Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Sau Ngày 11-9

08/09/200200:00:00(Xem: 169503)
Người viết: QUỐC VIỆT

Bài tham dự số: 2-635-vb50905

Tác giả Quốc Việt, tên thật là Thomas Quang Nguyễn, hiện cư trú tại Orange, quận Cam và đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông. Trong khư gửi Việt Báo, ông viết “Tôi là một độc giả của Việt Báo, từ khi quý báo mới xuất bản. Tôi rất ưa thích lối viết và cách trình bày của Việtbáo, nhất là gần đây trong mục "Viết về nước Mỹ" tôi thường không bỏ sót một bài nào mà tôi không đọc. “Nay tôi gởi bài này đến quý báo, không phải với mục đích lãnh thưởng, mà là để góp phần vào việc ghi nhận những dữ kiện đã và đang xảy ra tại Hoa Kỳ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9.”

Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn tác giả Quốc Việt. Mong bài viết của ông sẽ là một gợi ý cho nhiều bài viết khác, nhân dịp tưởng niệm một năm ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công.

*

Trước biến cố ngày 11-9, hàng năm hai ông bà Cụ Năm thường đi thăm anh em con cháu cư ngụ tại các tiểu bang Louisian và Texas.

Cụ ông năm nay đã trên 80 tuổi, cụ bà đã trên 72 tuổi, tuy nhiên vì hàng ngày siêng năng đi bộ và tập thể dục, nên cả hai cụ còn đi lại rất nhanh lẹ và cơ thể thấy còn cường tráng khỏe mạnh.

Trước đây mấy năm, người con trai lớn đã đưa hai cụ đi du lịch tại Hawaii. Các con của hai cụ còn dự tính đưa hai cụ đi du lịch tại Âu Châu (đền Fatima tại Bồ Đào Nha, Lộ Đức tại Pháp, Tòa Thánh Vatican tại Ý, Jerusalem và Bethleem tại Do Thái và Palestine vv…

Sau biến cố 11 tháng 9 - khủng bố phá 2 tòa cao ốc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và Ngũ Giác Đài- vì vấn đề an ninh, hai cụ rất e ngại đi lại bằng đường Hàng Không.

Tuy nhiên, vì vấn đề cưới hỏi của các con cháu, nên trong những ngày tháng vừa qua, bất đắc dĩ hai cụ phải dùng đường hàng không để đi Houston, Texas, dự mấy đám cưới của mấy người cháu.

Lúc đến phi trường đổi vé và được tiếp nhận để chờ lên phi cơ, hai cụ được tuyển chọn vào hành khách bị khám xét kỹ nhất: nhân viên hãng hàng không hướng dẫn, mang hành lý của hai cụ tới một bàn riêng, mở hết va li, túi xách cũng như thùng đồ, mở tung các quần áo, đồ đạc, đồ dùng để kiểm soát. Sau cuộc khám xét kỹ càng, không có vật dụng gì khả nghi, các vali, túi xách và thùng đồ của hai cụ được nhân viên khám xét đưa trở về quầy ghi tên để chuyển lên phi cơ.

Sau đó, hai cụ được hướng dẫn đến xếp hàng tại một dãy hàng thật là dài để được vào khám xét tại quầy an ninh: mọi dụng cụ gây tiếng kêu qua máy như: đồng hồ, chìa khóa, vv… đều phải để vào một cái khay, trao cho nhân viên an ninh, còn đích thân hai cụ thì được nhân viên an ninh chiếu cố khám xét và kiểm tra. Phải giơ tay, giơ chân để họ kiểm tra bằng máy dò kim khí.

Sau khi trải qua những thủ tục kỹ càng, hai cụ mới được tự động đi vào "gate" để chờ lên phi cơ. Tới lúc sắp hàng vào cửa lên phi cơ, lại thêm một đợt kiểm soát nữa. Hai cụ cùng một số người khác cũng được nhân viên an ninh chiếu cố đặc biệt: xuất trình thẻ căn cước, mở cặp xách tay, bỏ nón đội trên đầu ra, giơ tay, giơ chân để được máy dò kim khí dò khắp cơ thể và chân tay, bỏ giầy ra để được khám giầy… sau cùng mới được lên phi cơ.

Khi phi cơ tơi nơi, gặp con cháu ra đón ở phi trường, nghe hỏi thăm về chuyến bay, cụ bà vui vẻ kể lại hai đợt bị khám xét đủ kiểu như trên. Còn cụ ông thì nói “Tuy mất công thật nhưng đó là việc cần phải làm. Có vậy mình mới thấy an tâm. Thủ tục kiểm tra khám xét phải kỹ lưỡng như vậy, mới bảo đảm được an ninh cho chuyến bay và hành khách.”

Theo nhận xét của hai cụ, thì những hành vi khủng bố của nhóm tay sai của Bin Laden và bọn Al Qaida đã gây thiệt hại lớn lao cho quốc gia Hoa Kỳ về nhiều phương diện:

- Về sinh mạng: Gần 3 ngàn người đã bị thiệt mạng tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giớ và tại Ngũ Giác Đài.

- Về kinh tế, tài chánh: Chính phủ Hoa Kỳ đã phải chi ra số tiền rất lớn để lo bảo vệ an ninh tại các phi trường và cơ sở trọng yếu trong toàn cõi đất nước thuộc 50 tiểu bang.

Ngoài ra, vì phải đề phòng khủng bố, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng chịu thiệt hại lớn lao. Một số hãng hàng không đã phải xin khai phá sản, để chấn chỉnh nội bộ và xin chính phủ Liên Bang trợ cấp. Nhiều hãng xưởng phải sa thải nhân viên. Thị trường chứng khoán lên xuống bất định và suy sụp, Chỉ số tin tưởng tiêu thụ giảm, cùng với mức bán chậm của các dãy tiệm bán lẻ, mặc dù có tin kinh tế tốt.

Những hậu quả tai hại do khủng bố gây ra hiện đang tiếp diễn, tuy nhiên, hai cụ cho hay vẫn tin tưởng vào tương lai rực rỡ của đất nước Hoa Kỳ quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn chúng ta.

Hai cụ tin rằng cuộc chiến chống khủng bố của chính phủ Hoa Kỳ phát động sẽ đại thắng. Không chỉ tổ chức khủng bố Al Qaida, mà mọi hình thức khủng bố khác đều sẽ bị dẹp tan. Chính chiến thắng sau cùng ấy sẽ đem lại một nền hòa bình cho đất nước Hoa Kỳ và cho toàn thế giới.

Quốc Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,386,771
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến