngứa ngứa. À, đó là tờ bill ông vẫn nắm trong tay. Ông nắm nó chặt hơn, nó là bản án ba mươi năm. Ba mươi năm còn lại ông sẽ là tù nhân trong một nhà tù có bốn phòng ngủ, ba phòng tắm, hai family room... chưa kể cái toilet quay quay với bà là cai ngục.

THỤY NHÃ

21-04-2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,199,097
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến