Hôm nay,  

Tình Yêu Trong Thơ Và Tình Yêu Ở Mỹ

18/10/200200:00:00(Xem: 146987)
Người viết: KIM TRẦN

Bài tham dự số: 3016-663-vb61017

Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba. Như tựa đề, nội dung bài viết nói lên những ưu tư về tình yêu từ thơ (và mộng) tới thực tế của tuổi trẻ Việt tại Hoa Kỳ hiện nay. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.

+

Tình yêu đôi lứa vốn là đề tài muôn thuở của các nhà thi sĩ, nhà văn, nhạc sĩ… qua bao nhiêu thế hệ. Từ thuở xa xưa, tình yêu được biểu hiện qua những câu thơ, bài hát mà sau này đã trở thành một trong những khía cạnh tiêu biểu của kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vô giá cũng như trong nền văn học không chỉ Việt nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới.

Những ai sinh ra và lớn lên nơi đất Việt chắc hẳn biết đến câu ca dao quen thuộc tuy mộc mạc đơn sơ mà thắm được ân tình: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua" từng chữ đơn sơ và giản dị ấy lại mang đậm một tình yêu sâu sắc.

Tuy yêu thắm thiết nhưng lời tỏ tình của những đôi trai gái thời xưa lại rất mộc mạc "Nhớ em bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than"…. "thò tay em ngắt cọng ngò, thương anh đứt ruột giả đò làm ngơ".

Từ những lời tỏ tình thiết tha chất phát đã tạo nên những lời ước hẹn ước thủy chung trọn đời. "Thuyền về có nhớ bên chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".

Tình yêu đôi lứa qua bao nhiêu thế hệ đã dần dần đi vào nền văn học và sẽ mãi mãi là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của cuộc sống, tình yêu ngày càng thắm đượm trong nền văn học Việt nam và trong lòng mỗi con người.

Hẳn ai trong những người yêu và hiểu biết văn học Việt Nam đều đã từng nghe đến cái tên thật quen thuộc của một trong những bậc thầy của thơ tình Xuân Diệu. Ông đã để lại cho thế hệ sau này những bài thơ tình tuyệt mỹ mà mỗi lần đọc là mỗi lần vọng lại những cung bậc yêu thương chan chứa ân tình "Yêu" là một trong những bài nổi tiếng của ông:

"Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết…."

Hình như những ai từng yêu đều phải trải qua sóng gió và thử thách, nhưng không vì vậy mà tình yêu trở nên vô vị và tầm thường. Tình yêu là hy sinh và dâng hiến:

"Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng phalê"

(Biển-Xuân Diệu)

Khi người ta càng yêu thì lòng đố kỵ và ghen tuông sẽ trỗi dậy như một bản năng tự nhiên mong muốn người mình yêu mãi mãi là của mình:

"Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai

Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi

Đừng ôm gối chiếc đêm hay ngủ

Đừng tắm chiều nay biển lắm người"

(Ghen- Nguyễn Bính)

Có nói đến vạn lời, có biết đến vạn chữ cũng không thể diễn đạt được hết ý nghĩa của hai chữ tình yêu. Tình yêu trong thế giới văn học, những chàng trai, cô gái, những cặp tình nhân vẫn đang sống, đang cảm xúc và hưởng thụ mãi mãi hương vị sống động và bất tuyệt này.

Ngày nay, nam nữ thanh niên Mỹ muốn sống một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu những chàng trai cô gái hiện đại làm sao hiểu nổi cái quan niệm "nam nữ thọ thọ bất thân" của các cụ ngày xưa, có lẽ nó đã vĩnh viễn biến mất trong quan hệ nam nữ. Tôi vẫn nhớ đến tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu nhất là đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và khi nàng Nguyệt Nga xinh đẹp định bước ra khỏi xe để tạ ơn thì anh chàng Lục Vân Tiên vội ngăn lại:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"

Khoảng cách của trai gái thời xưa là thế. Còn bây giờ, cưới vàng, cưới bạc không còn làm cho người ta hâm mộ, tình yêu đơn phương đã trở thành câu chuyện quá khứ xa xôi. Ở cái xứ tự do và bình đẳng này, chẳng còn ai cảm thấy xấu hổ về vấn đề tình dục. Thậm chí, ngay cả những thiếu niên mới bước vào tuổi dậy thì đã biết nói đến quan hệ nam nữ thao thao bất tuyệt. Những chuyện "thử tí" hay "ăn cơm trước kẻng" …đối với bạn trẻ ở Mỹ đã thành thói thường từ "khuya" rồi.

Đối với những thanh thiếu niên sống và lớn lên ở Mỹ, định nghĩa của tình yêu dường như rất mơ hồ, họ vui chơi đùa cợt với hàng chục người khác nhau với câu nói mà tôi đã giựt mình khi nghe nói từ bạn tôi "Tao chẳng mất gì cả, còn gì mà mất, tao còn có quyền lựa chọn nữa".

Chuyện tìm kiếm "người yêu" dường như rất dễ dàng đối với một số nam nữ, chỉ cần lên internet vào một số website hay chatroom, sau vài lời chào hỏi làm quen, trao đổi hình ảnh, nếu thấy hợp thì tiến tới hẹn hò và thế là thành "người yêu" của nhau, đến lúc không thích nữa thì "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi". Họ chia tay nhau trong dửng dưng, không bận tâm hay luyến tiếc điều gì, không còn chuyện đau đớn chết dở vì hai chữ "thất tình" nữa vì đối với họ, tình yêu rất dễ tìm và luôn luôn có ở xung quanh. Hiện nay khá phổ biến nam nữ thanh niên suy nghĩ vậy.

Cùng với sự nâng cao về địa vị xã hội, rất nhiều nam nữ thanh niên muốn giành quyền như nam giới và không cam chịu là phái yếu.

Tình yêu đôi lứa của nam nữ ở Mỹ rất cuồng nhiệt và không biên giới. Họ bắt đầu biết đến "yêu" khi mới bước vào tuổi vị thành niên. Thân hình, nghề nghiệp, gia đình, tuổi tác…đều không còn là vấn đề quan trọng và hơn nữa ở cái xứ tự do này vấn đề quan hệ tình dục là chuyện thường tình. Thậm chí thật đau lòng khi sự thật có những thanh niên nam nữ bên này xem chuyện quan hệ trai gái yêu đương là trò vui qua đường.

Từ những năm 80 đến nay, người Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ ngày càng nhiều, những cuộc hôn nhân với người không cùng màu da ánh mắt đã trở nên phổ biến, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài không còn là chuyện lạ có thật nữa. Đi trên đường phố California, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy người đàn ông tóc vàng, mắt biếc nắm lấy tay cô bạn gái Việt Nam hoặc một cô gái Á Châu ôm hôn anh chàng Mỹ trắng. Trên thực tế, những cô gái Châu Á như những cô gái Việt rất dễ gây ấn tượng với một số chàng trai ngoại quốc với vóc dáng nhỏ nhắn và thân hình mỹ miều thon gọn. Và hẳn không ít các cô gái Việt rất thích những chàng trai ngoại quốc với ngoại hình khôi ngô, tuấn tú, đĩnh đạc…

Tình yêu nam nữ thời hiện đại ở Mỹ có thể nói là hiện tượng "quá trời". Qua bài viết này, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nam nữ đang ở lứa tuổi đang yêu một cái nhìn, khía cạnh tốt đẹp, một chút hương vị ngọt ngào hơn về tình yêu đôi lứa trong nền văn học nước nhà với lời khuyên chân thành: Tình yêu là một thứ rất thiêng liêng và quý giá, nuôi dưỡng niềm khao khát đó chính là nuôi dưỡng tình yêu, hãy trân trọng và giữ gìn nó như bảo vệ hạnh phúc của chính bản thân mình.

"Đó tình yêu em muốn nói cùng anh

Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng

Lòng chung thủy duy trì sự sống

Cho con người thật sự người hơn"

(Nói cùng anh-Xuân Quỳnh)

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,703,927
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Nhạc sĩ Cung Tiến