Hôm nay,  

Di Vật Của Mẹ

17/06/200200:00:00(Xem: 144822)
Người viết: Mai Nguyễn
Bài tham dự số: 2-562-vb50606
Tác giả Mai Nguyễn, 47 tuổi, cư trú tại Garden Grove, CA. Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, là giáo viên trường Tân Thuận Nhà Bè, qua Mỹ diện bảo lãnh năm 93. Công việc hiện nay: giữ trẻ.


Lâu lâu tôi thấy Thảo leo lên gác nhỏ mở cái rương gỗ và ngồi hằng giờ cầm từng vật coi rồi cất kỹ đi, trong đó có đủ tất cả những di vật của mẹ chị để lại cho chị khi chị mang về từ căn nhà chị sống hơn 20 năm trước khi cha mẹ chị quyết định bán căn nhà đó.
Có bức tranh bằng sơn nước nhìn thật đơn sơ có lần dọn nhà tôi định cho hội từ thiện thì chị la lên nói "Đồ này của mẹ chị có khi bà còn làm trong Hội Đồng Thập Tự lúc chiến tranh thứ hai xảy ra". Bức tranh thật ra là do một gia đình Do Thái tặng cho mẹ chị khi bà tìm được tin tức thân nhân của họ bị thất lạc trong thời gian chiến tranh. Bà không muốn nhận nhưng họ năn nỉ mãi bà mới nhận, bức tranh sơn nước đơn sơ đẹp từng nét. Sau này tôi mới biết hai bức tranh đó đáng giá vô cùng vì người vẽ có tiếng trong thời kỳ chiến tranh thứ hai và đã bị chết trong hỏa từ Đức Quốc Xã.
Có tấm khăn thêu chỉ vàng mà mẹ chị được Trung Quốc tặng cho trong thời kỳ bà làm cho Tòa Đại Sứ Mỹ sau chiến tranh thứ hai. Tấm khăn lồng trong khung kính và có miếng giấy viết về lịch sử miếng khăn đó. Có bộ trà làm bằng tay mỏng dính điêu khắc con rồng và mỗi đáy ly có hình Queen England do mẹ chị để lại. Có những bức tượng bằng gỗ điêu khắc tỷ mỉ mẹ chị mang về từ Thái Lan và Miến Điện.
Có chiếc áo sườn xám may bằng vải gấm Trung Quốc thêu chỉ vàng thật đẹp. Có chiếc khăn bàn mẹ chị còn thêu dở dang, có những miếng vải mẹ chị cắt từng miếng cho chiếc áo mà bà không có thì giờ rắp nối, có những post card mà bà collect từ thời chiến tranh thứ hai cho đến khi bà bị bệnh ung thư qua đời. Có những card thư viện khi bà còn nhỏ, có chồng thư của bạn bè viết từ những quốc gia khác gởi cho mẹ chị đã được bà cất rất kỹ. Có những tờ note bà viết bằng tay thật cũ kỹ.


Có những tấm hình bà chụp trong suốt thời gian bà còn sống. Còn nhiều nhiều lắm, nó được chị cất kỹ trong cái rương bằng gỗ của mẹ chị để lại. Cái rương cũng là một quà tặng của Trung Quốc cho mẹ chị, chị quí mỗi vật bằng nhau không có di vật này có giá hơn di vật kia. Ngay đến cái sleeping bag cũ kỹ bạc màu lúc đầu tôi không hiểu rõ định cho Good will may mà chị về kịp thời lấy lại. Lúc đó chị mới cho tôi biết rằng cái sleeping bag bạc màu đó là mẹ chị mua cho chị khi chị đi camping còn nhỏ, chị quí nó và gói kỹ vì nó là những gì chan chứa tình mẹ vô bờ bến.
Mỗi lần nhìn thấy chị leo lên căn gác nhỏ ngồi từng giờ lục từng món quà ngắm ngía rồi lại cẩn thận cất lại, tôi biết những lúc đó chị đang nhớ mẹ chị lắm, gương mặt chị không có những hàng nước mắt chảy dài, nhưng đôi mắt có những vui buồn lẫn lộn. Đôi khi tôi cùng chị mở rương coi lại di vật. Có khi chị cầm một bức hình và có thể kể cho tôi 1 câu chuyện về mẹ chị, chị không cầm tờ note. Những câu chuyện chị đã nhớ từng chi tiết trong tấm khảm.
Có lần chị tìm được cách làm cari của người Miến Điện, chị mừng rỡ lắm vì món này mẹ chị thường làm cho chị ăn khi bà có dịp về thăm chị. Món cury có chuối, có dừa bào, có dưa leo, có đậu phọng, món ăn cầu kỳ của người Miến Điện. Tôi theo đó làm cho chị ăn và chị vừa ăn vừa khóc vì nó làm chị nhớ đến mẹ chị.
Nhìn thấy chị tôi mới biết tôi còn may mắn vì mẹ tôi còn bên cạnh tôi. Tôi bắt đầu lục tìm những mảnh giấy mẹ tôi viết cho tôi và cất vào chiếc hộp giấy, những tờ giấy có khi bà dặn dò tôi, có khi là trách mắng tôi. Tôi bắt đầu biết rằng sau này nó sẽ là vật vô giá vô cùng.
Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,854,383
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Với bài viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”, Trần Thiện Phi Hùng có tên trong danh sách nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2013. Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng, tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Bài mơi nhất của ông, vẫn với chi tiết về nhà hộ sinh và viện dưỡng lão như từng kể, nhưng gần như quay một vòng 360 độ, biến thành một câu chuyện khác hẳn.
Orchid Thanh Lê sinh trưởng tại Sài Gòn, định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997. Hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến