Hôm nay,  

Từ Thiện Ở My,õ Từ Thiện Ở Việt Nam

02/09/200200:00:00(Xem: 242803)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài tham dự số: 2-627-vb70824

Tác giả Hải Triều tên thật là Lai Thế Lãng, hiện định cư và làm việc tại Vermont. Ông là tác giả đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ, ngay từ năm đầu tiên của giải thưởng. Sau đây là bài viết mới nhất của ông: một tiếng chuông xứng đáng được trân trọng, lắng nghe.

*

Sau một thời gian định cư ở Mỹ, tôi nhận thấy thư đến trong thùng thư của gia đình mỗi ngày một nhiều. Có ngày thùng thư đầy ắp những thư từ và sách báo quảng cáo mà nếu ở Việt Nam để dồn lại đem bán cho ve chai cũng được bộn tiền. Lượng thư từ, sách báo đến nhiều có lẽ cũng tại tôi. Nhiều lần tôi bắt điện thoại nghe đầu dây bên kia nói tràng giang đại hải, tôi không muốn nghe nhưng lại ngại cúp máy khi người ta đang nói. Tôi chỉ còn cách kiếm cớ chấm dứt bằng lời yêu cầu gửi tài liệu cho tôi đọc vì tôi không nghe tiếng Anh được nhiều. Thế là có màn xác nhận địa chỉ và sau đó thì thư từ, sách báo và những thứ hằm bà lằng
cứ ùn ùn kéo đến thùng thư của chúng tôi.

Dù thư từ đến nhiều như vậy nhưng thường tôi chỉ mở những lá thư tôi cho là có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của gia đình như thư từ của thân nhân, bạn bè ở Việt Nam hay ở các tiểu bang khác hoặc là nhưng "bill" đòi tiền điện, tiền điện thoại, bảo hiểm xe . . . Tôi không mở số còn lại chẳng phải vì tôi sợ anthrax vì lúc đó chưa có nạn khủng bố và cũng chẳng có ai biết đến tác hại của anthrax như bây giờ. Tôi không mở hết vì cho rằng những "junk mail" này chẳng ăn nhằm gì đến cuộc sống của chúng tôi. Còn một lý do khác nữa, tôi chẳng có đủ chữ nghĩa và thì giờ để đọc hết hàng chồng thư từ, sách báo quảng cáo đủ thứ được chất trong thùng thư mỗi ngày.

Nhưng rồi một hôm tôi đã phá lệ và mở một "junk mail" vì trên bì thư tôi đọc được một hàng chữ quen thuộc. Hàng chữ đó là Emergency Food Shelf, tên của một cơ sở từ thiện đã từng cung cấp thực phẩm cho gia đình tôi khi chúng tôi còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ. Tôi rút từ bì thư vừa mở ra một bì thư khác nhỏ hơn có ghi sẵn địa chỉ dưới hàng chữ Emergency Food Shelf cùng với một lá thư có nội dung kêu gọi tiếp tay với cơ sở từ thiện này. Ở phần dưới của bức thư là những số tiền đề nghị giúp: $5, $10, $15 hay là số tiền có thể giúp khác với những con số đề nghị trên. Tôi ngẫm nghĩ tổ chức từ thiện này trước đây đã giúp chúng tôi, nay có lẽ họ biết chúng tôi đã có cuộc sống ổn định nên họ yêu cầu sự góp sức của chúng tôi vào công việc từ thiện. Tôi nhận thấy đó là điều thật công bằng và rất hợp lý. Khi mình cần thì người ta giúp bây giờ mình có điều kiện thì phải giúp lại người khác chứ, lơ đi coi sao được. Tôi viết một chi phiếu bỏ vào bao thư gửi lại cho nơi đã gửi thư cho chúng tôi.

Về sau càng ngày trong thùng thư của chúng tôi càng có thêm nhiều lá thư của những tổ chức từ thiện khác. Những lá thư này được gửi đến từ khắp nơi trên nước Mỹ chứ không phải chỉ ở tại địa phương. Có lần tôi đọc được trong số những lá thư này có một nơi hứa là họ sẽ không cung cấp địa chỉ của chúng tôi cho bất cứ một tổ chức nào khác. Thì ra nhiều cơ sở từ thiện biết được địa chỉ của chúng tôi để gửi thư đến là vì các cơ sở từ thiện đã cung cấp cho nhau.

Lúc đầu tôi chỉ biết được những cơ sở từ thiện do những lá thư được gửi đến gia đình chúng tôi. Sau này tôi còn biết được nhiều tổ chức từ thiện khác qua công ty tôi đang làm việc. Ở công ty tôi làm việc hàng năm đều có phát động chiến dịch kêu gọi công nhân trong công ty đóng góp vào công việc từ thiện gọi là Employee Charitable Contributions Campaign. Chiến dịch này khuyến khích công nhân tham gia vào công việc từ thiện trên căn bản tự nguyện. Công nhân chỉ việc cho biết muốn đóng góp bao nhiêu rồi công ty sẽ trừ dần vào tiền lương hàng tháng. Công ty cũng cung cấp một danh sách liệt kê các tổ chức từ thiện ở từng tiểu bang để công nhân tự ý chọn lựa cơ sở từ thiện nào họ muốn được nhận tiền giúp của họ. Qua danh sách do công ty cung cấp, tôi được biết có đến 2475 cơ sở từ thiện .Nhưng con số cơ sở từ thiện này chỉ là một phần chứ chưa phải là tất cả cơ sở từ thiện trên nước Mỹ. Số cơ sở từ thiện trên nước Mỹ chắc phải gấp bội. Có lần vui miệng tôi đem những con số này nói với một ông bạn. Nghe xong ông bạn của tôi thở dài, đôi mắt ông trở nên đăm chiêu, ông nói với tôi giọng buồn buồn:

- Nước Mỹ giàu như thế mà có nhiều cơ sở từ thiện như vậy còn Việt Nam mình quá nghèo mà chẳng có mấy tổ chức giúp đỡ người nghèo khổ.

Việt Nam ở trong số những nước nghèo nhất trên thế giới, dân chúng ngày càng thiếu thốn. Những ai đã từng về Việt Nam đều nhìn thấy tận mắt cảnh khổ nhan nhản ở khắp nơi. Đi đến chỗ nào cũng thấy người ăn xin, ở đâu cũng có người cùng khổ. Họ là những người già yếu, bệnh hoạn, là trẻ con, là những người đàn ông và đàn bà tật nguyền v.v. sống nhờ lòng từ tâm của người khác. Nhìn cảnh sống của họ, những ai còn một chút tình người không thể không cảm thấy đau xót cho những người đồng bào kém may mắn đó. Tôi đã thấy có người xúc động đến nghẹn ngào khi nhìn thấy những người bất hạnh đang sống nheo nhóc trên quê hương và tôi cũng biết có những người từ Mỹ về Việt Nam đã phải chi ra một số tiền ngoài dự trù để giúp cho người nghèo khổ vì không đành lòng quay đi trước cảnh thiếu thốn, cùng cực của họ. Nhưng tôi cũng đã chứng kiến có những người dửng dưng, không một chút động lòng trước nỗi bất hạnh của người khác. Tôi nghĩ có lẽ quý vị đó chưa bao giờ trải qua cảnh khổ nên không biết thông cảm với những người thật đáng tội nghiệp. Tôi nghe có vị lý luận rằng cho tiền những người ăn xin là khuyến khích họ lười biếng, không chịu lo làm ăn, sống ỉ lại vào người khác. Tôi không rõ quý vị đó không biết hay cố tình không muốn biết trong hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam, những người khỏe mạnh còn không có việc làm thì những người bệnh hoạn, tàn phế kia tìm đâu ra công việc" Cũng có vị nói làm ăn cực khổ mới có tiền chứ đâu phải tiền từ trên trời rớt xuống mà đem cho người khác. Quả thật trong cuộc sống ở Mỹ chúng ta phải "cày" nghĩa là phải bỏ sức lực, thời gian và đôi khi trong công việc còn có cả đắng cay mới có được đồng tiền chứ chẳng dễ. Nhưng phải thực thà mà nói rằng những nỗi vất vả của chúng ta ở trên đất Mỹ này so với nỗi khổ của những người bất hạnh ở Việt Nam chẳng thấm thía gì.

