Hôm nay,  

Rừng Việc Và Rừng... Luật Ở Mỹ

18/09/200200:00:00(Xem: 255156)
Người viết: HÀ TUỆ VIỆT

Bài tham dự số: 2-643-vb80915

Hà Tuệ Việt đang làm báo ở Little Saigon. Ông viết “Xin giấu tên thật, vì bài sau đây mượn các sự việc đọc được trên báo Mỹ, không phải là sáng tác để hãnh diện, mà chỉ là góp vui cùng các bạn đang “Viết Về Nước Mỹ” trên Việt Báo. Ông Việt còn viết thêm trong eMail “Cuộc đời thật phong phú và đa dạng hơn trí tưởng tượng (trong sáng tác) nhiều lắm.” Mong ông sẽ tiếp tục góp vui.

*

Không ai có khả năng biết hết nước Mỹ, kể cả người Mỹ, huống chi di dân. Viết thư gửi người nhà ở VN, tôi có nhận xét như thế, và nghiệm thấy luôn luôn đúng. Mấy ông bạn Mỹ của tôi cũng công nhận.

Tới Mỹ năm 1994, tôi giữ thói quen đọc báo, như trước kia hàng ngày đọc tờ Chính Luận. Ngoài vài tờ báo Việt ngữ, tôi đặt mua hàng tháng tờ San Francisco Chronicle (tôi tái định cư ở San Francisco, vì người bảo trợ bỏ neo tại đó), và hàng tuần lấy thêm vài tờ lá cải. Những tạp chí miễn phí này để trong thùng, đặt ở các góc phố.

Xã hội Mỹ thiên hình vạn trạng hiện ra hết trên báo, cứ xem thử thì thấy. Ngoài các mục thời sự thế giới và địa phương là vô số điều lạ lùng: người thọ nhất thế giới 122 tuổi, quả bí đỏ lớn nhất thế giới nặng trên 300 pound, tỉ phú ngoài 80 tuổi lấy vợ 29 tuổi, thư bỏ trong chai ném xuống biển khi có người vớt được người nhận đã qua đời từ vài chục năm ...

Đọc qua các mục quảng cáo thì biết rõ hơn nữa xã hội quanh mình đang cần những nghề gì, và chừng đó mới thấy vô số chuyện rắc rối của cuộc đời: cho tinh trùng lãnh năm mươi đô (nhưng phải dưới 45 tuổi!), tình nguyện thử một phương pháp điều trị mới được vài trăm đô. Nhưng, cũng phải đề phòng bị dụ dỗ. Nhiều cạm bẫy moi tiền người tiêu thụ lắm, tinh vi đến mức nạn nhân (gọi là nạn nhân cũng không phải là sai) không kiện cáo gì được. Một thí dụ: máy nghe đĩa CD quảng cáo ở những tờ giấy màu đẹp đẽ bỏ vào hộp thư của từng gia đình rõ ràng rẻ hơn thị trường từ năm mươi đến một trăm đô, điền giấy đặt hàng, khi nhận hàng, xem phía sau máy, thì cũng là nhãn hiệu nhà sản xuất đó, nhưng do một xưởng Trung Quốc gia công (công nhân có thể là tù!) - hẳn phải rẻ thôi. Hố rồi còn gì, đành ngậm bồ hòn.

Về việc làm, thấy tiệm tỉa lông chó, làm đẹp chó trên phố Polk (San Francisco) tôi đã thấy lộn ruột. Mà đã hết đâu. Dắt chó vòng vòng ngoài đường cho nó đi ỉa được trả công, nhà giàu ít thì giờ mướn người làm thay họ mỗi sáng. Chở chó đi thú y cũng vậy - có ông da đen thử mở dịch vụ, nhận làm việc đó, vài tháng sau phải sắm thêm một chiếc van để người nhà làm.

Nhà giàu bận rộn không thể hầu được cha mẹ già mướn người ngoài làm thay, đến nhà tiếp chuyện và đưa cha mẹ già của họ đi chơi, đi shopping - trên mục rao vặt của báo, họ đăng là cần companion.

Ngòai ra, việc giao hàng (delivery) thì vô số: bỏ báo nhà, bỏ báo thùng, giao hoa, giao đồ ăn Tàu, giao bánh pizza, giao phụ tùng xe hơi vv... Chỉ cần bằng lái xe và biết coi bản đồ (phe ta đông người đi lính, chuyện này dễ ợt).

Phải nói là RỪNG VIỆC, không sai. Vô số việc mà người Việt tị nạn chúng ta chưa thấy bao giờ. Gần đây nhất, trên báo có một chuyện lạ và thú vị.

Một vùng thôn quê lộng gió bắt đầu hốt bạc, nhờ ... gió. Thậm chí dân địa phương còn tiên đoán rằng sẽ có một ngày, chẳng ai trồng cấy gì nữa. Gió làm chạy những cột chong chóng, quay tua-bin, biến thành điện. Gió là năng lượng miễn phí, trời cho. Được coi là một kỹ thuật phụ trợ, nhưng sức gió biến thành tiền, như là một nguồn cung cấp điện ít tốn kém và sạch.

