Hôm nay,  

God Bless America

14/09/200200:00:00(Xem: 203556)
Người viết: PHAN ĐỨC MINH

Bài tham dự số: 2-641-vb50912

Tác giả Phan Đức Minh, 72 tuổi, cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp, đi tù cải tạo trên 12 năm, định cư tại Mỹ 1992, 3 giải thưởng xuất sắc về Thi Ca của Mỹ và Quốc Tế, Hội Viên Hội Các Nhà Thơ Quốc Tế.

Trận tấn công khủng bố đánh thẳng vào Trung Tâm Chỉ Huy quân sự cuả nước Mỹ (Ngũ Giác Đài - Pentagon) tại Thủ Đô Washington D.C. và Trung Tâm Chỉ Huy Kinh Tế cuả nước Mỹ (và cả thế giới - World Trade Center ) tại New York City, ngày 11 - 9 - 2001 đã làm rung chuyển, tê liệt nhiều lãnh vực hoạt động cuả đất nước vĩ đại này, giống như một cơn động đất … 8 chấm có lẻ trên địa chấn kế Richter xẩy ra trên toàn nước Mỹ, kéo theo những cơn hậu chấn lớn, nhỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hậu quả trận tấn công khủng bố này không thể đo lường được. Nhưng trong cái rủi lại hay có cái may. Như câu tục ngữ "Every cloud has a silver lining", sau đám mây chết chóc từ tro than của toà nhà World Trade Center, cả thế giới đã thấy chưa bao giờ tinh thần đoàn kết cuả nhân dân Mỹ, không phân biệt Đảng Phái, Tôn Giáo, Mầu Da, Sắc Tộc, lên cao bằng lúc này!

Những buổi Lễ Cầu Nguyện, những buổi tập họp vô cùng đông đảo ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, những lời hô, những bài hát, những lá cờ Mỹ trong tay Cụ già cho đến em nhỏõ giơ lên cao đồng loạt trong bản Quốc Ca, bản God bless America vv…

Chưa bao giờ thanh niên Mỹ yêu đất nước của họ tới vậy. Theo Trung Tướng Cavin, người lãnh trách nhiệm tuyển mộ cho quân đội Mỹ: Năm vừa qua số tuyển mộ cho Hải -Lục-Không Quân đều vượt mức: Hải Quân (Navy) 46,500 người, Không Quân (Air forces) 37283, Lục Quân (Land forces) tuyển mộ và huấn luyện xong 79,500, sẵn sàng tung ra các đơn vị tác chiến vào cuối tháng 9 này. Khoảng 20 ngàn thanh niên sẵn sàng chờ nhập ngũ. Thủy Quân Lục Chiến cần 38,642 thì mới tháng 8-2002 đã có 31523 ghi danh tình nguyện, số người sẵn sàng làm thủ tục tòng quân rất đông đảo. Số thanh niên nhập ngũ này đa số đã bước vào ngưỡng cửa Đại Học, 4,000 thanh niên đã tốt nghiệp Cử Nhân. Nước Mỹ đã trả một cái giá xứng đáng để có được Tinh Thần Yêu Tổ Quốc và Nhân Dân Dân Mỹ cao đẹp như thế!

Các chiến lược gia (Strategists) cuả bọn khủng bố quốc tế có lẽ không tính ra điều này: chính vụ tấn công nước Mỹ của họ đã giúp thức tỉnh toàn thể sức mạnh của đất nước vĩ đại này.

Hãy ôn lại lịch sử 60 năm trước: Ngày 14 tháng 8 - 1941 không quân Phát Xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) nhằm tiêu diệt lực lượng Hải Quân vùng Thái Bình Dương cuả Mỹ. Trận tấn công này đã khiến Hoa Kỳ phải tuyên chiến với Nhật và rồi nước Nhật đã bị đánh gục bằng 2 trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Phát-xít Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Trận tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 không chỉ thức tỉnh riêng nước Mỹ mà còn đem thế giới loài người văn minh sát lại với nhau để bảo vệ sự sống, bảo vệ tự do, an bình, hạnh phúc. Trong thảm kịch xẩy ra tại New York City, có 80 quốc gia trên thế giới đã có những công dân cuả mình bị chết trong đó, không chết dưới đống vụn nát cuả toà nhà cao tầng thì cũng chết trong 2 chiếc phi cơ bị bọn khủng bố dùng làm phương tiện để lao vào toà nhà đó với mộng ước tàn phá tối đa đất nước vĩ đại này.

