Hôm nay,  

Killing Me Softly With His… Food

06/09/200200:00:00(Xem: 162754)
Người viết: DUKETIN
Bài tham dự số: 2-633-vb80901

Tác giả DukeTin từ Dallas gửi bài qua eMail. Ông tự giới thiệu: qua Mỹ 20 năm. Kỹ sư về truyền thông, tuổi gần bốn bó. Hiện đang ... thất nghiệp." Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Bài ngắn, nhưng duyên dáng, vui vẻ. Mong Ông sẽ tiếp tục viết thêm.

*

An apology to Norman Gimbel, author of the song "Killing Me Softly With His Song"
DukeTin

*

Ông bà mình xưa có câu "Tham thực cực thân" thật là hay.

Lúc còn đôi mươi ăn uống chẳng thèm kiêng cử gì. Đến gần năm bó bắt đầu đổ bịnh vì qúa mập. Mà chẳng trách được, ăn đứng đầu trong "tứ khoái" nên ai ai cũng ... khoáị

Theo thống kê mới nhất đây, dân Mỹ -trong đó chắc cũng tính cả Mít ta- được xếp hạng "nặng kí" nhất thế giới; Gần 60 phần trăm trên số kí ấn định theo chiều cao tương xứng.

Bây giờ hầu như bà con đều biết rằng nguyên do chính gây ra những bệnh huyết áp cao (high blood pressure), mỡ máu cao( high Cholesterol), v...v..., đều bắt nguồn từ ăn uống qúa mức và qúa mập.

Ừ nhỉ! không biết nguyên do gây mập bắt nguồn từ đâu"

Nhớ lại mươi năm trước đây, thời kinh tế thịnh vượng, nhà hàng mọc lên như nấm. Mà toàn là loại Buffer không a. Khởi đầu từ những Chinese Restaurants, sau đó đến các nhà hàng Mĩ như Furr's, Golden Carol, CiCi pizzạ vì muốn cạnh tranh giành khách. Mỗi tuần đi làm, bạn bè thường rủ nhau đi ăn trưa hết tiệm buffer này đến tiệm buffer khác. Mà cũng tiện thật, tiền ai nấy trả - Ở Mĩ chơi kiểu Mĩ mà.

Vô tiệm, đưa tới bàn ngồi xong là nhào vô quầy lấy đồ ăn ngay; chẳng phải lo chọn món ăn lôi thôi từ menu, mất thời giờ. Ui choa ơi! cả trăm thứ món, tha hồ mà nếm thử. Hết đĩa này thì đứng lên lấy đĩa khác. Đĩa đã có hầu bàn thu ngay khi mình đứng lên đi lấy đồ ăn rồi. Thế là chẳng biết mình đã đớp hết mấy đĩa! Ăn ít thì thấy tiếc tiền, ăn cho đã no thì thôi. Người người ra vào tấp nập, quần dây thung, aó T-Shirt rộng chẳng còn lo chi... chật bụng.

Đã thế cuối tuần dự tính sẽ ỏ nhà "excercise" cho tiêu hết số kí tăng lên trong tuần, chẳng may bà xã sợ dơ bếp nên vợ chồng con cái lại kéo nhau đi... buffer nữa. Rồi tiệc này đám nọ liên miên, đồ ăn hả hê. Cả tuần đi làm mệt nhọc đâm lười tập thể dục. Con cái ăn xong lại nhào vô game hoặc TV. Người cứ từ từ phì ra. Chưa kịp tập cho cái mập hôm trước mất đi thì hôm sau lại ăn thêm chồng lên cái mập nữa. Đã mập rồi mà muốn gầy lại không phaỉ dễ dàng đâu.

Cái vòng "luẩn quẩn ăn mập - mập ăn" cứ tiếp diễn ngày nọ qua ngày kia. Quần áo cứ chật ra mà chưa hiểu rõ nguyên do" Vợ cho là vải ở bên này sao hay co quá. Chồng thì khoa học hơn cho rằng trọng lực của trái đất tăng lên nên kéo bụng mình xuống! Do đó quần áo mau chật. Vợ chồng suýt nữa ra tòa ly dị vì không ai chịu ai sai với lý lẽ của của mình.

Một hôm đi ăn về tình cờ nghe bản nhạc "Killing Me Softly With His Song" rồi xoa bụng và mỉm cười nghĩ thầm hay là "Killing Me Softly With His ...food" mà mấy anh đầu sỏ Trung Quốc đang đầu độc dân Mỹ như dân Ăng Lê đã làm trước đây trong Chiến Tranh Nha Phiến. Thanh niên Trung Quốc lúc đó không còn nhuệ khí chống ngoại xâm vì bị đầu độc bởi nha phiến. Biết đâu bây giờ Trung Quốc cũng muốn đầu độc dân ta ở Mĩ để ta mất hết nhuệ khí "Trả Ta Sông Núi""

Nghe cũng có lí đấy. Mập qúa chậm chạp khi ra chiến trận chỉ làm bia cho địch thôi. Bệnh họan đủ thứ, tiền chi nhà thương cũng đủ sạt nghiệp. Không có bảo hiểm thì trở thành gánh nặng cho chính quyền. Chính quyền lo chi phí cho Medicare nhiều hơn Quốc Phòng. Đất nước không hùng mạnh vì tối ngày dân chỉ lo ... ăn.

Ông bà mình còn có câu hay hơn nữa kià "Miếng ăn là miếng nhục". Ừ nhỉ, chợt bừng tỉnh, mình đâu phải chỉ lo ăn cho mập đâu. Tổ Quốc Việt Nam đang mong chờ ta xây dựng Dân Chủ Tự Do cho đất nước. Nuôi nhuệ khí kiên cường bảo vệ non sông gấm vóc và hiên ngang tranh đấu Trả Ta Sông Núi. Không lẽ ta cứ để nó "Killing me slowly and softly with his ...food".

Dallas, Hè 2002

DukeTi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,162,832
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Nhạc sĩ Cung Tiến