Vùng được nói đến ở đây là quận Sherman của bang Oregon, có dòng sông Columbia chảy qua giữa các ngọn đồi. Nông dân ba đời John Hilderbrand đã có một thời gian nguyền rủa những trận gió lồng lộng réo hú qua cộng đồng thôn dã của ông, tung bụi và gây hư hại mùa màng. Nhưng nay, ông đã có thể bỏ luôn nghề địa ốc bán thời gian, mà còn có tiền rủng rỉnh đi nghỉ mát Costa Rica, Panama. Hàng chục chong chóng trong vùng giáp ranh bang Washington và bang Oregon nhô lên trên đường chân trời ngoằn ngoèo, quay lười biếng giữa cánh đồng. Chỉ mới cho thuê chỗ đặt 5 cột chong chóng trên mảnh đất 1120 acres (trên 440 hecta), Hilderbrand cười mím chi mà bảo rằng “được lắm!” - nhưng không tiết lộ là bao nhiêu.

Theo dò hỏi của nhà báo, giá cho thuê chỗ đặt cột chong chóng là mười lăm ngàn sau khi dựng lên, và hàng năm một cột được trả năm ngàn. Chưa hết, chủ đất được trả thêm hai ngàn về bảo tồn đất đai, khi công ty khai thác gió làm điện lui tới khảo sát kỹ thuật, duy tu máy.

Hãy gặp một nông dân khác! Ông Terry Kaseberg, gia đình trồng lúa mì từ ba đời, nói: chẳng cần phải là người có đầu óc tính toán (no-brainer, chữ của nhà báo Mỹ), Hãy ngồi xuống, cầm lấy cây bút chì, tính ra ngay. Có lộc mà chẳng mất gì (getting something for nothing). Ông cho mướn chỗ đặt năm cột tua-bin. Hiện có hai nhà kinh doanh phát điện bằng sức gió đang muốn thương lượng, thuê chỗ. Dự án phát triển cột chong chóng của một trong các nhà khai thác sức gió, công ty Northwestern Wind Power, đã chi ra 24 triệu để dựng 16 cột chong chóng ở quận Sherman.

Hoạt động kinh doanh mới đẻ ra ngay các nhóm “canh chừng”(watchdog)tình nguyện bảo vệ phe có thể là nạn nhân của lợi dụng. Các nhóm này là tập hợp những luật sư có thiện chí hoạt động xã hội, cũng có thể để tìm kinh nghiệm, hoặc tạo sự hiện diện. Trong trường hợp cho thuê đất đặt các chong chóng phát điện, quả thực các chủ đất không thể lường được lợi nhuận phát sinh, để có thể phỏng đoán phần chia của mình và phần chia thế nào là tương xứng, công bằng.

Mới thấy, sự đời có lắm điều lạ, không ai biết hết, cũng không thể học cho hết. Cho nên, ở nước Mỹ này, việc gì dính đến RỪNG LUẬT, cứ phải nhờ các thầy áo đen, không như ở quê ta, công an bảo “mồm tao là luật” (như khi nói với luật sư Lê Chí Quang), dùng luật rừng ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng, học đòi kinh tế thị trường thì phải học luật của tư bản chứ "

Hãy xem trường hợp công ty nhà hàng McDonald. Lẽ đời, xưa nay bao giờ người mua cũng thua người bán. Dân Mỹ không ai chưa một lần ăn bánh McDonald, nhất là giới trẻ, tan học phải đi làm ngay, ghé mua một bịch, dằn bụng, khỏi về nhà ăn mất thì giờ, hay là từ chỗ làm này tới thẳng chỗ làm khác làm thêm cho đủ tiền xài sau khi trả bill. Nào có ai biết khoai tây chiên chiên bằng loại dầu nào, ảnh hưởng ra sao đối với sức khỏe. McDonald tự ý thay đổi. Đầu Tháng 9-2002, họ báo tin dùng loại dầu chiên chỉ chứa 16 % chất béo bão hòa và 48 % acid chuyển hóa thành chất béo. Trong những năm gần đây, các đối thủ cạnh tranh của McDonald quảng cáo các món ăn có hàm lượng chất béo thấp hơn trong thực đơn của họ. Theo thống kê, khoảng 50 triệu dân Mỹ có thể trọng được xem là quá mức trung bình. Từ Tháng 10, McDonald dùng dầu chiên ít béo hơn tại tất cả 13,000 nhà hàng trong nước.

Hãy học và bắt chước người Mỹ. Họ chịu bỏ nhiều công nghiên cứu. Người Nhật giỏi là thế, mà Yahoo Japan rập khuôn Yahoo Mỹ, kết quả tốt. Tôi xin theo gương người Nhật cái đã, thưa đồng bào.

Hà Tuệ Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,568,875
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Nhạc sĩ Cung Tiến