Cũng may ở trên đời vẫn còn có những tấm lòng biết cảm thông với nỗi khổ của người khác, vẫn còn có những người đầy lòng từ tâm thấu hiểu được nỗi đắng cay của những con người đang kéo lê kiếp sống trong cảnh khốn cùng, và vẫn còn có những tấm lòng nhiệt thành sẵn sàng dấn thân làm việc, chẳng quản nhọc nhằn cũng chẳng quan tâm đến những lời xầm xì, bình phẩm này nọ. Những tấm lòng thiện chí này chỉ muốn đem lại phần nào an ủi cho những con người không được may mắn. Trong thời gian qua nhiều người có lòng từ bi, bác ái ở Mỹ nói riêng và ở hải ngoại nói chung đã đứng ra làm việc thiện nguyện, tạo một nhịp cầu nối liền giữa những người hảo tâm và những người đồng bào ruột thịt đang gặp cảnh ngặt nghèo nơi quê nhà. Những người làm công việc thiện nguyện này đã quyên góp tiền bạc gửi về quê nhà giúp đỡ những người phong cùi, những cô nhi, người tàn tật, nạn nhân thiên tai và những thương phế binh VNCH, những người được coi là khốn cùng trong xã hội.

Mới đây một người bạn của tôi, anh P B Hân ở South Carolina có gửi cho tôi cuốn video về đêm văn nghệ do Hội Cựu Quân Nhân ở đây tổ chức nhằm gây quỹ giúp đỡ anh em thương phế binh tại Việt Nam. Nhiều ca khúc, nhiều bài thơ được những giọng ca và những giọng ngâm tại địa phương trình diễn trong đêm văn nghệ này. Tuy không chuyên nghiệp, những giọng ca này đã đủ sức đưa khán thính giả trở về với những hình ảnh đẹp của người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và những giọng ngâm cùng những lời thơ cũng đã làm cho khán thính giả phải bùi ngùi, xót thương cho thân phận của những người thương phế binh trong cảnh sống hiện tại. Trong cuốn video, tôi còn thấy có vị tuy đã ở tuổi "cổ lai hy" cũng lên sân khấu để cổ võ cho đêm gây quỹ giúp anh em thương phế binh. Sự nhiệt thành của người trình diễn cũng như người đến tham dự đã đem lại thành công cho đêm văn nghệ gây quỹ. Lòng tôi thấy vui khi biết được có những tấm lòng đầy thiện chí đang nhìn đến tình cảnh anh em thương phế binh ở trong nước.

Đêm văn nghệ do Hội Cựu Quân Nhân South Carolina tổ chức được mở đầu bằng bản "Chiến sĩ vô danh" đã nhắc nhở tôi về những thương phế binh VNCH, những người hầu như lâu nay bị bỏ quên. Họ là những chiến sĩ vô danh, những anh hùng vô danh. Họ là những ngừơi có nhiều công lao nhất nhưng
cũng là những ngừơi chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trong chiến tranh họ trực tiếp đối đầu với quân thù, xông pha trên tuyến đầu lửa đạn để rồi đã bỏ lại một phần thân thể của mình trên chiến địa. Sau chiến tranh, theo lẽ thông thường, đất nước phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với họ nhưng đất nước còn đâu nữa. Đất nước đã rơi vào tay kẻ thù không đội trời chung với họ thì chỉ có trả thù, chỉ có ngược đãi chứ làm gì có đãi ngộ. Sau ngày 30.4 Cộng sản đã đối xử với họ vô cùng tàn nhẫn và vô nhân đạo. Lúc đó những thương binh đang điều trị tại các quân y viện hay đang dưỡng thương tại các trung tâm hồi phục đều bị chúng đuổi ra ngoài . Do hành động vô nhân đạo đó mà thương tích của thương binh trở nên trầm trọng hơn khiến cho mức độ tàn phế
trở nên
tồi tệ hơn. Và rồi ngày nay với tấm thân tàn phế, những người thương phế binh VNCH đang phải âm thầm sống những chuỗi ngày tủi nhục trong sự quên
lãng của mọi người.

Nghĩ đến người thương phế binh VNCH, tôi thực sự cảm thấy đã mắc nợ đối với họ, nhân dân miền Nam đã mắc nợ những con người tàn phế này. Họ là những người vì chiến đấu cho sự sống còn của mảnh đất miền Nam màhình hài đã chẳng còn nguyên vẹn . Có người bị mất đi một chân, hai chân; có người mất đi một cánh tay, cả đôi tay hay đã mất hết tất cả chân tay chỉ còn lại thân mình khiến không thể cử động được, mọi sinh hoạt như ăn uống, di chuyển . . . đều phải nhờ vào người khác ; có người mất đi một con mắt hay hay cả đôi mắt và vĩnh viễn không bao giờ còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Họ là những thanh niên lành lặn khi nhập ngũ nhưng ngày nay đã trở thành phế nhân, thân thể không còn đầy đủ để làm ăn sinh sống như người bình thường khác. Bom đạn đã tàn nhẫn đối với họ, hoàn cảnh sao quá khắc nghiệt đối với họ"

Chúng ta may mắn được sống trên đất nước Hoa Ky,ø vừa được hít thở không khí tự do vừa được hưởng một cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ. Chúng ta nỡ lòng nào để những chiến binh này kéo lê kiếp sống trong tủi hận mà không ngó ngàng đến họ. Được biết trong quá khứ Hội Cựu Quân Nhân South Carolina đã gửi tiền về trợ giúp cho một số anh em thương phế binh tại Việt Nam. Hiện nay Hội đang có 105 trường hợp cần được giúp đỡ. Những thương phế binh cần được giúp đỡ này sinh sống tại Sài gòn, Gia Định, Vũng Tàu, Lâm đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Sóc Trăng, Huế, Quảng Nam, Đà nẵng, Quảng Trị, Quảng Tín ...

Lòng tôi không khỏi ray rứt nếu tôi không làm một điều cần phải làm, nếu tôi không nói lên một lời cần phải nói đối với người thương phế binh VNCH. Điều cần làm là gửi một chút quà cho họ và lời cần phải nói
là kêu gọi sự cảm thông, chia sẻ đối với hoàn cảnh bi đát của những người thương phế binh VNCH tại quê nhà.

Dẫu xây chín đợt phù đồ

Không bằng làm phước cứu cho một người

Cứu giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn là điều lúc nào cũng nên làm, cứu giúp người thương phế binh càng nên làm hơn. Họ là những người đã hy sinh nhiều nhất, bị thiệt thòi nhiều nhất nhưng lại ít người quan tâm đến. Xin hãy nghĩ đến những anh em thương phế binh, hãy mở lòng từ tâm giúp đỡ họ. Giúp người anh em một vài chục đồng đối với chúng ta, những người sống ở Mỹ chỉ là một hy sinh nhỏ nhưng lại có thể đem một niềm vui lớn đến cho anh em thương phế binh ở quê nhà. Họ sẽ có tiền để mua thêm chút thực phẩm cho bữa ăn và có thêm chút thuốc men để chữa bệnh.

Tôi nghĩ nhận được quà của đồng bào ở hải ngoại chắc anh em thương phế binh sẽ vui mừng lắm. Vui mừng không chỉ vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no" mà còn vì cảm thấy được an ủi và cảm thấy không bị bỏ rơi . Xin hãy đến với anh em thương phế binh bằng cách tiếp tay với Hội Cựu Quân Nhân South Carolina, PO Box 1441 Taylors, SC 29687 .

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,455,949
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến