Hôm nay,  

Tình Già

29/05/200200:00:00(Xem: 153775)
Người viết: Thúy Trúc
Bài tham dự số: 2-554-vb80525
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả Thúy Trúc. Bài viết được chuyển tới bằng eMail, không kèm theo ghi chú tiểu sử. Mong Thuý Trúc,
khi gửi thêm bài mới, sẽ bổ túc dùm.
+
Bước ra khỏi cửa máy bay, còn đang bỡ ngỡ tìm xem bà Thu đứng ở đâu thì bà Mai thấy một người đàn ông gầy và cao tay cầm bó hoa hồng đỏ thắm tiến đến bên bà. Ông này tự giới thiệu là Phong, em trai của bà Thu, được ủy nhiệm đi đón giùm bà Mai vì bà Thu còn ở nhà để tiếp các bạn khác. Tay cầm bó hoa mà bà thấy e thẹn vì chưa bao giờ bà ở trong cảnh này cả.
Khi ra đến bãi đậu xe, ông Phong lại mở cửa xe cho bà lên rồi mới vòng sang phía tay lái. Điều này bà chưa bao gìờ thấy ở ông chồng của bà từ khi hai người còn sống chung với nhau.
Sự ân cần niềm nở của ông D làm những mỏi mệt qua chuyến bay dài tan biến mất.
Bà bắt đầu hỏi chuyện ông D.
À thì ra đây la người em trai út của bà Thu.
Khi hai bà là bạn thân ở lớp đệ nhất thì cậu em này chắc còn học mẫu giáo.
Thời gian trôi qua nhanh thật, bây giờ thì cả bà và bà Thu ai cũng có cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Ông Phong thì nói là hoàn cảnh của ông đang cô đơn vì vợ ông vừa mất mới ba năm nay. Hiện ông sống một mình, cơm hàng cháo chợ.
Nghe ông nói thì bà Mai cũng tâm sự về hoàn cảnh của bà hiện nay:
Sau khi học xong lớp đệ nhất, cha mẹ bà muốn bà lập gia đình với con trai người bạn thân của ông cụ. Ở vào thời gian đó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên bà lên xe hoa về nhà chồng. Thế rồi ba đứa con lần lượt ra đời, chồng bà có chức tước nên giao thiệp rộng, vắng nhà thường xuyên. Bà thương yêu các con nên chỉ ở nhà trông con chứ không đi đây đi đó với chồng. Bà có nghe đồn ông có bồ, nhưng vẫn im lặng chịu đựng.
Năm 1975 cả gia đình bà di tản sang Mỹ, bà hy vọng ông sẽ thay đổi vì cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người. Nhưng chỉ vài năm sau ông đề nghị ly dị. Bà chấp nhận và nuôi ba con.
May là bà có việc làm ổn định và các con cũng chịu khó học hành nên bà vui với sự thành đạt của con cái. Các con lớn lên, lập gia đình và theo cách sống của Mỹ, các con bà đều ở riêng và để bà trơ trọi trong căn nhà nhỏ.

Quá rảnh nên bà đã liên lạc với các bạn cũ, rồi mỗi năm các bà họp mặt nhau để có dịp đi du lịch, tâm sự với bạn bè. Năm nay đến phiên bà Thu, tất cả các bạn sẽ đến thành phố "windy" này để họp mặt nhau.
Ông Phong ngưng xe lại, bà Mai tưởng dã đến nhà bà Thu, nào ngờ ông Phong nói mời bà đi ăn vì đã trễ mà ông cũng đang đói bụng.
Với người đã tử tế với mình như thế, bà Mai không thể từ chối. Đi song đôi với ông Phong vào tiệm ăn, bà Mai có cảm giác hơi ngượng ngùng, nhưng ông Phong đã nhanh nhẹn kéo ghế mời bà ngồi. Mỗi lần món ăn được đem ra, ông Phong lại gắp vào tận bát cho bà và ép bà ăn cho khỏe. Bà cảm động vì từ mấy chục năm nay có ai săn sóc đến bà như thế này đâu...
Sáng hôm sau ông Phong đến để đưa các bà đi ăn điểm tâm, chiều tối lại đưa các bà đến chỗ họp mặt rồi đưa về. Những ngày bận đi làm thì sau giờ làm việc là ông ghé đến. Trong suốt một tuần lễ bà Mai ở chơi, bà Thu cứ đùa là sao tuần này cậu chăm đến nhà tôi thế. Các bà bạn khác thì cứ nhìn bà Mai dò xét.
Ngày bà Mai ra phi trường để trở về cuộc sống bình thường thì cũng chính ông Phong tiễn đưa. Bà ngỏ ý mời ông lúc nào rảnh qua nhà bà để bà đền ơn ông đã quá tốt với bà, ông Phong hứa ngay là sẽ lấy phép để thăm bà trong tháng tới.
Về đến nhà, bà Mai
luôn nghĩ đến người đàn ông mới gặp lần đầu đã lo lắng cho bà như người thân.
Bà thấy mình như trẻ lại với cảm giác chờ đợïi tiếng điện thoại để nghe giọng ông Phong từ đầu giây bên kia. Chẳng lẽ ở cái tuổi gần đất xa trời này mà còn ...yêu" Bà tự hỏi sau một lần nói chuyện với ông Phong qua điện thoại. Hỏi vậy, nhưng bà không thể dối lòng vì cả
ngày lúc nào bà cũng chờ tiếng điện thoại reo.
Và một hôm ông Phong đã xuất hiện ở cửa nhà bà, đem theo những gòì quà... Bà mừng quá vì thực sự đây là lúc mà bà chờ đợi. Chỉ qua những lần gọi điện thoại, cả hai đều thấy cần có nhau trong quãng đời còn lại... Và ông Phong đã đến đúng như sự mong ước của bà.
Ngày hôm đó cả hai đưa nhau đi sắm đồ, ông đã mua cho bà một nhẫn kim cương, và bà đã tặng ông một bộ suit đắt tiền. Ý của bà là sẽ có buổi ra mắt ông với bạn bè vì trên xứ Mỹ này ở tuổi nào cũng có thể làm đám cưới được. Bà nhìn ông Phong trong bộ quần áo mới với cặp mắt thương yêu...
THUÝ TRÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,428,365
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Nhạc sĩ Cung Tiến