Hôm nay,  

Tình Yêu Trong Thơ Và Tình Yêu Ở Mỹ

18/10/200200:00:00(Xem: 146512)
Người viết: KIM TRẦN

Bài tham dự số: 3016-663-vb61017

Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba. Như tựa đề, nội dung bài viết nói lên những ưu tư về tình yêu từ thơ (và mộng) tới thực tế của tuổi trẻ Việt tại Hoa Kỳ hiện nay. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.

+

Tình yêu đôi lứa vốn là đề tài muôn thuở của các nhà thi sĩ, nhà văn, nhạc sĩ… qua bao nhiêu thế hệ. Từ thuở xa xưa, tình yêu được biểu hiện qua những câu thơ, bài hát mà sau này đã trở thành một trong những khía cạnh tiêu biểu của kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vô giá cũng như trong nền văn học không chỉ Việt nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới.

Những ai sinh ra và lớn lên nơi đất Việt chắc hẳn biết đến câu ca dao quen thuộc tuy mộc mạc đơn sơ mà thắm được ân tình: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua" từng chữ đơn sơ và giản dị ấy lại mang đậm một tình yêu sâu sắc.

Tuy yêu thắm thiết nhưng lời tỏ tình của những đôi trai gái thời xưa lại rất mộc mạc "Nhớ em bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than"…. "thò tay em ngắt cọng ngò, thương anh đứt ruột giả đò làm ngơ".

Từ những lời tỏ tình thiết tha chất phát đã tạo nên những lời ước hẹn ước thủy chung trọn đời. "Thuyền về có nhớ bên chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".

Tình yêu đôi lứa qua bao nhiêu thế hệ đã dần dần đi vào nền văn học và sẽ mãi mãi là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của cuộc sống, tình yêu ngày càng thắm đượm trong nền văn học Việt nam và trong lòng mỗi con người.

Hẳn ai trong những người yêu và hiểu biết văn học Việt Nam đều đã từng nghe đến cái tên thật quen thuộc của một trong những bậc thầy của thơ tình Xuân Diệu. Ông đã để lại cho thế hệ sau này những bài thơ tình tuyệt mỹ mà mỗi lần đọc là mỗi lần vọng lại những cung bậc yêu thương chan chứa ân tình "Yêu" là một trong những bài nổi tiếng của ông:

"Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết…."

Hình như những ai từng yêu đều phải trải qua sóng gió và thử thách, nhưng không vì vậy mà tình yêu trở nên vô vị và tầm thường. Tình yêu là hy sinh và dâng hiến:

"Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng phalê"

(Biển-Xuân Diệu)

Khi người ta càng yêu thì lòng đố kỵ và ghen tuông sẽ trỗi dậy như một bản năng tự nhiên mong muốn người mình yêu mãi mãi là của mình:

"Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai

Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi

Đừng ôm gối chiếc đêm hay ngủ

Đừng tắm chiều nay biển lắm người"

(Ghen- Nguyễn Bính)

Có nói đến vạn lời, có biết đến vạn chữ cũng không thể diễn đạt được hết ý nghĩa của hai chữ tình yêu. Tình yêu trong thế giới văn học, những chàng trai, cô gái, những cặp tình nhân vẫn đang sống, đang cảm xúc và hưởng thụ mãi mãi hương vị sống động và bất tuyệt này.

Ngày nay, nam nữ thanh niên Mỹ muốn sống một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu những chàng trai cô gái hiện đại làm sao hiểu nổi cái quan niệm "nam nữ thọ thọ bất thân" của các cụ ngày xưa, có lẽ nó đã vĩnh viễn biến mất trong quan hệ nam nữ. Tôi vẫn nhớ đến tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu nhất là đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và khi nàng Nguyệt Nga xinh đẹp định bước ra khỏi xe để tạ ơn thì anh chàng Lục Vân Tiên vội ngăn lại:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"

Khoảng cách của trai gái thời xưa là thế. Còn bây giờ, cưới vàng, cưới bạc không còn làm cho người ta hâm mộ, tình yêu đơn phương đã trở thành câu chuyện quá khứ xa xôi. Ở cái xứ tự do và bình đẳng này, chẳng còn ai cảm thấy xấu hổ về vấn đề tình dục. Thậm chí, ngay cả những thiếu niên mới bước vào tuổi dậy thì đã biết nói đến quan hệ nam nữ thao thao bất tuyệt. Những chuyện "thử tí" hay "ăn cơm trước kẻng" …đối với bạn trẻ ở Mỹ đã thành thói thường từ "khuya" rồi.