Đây không phải là lần đầu tiên, bọn khủng bố quốc tế man rợ nhắm đánh vào Hoa Kỳ, nhưng lần này là những sô nước xối mạnh vào cái thùng nước đã tràn đầy, khiến cho nước Mỹ, một đất nước hùng cường nhất hoàn vũ ngày nay, chính quyền, quốc hội và nhân dân Mỹ không thể nào chịu đựng thêm được nưã. Nước Mỹ, nhân dân Mỹ, với sự đồng tình cuả thế giới văn minh nhất định phải tuyên chiến diệt trừ lực lượng khủng bố quốc tế man rợ này với bất cứ giá nào, dù cho thời gian không thể nào mau chóng, ngắn gọn.

Kẻ nào gieo gió thì nhất định phải gặt bão. Xưa nay Luật cuả Trời Đất vốn là như thế! Đã bao nhiêu lần, bọn khủng bố quốc tế nhằm vào nước Mỹ để đánh những đòn hiểm ác :

- Toà Đại Sứ Mỹ ở Beirut ( Lebanon ) bị đánh bom cảm tử hồi tháng 4 -1983, làm chết 63 nhân mạng, trong đó có 17 quân nhân Hoa Kỳ.

- Tháng 10 cũng năm đó, Tổng Hành Dinh quân đội Mỹ ở Lebanon bị đánh bom, giết chết 299 người, trong đó 241 quân nhân Mỹ.

- Căn cứ không quân Mỹ ở Madrid, Tây-Ban-Nha bị bom làm chết 18 và bị thương 82 người.

-Ngày 14 tháng 6 năm 1985, 1 máy bay cuả hãng hàng không TWA chở 133 hành khách, trong đó có 104 người Mỹ bị 2 tên không tặc võ trang bằng súng cướp máy bay. Ngày 30 sau đó, 39 con tin mới được thả ở Beirut ( Lebanon ). Sau đó 6 người Mỹ bị bắn chết ở San Salvador.

-Tháng 8 - 1985, 1 căn cứ quân sự cuả Mỹ tại Frankfurt ( Đức Quốc ) bị đánh bom, làm 2 người chết, 20 người bị thương.

-Ngày 21 tháng 11 - 1985, bọn không tặc tấn công hành khách người Mỹ , cướp chiếc máy bay Boeing 737 cuả hãng hàng không Ai Cập cất cánh từ Athens, giết chết 59 người khi lực lượng vũ trang Ai Cập tấn công giải thoát con tin tại Malta ngày 24 sau đó.

-Tháng 12 - 1985 : Cơ quan cuả hãng hàng Không Mỹ và Do Thái bị bọn khủng bố tấn công cùng một lúc ở Rome ( Ý Đại Lợi) vì bọn này đánh giá Mỹ và Do Thái cùng là một kẻ thù cuả chúng, giết chết 20 người .

- Tháng 4 - 1986 : Bọn khủng bố đánh bom một nhà hàng ở Berlin - Đức Quốc, giết chết 1 và làm bị thương 44 quân nhân Mỹ.

- Ngày 21 -12 -1988, bọn khủng bố đánh bom tiêu diệt chiếc máy bay Boeing 747 cuả hãng Pan - American, làm nổ tung và đâm xuống vùng Lockerbie, thuộc Scotland, làm chết 259 người trên phi cơ và giết chết 11 người dưới đất khi máy bay đâm cuống.

- Ngày 29 - 3 -1993, cũng toà nhà World Trade Center ở New York vưà qua, bị bọn khủng bố đánh bom ở dưới hầm đậu xe, làm chết 6 người và cả ngàn người bị thương, 5 tên khủng bố bị bắt.

- Tháng 4 - 1995, Toà nhà Liên bang ở Oklahoma City bị đánh bom, giết chết 168 người. Tên khủng bố Timothy Mc Veigh bị bắt và mới bị chích thuốc độc, chịu án tử hình mới đây.

- Tháng 7 -1996, 1 căn cứ quân sự cuả Mỹ ở Khobar (Saudi Arabia) bị đánh bom chở trên xe truck , giết chết 19 quân nhân Mỹ và 400 người bị thương.

-Tháng 7 -1996, bọn khủng bố đánh bom nhằm vào buổi hoà nhạc ngoài trời tại Thế Vận Hội muà hè (Summer Olympic Games) tại Atlanta, giết chết 2 và làm bị thương 110 người.

- Tháng 6 - 1998: Toà Đại Sứ Mỹ ở Beirut - Lebanon, bị tấn công bằng hoả tiễn.

- Tháng 8 - 1998 : Hai Toà Đại Sứ Mỹ ở Kenya và Tanzania bị đánh bom, chết 260 người và bị thương hơn 5000 người.

- Ngày 15 -12 - 1998 ; Tên trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden công khai tuyên bố sẽ tấn công các mục tiêu quân sự và chính quyền cuả Mỹ tại vùng Vịnh Ba-Tư (Persian Gulf).

- Tháng 2 - 2000, toà nhà 40 tầng cuả ngân hàng Barclays ở sát bên Wall Street New York bị đánh bom.

- Tháng 10 -2000: Căn cứ Hải Quân cuả Mỹ tại quân cảng Aden ở Yemen bị đánh bom, làm chết 17 người vv...

Đó là mới kể một số những vụ tấn công khủng bố điển hình, nhắm vào nước Mỹ mà thôi. Còn những vụ khủng bố khác, hoặc đánh vào nhân dân nước Mỹ hay đánh vào các nước đồng minh, bạn bè cuả nước mỹ thì khó mà kể cho hết.

Tội ác cuả bọn khủng bố quả thực tầy trời, không cách nào tha thứ nổi. Vụ tấn công thẳng vào Thủ Đô nước Mỹ và vào Toà nhà World Trade Center ở New York ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy sức mạnh của bọn khủng bố bây giờ đã có tầm vóc mới, ngày càng quy mô hơn, tàn độc hơn. Điều này đã thức tỉnh nước Mỹ và thức tỉnh thế giới. Nếu không chận đứng, không tiêu diệt, không bứng tận gốc bọn khủng bố thì một tương lai không xa, nhân loại, thế giới văn minh, tiến bộ, yêu chuộng tự do, dân chủ sẽ phải đương đầu với một đại hoạ còn kinh khủng, ghê gớm hơn gấp bội.

Công việc diệt trừ bọn khủng bố quốc tế sẽ vô cùng khó khăn gian khổ, không thể chỉ giải quyết chớp nhoáng bằng những vũ khí chiến tranh hiện đại nhất theo hình thức chiến tranh quy ước.

Đối thủ cuả Mỹ và các quốc gia Đồng Minh trong cuộc chiến tranh này là những kẻ có đặc tính cuồng tín, cực đoan về tôn giáo, mang trong tim trong óc một tinh thần quyết tử cho một cuộc Thánh Chiến, mong áp đặt sự thống trị về tư tưởng về tôn giáo quái đản cuả mình trên toàn thể nhân loại.

Bộ máy chỉ huy chiến tranh diệt trừ khủng bố phải động viên và kết hợp được mọi phương diện quân sự, chính trị, tôn giáo, ngoại giao, kinh tế, tài chánh, an ninh, tình báo. Cuộc chiến ấy đòi hỏi những sách lược chiến tranh đặc biệt phức tạp hơn, có lẽ khó tìm thấy trong các Binh Thư nổi tiếng cổ xưa cũng như cận đại.

*

Là một công dân Hoa Kỳ, coi nơi này là Quê Hương thứ hai cuả mình, và là kẻ đã dâng hiến gần hết cuộc đời cho những cuộc đấu tranh vì Tự Do, Dân Chủ, Hạnh Phúc cuả con người, nhân dịp tưởng niệm một năm ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công, tôi thành tâm cầu nguyện. -Xin Thượng Đế ban cho :

- Oán thù được gỡ ra mà đừng thắt lại.

- Hoà bình vĩnh cửu sẽ đến và tồn tại mãi mãi trên trái đất này.

- God Bless America!

San Diego, 10-9-2002

Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,823,534
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến