Hôm nay,  

Rừng Việc Và Rừng... Luật Ở Mỹ

18/09/200200:00:00(Xem: 254961)
Người viết: HÀ TUỆ VIỆT

Bài tham dự số: 2-643-vb80915

Hà Tuệ Việt đang làm báo ở Little Saigon. Ông viết “Xin giấu tên thật, vì bài sau đây mượn các sự việc đọc được trên báo Mỹ, không phải là sáng tác để hãnh diện, mà chỉ là góp vui cùng các bạn đang “Viết Về Nước Mỹ” trên Việt Báo. Ông Việt còn viết thêm trong eMail “Cuộc đời thật phong phú và đa dạng hơn trí tưởng tượng (trong sáng tác) nhiều lắm.” Mong ông sẽ tiếp tục góp vui.

*

Không ai có khả năng biết hết nước Mỹ, kể cả người Mỹ, huống chi di dân. Viết thư gửi người nhà ở VN, tôi có nhận xét như thế, và nghiệm thấy luôn luôn đúng. Mấy ông bạn Mỹ của tôi cũng công nhận.

Tới Mỹ năm 1994, tôi giữ thói quen đọc báo, như trước kia hàng ngày đọc tờ Chính Luận. Ngoài vài tờ báo Việt ngữ, tôi đặt mua hàng tháng tờ San Francisco Chronicle (tôi tái định cư ở San Francisco, vì người bảo trợ bỏ neo tại đó), và hàng tuần lấy thêm vài tờ lá cải. Những tạp chí miễn phí này để trong thùng, đặt ở các góc phố.

Xã hội Mỹ thiên hình vạn trạng hiện ra hết trên báo, cứ xem thử thì thấy. Ngoài các mục thời sự thế giới và địa phương là vô số điều lạ lùng: người thọ nhất thế giới 122 tuổi, quả bí đỏ lớn nhất thế giới nặng trên 300 pound, tỉ phú ngoài 80 tuổi lấy vợ 29 tuổi, thư bỏ trong chai ném xuống biển khi có người vớt được người nhận đã qua đời từ vài chục năm ...

Đọc qua các mục quảng cáo thì biết rõ hơn nữa xã hội quanh mình đang cần những nghề gì, và chừng đó mới thấy vô số chuyện rắc rối của cuộc đời: cho tinh trùng lãnh năm mươi đô (nhưng phải dưới 45 tuổi!), tình nguyện thử một phương pháp điều trị mới được vài trăm đô. Nhưng, cũng phải đề phòng bị dụ dỗ. Nhiều cạm bẫy moi tiền người tiêu thụ lắm, tinh vi đến mức nạn nhân (gọi là nạn nhân cũng không phải là sai) không kiện cáo gì được. Một thí dụ: máy nghe đĩa CD quảng cáo ở những tờ giấy màu đẹp đẽ bỏ vào hộp thư của từng gia đình rõ ràng rẻ hơn thị trường từ năm mươi đến một trăm đô, điền giấy đặt hàng, khi nhận hàng, xem phía sau máy, thì cũng là nhãn hiệu nhà sản xuất đó, nhưng do một xưởng Trung Quốc gia công (công nhân có thể là tù!) - hẳn phải rẻ thôi. Hố rồi còn gì, đành ngậm bồ hòn.

Về việc làm, thấy tiệm tỉa lông chó, làm đẹp chó trên phố Polk (San Francisco) tôi đã thấy lộn ruột. Mà đã hết đâu. Dắt chó vòng vòng ngoài đường cho nó đi ỉa được trả công, nhà giàu ít thì giờ mướn người làm thay họ mỗi sáng. Chở chó đi thú y cũng vậy - có ông da đen thử mở dịch vụ, nhận làm việc đó, vài tháng sau phải sắm thêm một chiếc van để người nhà làm.

Nhà giàu bận rộn không thể hầu được cha mẹ già mướn người ngoài làm thay, đến nhà tiếp chuyện và đưa cha mẹ già của họ đi chơi, đi shopping - trên mục rao vặt của báo, họ đăng là cần companion.

Ngòai ra, việc giao hàng (delivery) thì vô số: bỏ báo nhà, bỏ báo thùng, giao hoa, giao đồ ăn Tàu, giao bánh pizza, giao phụ tùng xe hơi vv... Chỉ cần bằng lái xe và biết coi bản đồ (phe ta đông người đi lính, chuyện này dễ ợt).

Phải nói là RỪNG VIỆC, không sai. Vô số việc mà người Việt tị nạn chúng ta chưa thấy bao giờ. Gần đây nhất, trên báo có một chuyện lạ và thú vị.

Một vùng thôn quê lộng gió bắt đầu hốt bạc, nhờ ... gió. Thậm chí dân địa phương còn tiên đoán rằng sẽ có một ngày, chẳng ai trồng cấy gì nữa. Gió làm chạy những cột chong chóng, quay tua-bin, biến thành điện. Gió là năng lượng miễn phí, trời cho. Được coi là một kỹ thuật phụ trợ, nhưng sức gió biến thành tiền, như là một nguồn cung cấp điện ít tốn kém và sạch.

Vùng được nói đến ở đây là quận Sherman của bang Oregon, có dòng sông Columbia chảy qua giữa các ngọn đồi. Nông dân ba đời John Hilderbrand đã có một thời gian nguyền rủa những trận gió lồng lộng réo hú qua cộng đồng thôn dã của ông, tung bụi và gây hư hại mùa màng. Nhưng nay, ông đã có thể bỏ luôn nghề địa ốc bán thời gian, mà còn có tiền rủng rỉnh đi nghỉ mát Costa Rica, Panama. Hàng chục chong chóng trong vùng giáp ranh bang Washington và bang Oregon nhô lên trên đường chân trời ngoằn ngoèo, quay lười biếng giữa cánh đồng. Chỉ mới cho thuê chỗ đặt 5 cột chong chóng trên mảnh đất 1120 acres (trên 440 hecta), Hilderbrand cười mím chi mà bảo rằng “được lắm!” - nhưng không tiết lộ là bao nhiêu.

Theo dò hỏi của nhà báo, giá cho thuê chỗ đặt cột chong chóng là mười lăm ngàn sau khi dựng lên, và hàng năm một cột được trả năm ngàn. Chưa hết, chủ đất được trả thêm hai ngàn về bảo tồn đất đai, khi công ty khai thác gió làm điện lui tới khảo sát kỹ thuật, duy tu máy.

Hãy gặp một nông dân khác! Ông Terry Kaseberg, gia đình trồng lúa mì từ ba đời, nói: chẳng cần phải là người có đầu óc tính toán (no-brainer, chữ của nhà báo Mỹ), Hãy ngồi xuống, cầm lấy cây bút chì, tính ra ngay. Có lộc mà chẳng mất gì (getting something for nothing). Ông cho mướn chỗ đặt năm cột tua-bin. Hiện có hai nhà kinh doanh phát điện bằng sức gió đang muốn thương lượng, thuê chỗ. Dự án phát triển cột chong chóng của một trong các nhà khai thác sức gió, công ty Northwestern Wind Power, đã chi ra 24 triệu để dựng 16 cột chong chóng ở quận Sherman.

Hoạt động kinh doanh mới đẻ ra ngay các nhóm “canh chừng”(watchdog)tình nguyện bảo vệ phe có thể là nạn nhân của lợi dụng. Các nhóm này là tập hợp những luật sư có thiện chí hoạt động xã hội, cũng có thể để tìm kinh nghiệm, hoặc tạo sự hiện diện. Trong trường hợp cho thuê đất đặt các chong chóng phát điện, quả thực các chủ đất không thể lường được lợi nhuận phát sinh, để có thể phỏng đoán phần chia của mình và phần chia thế nào là tương xứng, công bằng.

Mới thấy, sự đời có lắm điều lạ, không ai biết hết, cũng không thể học cho hết. Cho nên, ở nước Mỹ này, việc gì dính đến RỪNG LUẬT, cứ phải nhờ các thầy áo đen, không như ở quê ta, công an bảo “mồm tao là luật” (như khi nói với luật sư Lê Chí Quang), dùng luật rừng ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng, học đòi kinh tế thị trường thì phải học luật của tư bản chứ "

Hãy xem trường hợp công ty nhà hàng McDonald. Lẽ đời, xưa nay bao giờ người mua cũng thua người bán. Dân Mỹ không ai chưa một lần ăn bánh McDonald, nhất là giới trẻ, tan học phải đi làm ngay, ghé mua một bịch, dằn bụng, khỏi về nhà ăn mất thì giờ, hay là từ chỗ làm này tới thẳng chỗ làm khác làm thêm cho đủ tiền xài sau khi trả bill. Nào có ai biết khoai tây chiên chiên bằng loại dầu nào, ảnh hưởng ra sao đối với sức khỏe. McDonald tự ý thay đổi. Đầu Tháng 9-2002, họ báo tin dùng loại dầu chiên chỉ chứa 16 % chất béo bão hòa và 48 % acid chuyển hóa thành chất béo. Trong những năm gần đây, các đối thủ cạnh tranh của McDonald quảng cáo các món ăn có hàm lượng chất béo thấp hơn trong thực đơn của họ. Theo thống kê, khoảng 50 triệu dân Mỹ có thể trọng được xem là quá mức trung bình. Từ Tháng 10, McDonald dùng dầu chiên ít béo hơn tại tất cả 13,000 nhà hàng trong nước.

Hãy học và bắt chước người Mỹ. Họ chịu bỏ nhiều công nghiên cứu. Người Nhật giỏi là thế, mà Yahoo Japan rập khuôn Yahoo Mỹ, kết quả tốt. Tôi xin theo gương người Nhật cái đã, thưa đồng bào.

Hà Tuệ Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,160,446
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Nhạc sĩ Cung Tiến