Đối với những thanh thiếu niên sống và lớn lên ở Mỹ, định nghĩa của tình yêu dường như rất mơ hồ, họ vui chơi đùa cợt với hàng chục người khác nhau với câu nói mà tôi đã giựt mình khi nghe nói từ bạn tôi "Tao chẳng mất gì cả, còn gì mà mất, tao còn có quyền lựa chọn nữa".

Chuyện tìm kiếm "người yêu" dường như rất dễ dàng đối với một số nam nữ, chỉ cần lên internet vào một số website hay chatroom, sau vài lời chào hỏi làm quen, trao đổi hình ảnh, nếu thấy hợp thì tiến tới hẹn hò và thế là thành "người yêu" của nhau, đến lúc không thích nữa thì "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi". Họ chia tay nhau trong dửng dưng, không bận tâm hay luyến tiếc điều gì, không còn chuyện đau đớn chết dở vì hai chữ "thất tình" nữa vì đối với họ, tình yêu rất dễ tìm và luôn luôn có ở xung quanh. Hiện nay khá phổ biến nam nữ thanh niên suy nghĩ vậy.

Cùng với sự nâng cao về địa vị xã hội, rất nhiều nam nữ thanh niên muốn giành quyền như nam giới và không cam chịu là phái yếu.

Tình yêu đôi lứa của nam nữ ở Mỹ rất cuồng nhiệt và không biên giới. Họ bắt đầu biết đến "yêu" khi mới bước vào tuổi vị thành niên. Thân hình, nghề nghiệp, gia đình, tuổi tác…đều không còn là vấn đề quan trọng và hơn nữa ở cái xứ tự do này vấn đề quan hệ tình dục là chuyện thường tình. Thậm chí thật đau lòng khi sự thật có những thanh niên nam nữ bên này xem chuyện quan hệ trai gái yêu đương là trò vui qua đường.

Từ những năm 80 đến nay, người Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ ngày càng nhiều, những cuộc hôn nhân với người không cùng màu da ánh mắt đã trở nên phổ biến, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài không còn là chuyện lạ có thật nữa. Đi trên đường phố California, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy người đàn ông tóc vàng, mắt biếc nắm lấy tay cô bạn gái Việt Nam hoặc một cô gái Á Châu ôm hôn anh chàng Mỹ trắng. Trên thực tế, những cô gái Châu Á như những cô gái Việt rất dễ gây ấn tượng với một số chàng trai ngoại quốc với vóc dáng nhỏ nhắn và thân hình mỹ miều thon gọn. Và hẳn không ít các cô gái Việt rất thích những chàng trai ngoại quốc với ngoại hình khôi ngô, tuấn tú, đĩnh đạc…

Tình yêu nam nữ thời hiện đại ở Mỹ có thể nói là hiện tượng "quá trời". Qua bài viết này, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nam nữ đang ở lứa tuổi đang yêu một cái nhìn, khía cạnh tốt đẹp, một chút hương vị ngọt ngào hơn về tình yêu đôi lứa trong nền văn học nước nhà với lời khuyên chân thành: Tình yêu là một thứ rất thiêng liêng và quý giá, nuôi dưỡng niềm khao khát đó chính là nuôi dưỡng tình yêu, hãy trân trọng và giữ gìn nó như bảo vệ hạnh phúc của chính bản thân mình.

"Đó tình yêu em muốn nói cùng anh

Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng

Lòng chung thủy duy trì sự sống

Cho con người thật sự người hơn"

(Nói cùng anh-Xuân Quỳnh)

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,273,756
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến