Hôm nay,  

Thêm Một Chuyện Tình Lan Và Điệp

14/05/200200:00:00(Xem: 148606)
Người viết: Hoài Bích
Bài tham dự số: 2-542-vb20513
Viết Về Nước Mỹ, trong báo Xuân Việt Báo 2002, có bài “Lan và Điệp, một chuyện tình suông sẻ” do Nguyễn Hà viết. Lần này, lại một “chuyện tình Lan và Điệp khác” nữa, do Hoài Bích, kỹ sư tại một hãng điện tử ở Atlanta, GA. viết thêm. Hoài Bích cũng chính là tác giả bài "Lỡ thầy, lỡ thợ, lỡû culi…" được đăng ở Việt báo đợt II năm thứ I. Sau đây là bài mới của ông, với lời đề:
Thân tặng Ms. Nguyễn Hà.
Thương tặng mối tình Lan và Điệp.
Tôi kể người nghe
chuyện tình Lan và Điệp,
một chuyện tình dang dở…


Lan là một cô gái miền Tây xinh đẹp, hiền lành. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, nề nếp, lại là con út nên Lan sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.
Còn Điệp là một chàng trai miền Đông bướng bỉnh và nhiều tự ái. Lúc còn ở Việt Nam, Lan là cô sinh viên Y khoa đầy mơ mộng.
Còn Điệp là chàng kỹ sư quèn, ngày hai bận đạp xe đi về giữa cơ quan và nhà trọ.
Như bao gia đình H.O. khác, gia đình họ đến Mỹ vào giữa những năm 1990.
Đối với Điệp, cũng như mọi người khác, ra đi là một sự chia tay ngậm ngùi - chia tay bà con, bạn bè, và nhất là "người ấy." Còn Lan, ra đi lại là một sự hội ngộ. Ông bà Tú đã "chọn mặt gởi vàng" cho cô út cưng của ông bà một chàng kỹ sư Việt kiều.Sau khi đến Mỹ khoảng chừng một năm, "người ấy" của Điệp hát bài "cây lớn cây trổ bông; em lớn em theo chồng…" Mang "trái tim vỡ," Điệp vào Đại học. Điệp và Lan quen nhau ở giảng đường Đại học.
Trong giờ học "English literature," Điệp chuyền qua Lan một mẫu giấy nhỏ:
-Lan ơi, anh không hiểu gì hết!
-Lo học đi anh Điệp, sắp đến thi rồi!
-Hết nợ thi, rồi đến nợ thi
Than ôi khổ quá, học làm gì
Những chồng sách nặng khô như đá,
Ruộng gió đồng trăng, anh muốn đi!
(Thơ Xuân Diệu)
-Anh Điệp mơ mộng quá, đi đâu thì cho Lan đi với!
Thế là đến giờ "break time," cả hai cùng dọn dẹp tập vở và… "chuồn thẳng."
Họ đưa nhau lên đỉnh "Stone Mountain" để hưởng không khí mùa xuân mát mẻ của vùng Đông nam nước Mỹ. Đó là mùa xuân năm 1997. Và cũng từ đó họ tranh thủ học cùng lớp, cùng giờ.Theo thời gian, cùng những bài toán khó, những essays, những projects, tình cảm của họ lớn dần.
Còn hai học kỳ nữa thì cả hai cùng tốt nghiệp kỹ sư; Điệp đặt thẳng vấn đề với Lan:-
Lan à, mình quen nhau đã lâu, anh muốn sau khi ra trường, ổn định việc làm, mình xin phép gia đình làm đám cưới.
-Không được đâu anh Điệp ơi. Lan đã cải lời cha mẹ một lần về vấn đề này rồi, Lan không dám đâu.
Để ra trường rồi tính nha anh.Thế rồi không biết vì sợ ra trường phải "tính" hay vì chán học kỹ sư, Lan chuyển qua học dược sĩ. Khi nghe tin Lan được nhận vào trường dược từ một người bạn, Điệp hoàn toàn thất vọng. Điệp cứ nghĩ đối với những chuyện quan trọng như vậy nếu Lan không hỏi ý kiến mình thì ít ra cũng phải cho mình biết trước. Thế mà… Tự ái nổi lên, Điệp bắt đầu suy nghĩ về mối quan hệ mà mình đã đặt vào tất cả kỳ vọng.
Điệp đang chuẩn bị cho cái test cuối cùng ở Đại học thì Lan đến thăm.
Lan nói Lan rất thông cảm với Điệp vì Điệp đã từng là kỹ sư ở Việt Nam mà phải đi học lại.


Lan còn nói Lan rất tự hào về Điệp vì mặc dù lớn tuổi, Điệp đã hoàn thành chương trình kỹ sư trong thời gian ngắn nhất với kết quả rất cao (với GPA = 3.89, Điệp được graduates with the highest honor.) Lan hứa ngày ra trường của Điệp, Lan sẽ chụp hình với Điệp ở Library, ở vườn hoa trước khoa Toán, ở hồ nước Student Center,…
Mùa hè nóng nực năm 2000, Điệp tốt nghiệp kỹ sư. Ngày ra trường, Điệp rất vui vì đã thấy được thành quả làm việc của mình sau bao năm. Còn Lan, lúc đó đang làm "intern" tại một tiểu bang khác, đã lái xe hơn 800 miles về để chung vui cùng Điệp.
Tiếc thay, niềm vui không trọn vẹn. Điệp đã chuẩn bị bao nhiêu là films cho dự định của Lan, nhưng Lan được gia đình gọi về giữa chừng vì một lý do nào đó. Thay vì tự hào với bạn bè về tấm bằng kỹ sư "highest honor" của mình, Điệp lại "bẻ mặt" với bạn bè vì hành động của người yêu và gia đình nàng. Ngày ra trường trở thành một ngày buồn trong chuổi ngày của Điệp.
Càng ngày Điệp càng tỏ ra bực bội, khó chịu với Lan. Còn Lan thì chỉ khóc chứ không giải thích bất cứ điều gì. Thấy nàng sống nhẫn nhục, chịu đựng, Điệp càng thương hơn.
Chàng cố gắng bỏ qua mọi chuyện. Nhưng mọi chuyện lại nằm ngoài tầm tay với của cả Lan và Điệp.
Khi được ông bà Tú mời dự lễ hỏi của một trong những cô con gái của ông bà, Điệp mừng thầm: "chắc có lẻ đây là ánh sáng cuối đường hầm cho mối tình của mình." Chàng đến thật sớm để mong được phụ một tay cho buổi lể.
Một sự thật ngoài sự tưởng tượng của Điệp là chàng được xếp đi khác xe, ngồi khác bàn với Lan. Còn Lan thì không nhìn Điệp một cái trong suốt ngày hôm đó.
Nàng tỏ ra cho mọi người biết rằng nàng không hề quen biết Điệp.
Như giọt nước cuối cùng làm tràn ly, mối quan hệ của họ càng ngày càng căng thẳng.
Trước đây Điệp chìu chuộng, chăm sóc người yêu bao nhiêu thì bây giờ chàng cay cú, khó chịu với nàng bấy nhiêu.
Thực ra tình cảm chàng dành cho Lan không hề suy giảm. Chàng mơ tưởng đến một phép lạ nào đó làm cho gia đình Lan chấp nhận chàng; làm cho Lan xuất hiện bên cạnh chàng trong những parties, cưới hỏi của bạn bè. Lúc đó chàng sẽ tự hào giới thiệu với bạn bè chàng: "This is my girlfriend."
Phép lạ không xuất hiện mà lại xuất hiện một việc không lạ đối với Điệp.
Lan gởi email nói rằng Lan không thể chấp nhận sự đối xử của Điệp nữa; rằng Lan đã có người yêu khác. "Lan ơi vậy là em đã quên rồi câu ước hẹn…….."
"Con đò củ không còn cắm sào trên bến đợi…………."
Điệp ngồi lặng yên trong office của chàng. Người cứ lửng lơ, trống vắng muốn làm gì cũng không được.
Chàng xin boss một ngày vacation. Ra xe, mở máy thì lại nghe giọng của Toni Braxton: Unbreak my heart say you love me again
Undo this hurt you caused
Điệp không đủ can đảm để đi tu; lại càng không đủ can đảm để kết thúc đời mình như trong tiểu thuyết. Qua những đêm trắng, Điệp suy nghĩ về cuộc đời, về "những còn, những mất."
Điệp từng tâm sự với Lan: "Đến Mỹ là anh chấp nhận mất tất cả để làm lại từ đầu.
Bây giờ có em rồi thì anh nghĩ anh đã có tất cả."
Giờ nầy ở tuổi trên 30, không biết chàng có còn đủ năng lượng để làm lại từ đầu không; có còn đủ nhiệt tình cho mình một người tình lý tưởng như Lan không.
Không biết "ra sao ngày sau" nhưng hiện tại Điệp biết rằng không có ai có thể thay thế được hình bóng Lan trong phần đời còn lại của chàng.
Atlanta 5/2002
Hoài Bích
Emai: hoaibich@ yahoo.com.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,825,945
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Bài viết mới của tác giả có kèm theo hình ảnh minh họa trích từ nguồn Chicago Museum.
Tác giả hiện định cư tại Philadelphia. đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết mới của ông là một tự truyện, nhiều hồi tưởng về gia đình, quê hương.
Theo bài viết, đây là tự sự một người con lai Mỹ đen, bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh, được “ghép hộ” để định cư tại Mỹ, và rồi cũng bị cha mẹ nuôi đuổi ra khỏi nhà. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của Minh Nghĩa.
Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài mới lần này là một truyện vui gia đình. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là cư dân Boston, làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners, đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của cô là một tuỳ bút về mùa mưa tuyết tại miền Đông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Bài viết mới của Khôi An kể về Chú Sáu Steve Brown, một người Mỹ viết văn làm thơ bằng Việt ngữ.
Nhạc sĩ Cung Tiến