Hôm nay,  

Lạc Loài

17/06/200200:00:00(Xem: 180784)
Người viết: Nguyễn Hoàng Ngôn
Bài tham dự số: 2-563-vb50606
Tác giả Nguyễn Hoàng Ngôn sinh tại Saigon năm 1958, hiện định cư tại Glendale, AZ. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông, một truyện kể hụt hẫng về gia đình tại Mỹ.
+++
Năm hai mươi tuổi tôi rời bỏ Việt nam ra đi tìm tự do, bỏ lại phía sau những gì yêu mến.
Xa quê hương, xa gia đình, xa tình yêu vừa chớm nở, tôi lạc lõng giữa ngã ba cuộc đời trên xứ Mỹ. Tôi như đứa bé chập chững bước vào đời. Tập ăn, tập nói, tập đi, tập ở. Lúc còn độc thân thấy bạn bè có gia đình, tôi thèm thuồng có được một mái ấm gia đình như mọi người. Đến khi lập gia đình, tôi muốn trở lại kiếp độc thân thì đã muộn. Tôi không còn cái hứng thú rong chơi, mất đi tính trẻ trung, săn đuổi tình nhân, lang thang ngoài phố.
Vốn có số đào hoa tôi gặp người bạn gái làm cùng hãng. Quen nhau vài tháng chúng tôi dọn về ở chung. Bên nhau vài tuần tôi bị bà má cô bạn bắt tôi phải cưới. Bà không đồng ý chúng tôi sống vụng trộm bên nhau. Biết rằng tôi với cô không đồng tín ngưỡng, tôi nghĩ theo lối xưa “xuất giá tòng phu”, lập gia đình đương nhiên vợ sẽ phải
theo đạo của chồng. Nào dè, thuyết “tòng phu” này hoàn toàn
không phù hợp ở Mỹ. Ở đây người đàn bà đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn đàn ông. Cưới xong vợ tôi tiếp tục theo đạo của cô làm tôi tức giận muốn nổ tung cả lồng ngực.
Một hôm tôi không kềøm được cơn giận, tôi tát cho vợ tôi một bạt tai. Cảnh sát rầm rộ ùa tới nhà. Tôi bị bắt về bót giam một đêm. Khi ra tòa, ông luật sư của tôi bảo tôi ngu và ngoan cố, vì tôi dám trả lời trước mặt cảnh sát là "OK! I slap her face so what". Ông nói: “Sống ở Mỹ mà không biết nói "I dont know" tức là không biết trốn thuế. Từ đó tôi học thêm bài học kinh nghiệm là phải biết nói dối.
Sau vụ đó hạnh phúc gia đình tôi từ từ xuống vực thẳm. Tôi và vợ tôi ít tâm sự và gần nhau. Thiếu vợ tôi thì tôi buồn bả biếng ăn, gần vợ thì tôi lại bực mình như đang bị ràng buộc. Muốn ly dị thì lại thương hại cho đứa bé còn nằm trong bụng mẹ. Nhiều lần tôi muốn đi tìm tình yêu khác thì con tim tôi bỗng trở nên cằn cỗi già nua chán đời. Tim tôi như có lỗ hổng không giữ được tình yêu nào khác.

Dần dà, tôi an phận cho đời tôi, sống những ngày buồn tẻ, mỗi chiều tôi vẫn thường ra sau hè nhìn về quê mẹ buồn đau chín chiều. Tôi cô đơn không bạn bè, bạn bè tôi đến chơi chỉ làm vợ tôi khó chịu, không hiểu chúng tôi nói gì. Cuối cùng bạn bè tôi không buồn đến thăm.
Một hôm cha, mẹ, chị, em tôi được sang Mỹ đoàn tụ. Tôi vui mừng như tái sanh lần thứ hai, gặp lại nhau vui buồn không tả, nhưng rồi vài tuần sau tình cảm thuở xưa như khác lạ. Tại tôi thay đổi mà tôi không biết, hay tại gia đình tôi thay đổi. Vui chưa được bao lâu thì tan rã. Các em tôi cho rằng tôi không như ngày xưa, bất hiếu, thiếu tình thương, sợ vợ, chỉ biết sống cho mình, không lo lắng cho mọi người. Tôi sống bên nhà sang cửa rộng, bỏ cha mẹ, chị và các em sống trong apartment xấu xí cũ kỹ rẻ tiền.
Những gì tôi có chỉ toàn là nợ, càng xe xua càng khổ thân lợi ích gì. Tôi muốn gia đình tôi có lối sống căn bản phù hợp với mình trong lúc đầu. Muốn nói mà nói không nên lời. Gia đình tôi quan niệm cuộc sống ở Mỹ theo tiếng đồn chung. Tôi lại là nhận vật bị đem ra so sánh và phê bình. Lòng tôi tan nát, buồn bả muốn bỏ đi thật xa, rồi lại thương mẹ già. Tuy ở gần nhiều lúc muốn đến thăm mẹ, giận và tự ái vì bị mấy thằng em coi rẻ.
Tôi thương mẹ tôi thật nhiều. Nhưng đời sống ở đây có sự riêng tư và biệt lập, khó mà sống chung nhà như ở Việt Nam.
Một hôm ngày sinh nhật mẹ tôi. Tôi ôm mẹ vào lòng, thân mẹ gầy gò nhỏ bé. Nhớ thuở nào còn bé, mẹ vẫn thường ôm tôi vào lòng, mỗi chiều tan trường về. Nhiều lần tôi mê chơi về muộn, bị mẹ đánh đòn. Hình ảnh đó bây giờ đổi ngược. Bàn tay mẹ quyền thế ngày nào, bây giờ run rẩy xụi lơ.
Tôi thèm được mẹ khẻ tay mỗi lần chơi dơ, thèm được mẹ la rầy mỗi lần làm quấy. Mẹ tôi không còn đủ sức cầm thước khẻ, cũng không la rầy. Mỗi lần nhìn mắt mẹ nghẹn ngào buồn bã, tôi biết mẹ không vừa ý, nhưng không hiểu lý do. Tôi buồn bã và đau đớn hơn muôn ngàn khẻ tay thuở bé.
Hai mươi mấy năm sống bên cuộc tình hờ, một hôm vợ tôi đến gần âu yếm, tôi ngạc nhiên không hiểu ý, cô nói:
"Anh, em muốn có thêm đứa con nữa."
Tôi mở mắt to nhìn vợ nghe nghèn nghẹn ở cổ họng. Mười tám năm tù treo gần lấy được tự do thì cô lại bắt tôi ký tiếp hiệp định mười tám năm bên nhau "Sống vì con".
Nguyễn Hoàng Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,690,356
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến