Hôm nay,  

Tình Đời

30/10/200200:00:00(Xem: 119138)
Người viết: LAN ANH

Bài tham dự số: 3026-674-vb31029

Tác giả đang cư ngụ ở Melbourne, Úc châu, cho biết Nam nay bà 31 tuổi,
computer programmer. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể chuyện du lịch lần đầu qua Mỹ từ 1994. Truyện ngắn sau đây là bài viết thứ hai của Lan Anh.

Ông Khương đi theo diện đoàn tụ gia đình do người con gái lớn đứng ra bảo lảnh. Ngày rời Việt Nam, ông mừng không thể nào tả xiết. Bà Khương đã mất từ lâu, hai đứa con thì đang sống ở nước ngoài, một mình ông vào ra thui thủi một mình. Hàng ngày ông cầu nguyện Trời Phật để ông được mau gặp lại hai đứa con yêu bằng xương bằng thịt, chứ không phải qua hình ảnh hay điện thoại.

Những ngày đầu tiên vui mừng hạnh ngộ rồi cũng qua mau. Ông Khương ở chung nhà với cô con gái, còn cậu con trai thì lâu lâu gọi điện thoại hỏi thăm ông. Đối với ông, bao nhiêu đó cũng đủ, cũng quá hạnh phúc so với những ngày vò võ một mình ở bên quê nhà.

Nhưng người đời thường nói “Chén dĩa để trong khay lâu ngày thì nó cũng khua”. Cái nếp sống giữa một ông già sống gần một đời ở VietNam với nếp sống của một cô gái trẻ ở nưóc ngoài đã lâu không thể nào không có sự khác biệt. Mới đầu, hai ba con ông Khương còn cố gắng, mỗi người nhường nhịn một chút, người này gắng sống gượng ép để làm vui lòng người kia. Nhưng sự gượng ép không kéo dài được bao lâu thì xảy ra một chuyện làm ông Khương không thể nào sống chung với cô con gái được nữa.

Số là ông Khương là người miền Nam rặt, ông rất là thích món bún mắm mà có ngườI gọi là bún nước lèo. Món bún mắm này nghe nói nguyên thủy từ Miên. Ngưòi Miên nấu bún này dùng mắm bù hóc, mùi rất nồng. Sau khi món này di nhập qua VietNam, người Việt mình chắc tại không thể chịu nổi mùi mắm bù hóc nên đổi sang nấu bằng mắm cá sặc, mắm cá lóc hay mắm cá linh.

Trời ơi, mỗi lần nghĩ đến tô bún mắm là ông Khương thèm nhõ dãi. Thôi thì cọng bún to trắng muốt, vài cọng hẹ xanh xanh, rồi nào thì là những miếng cá trắng phau, những con tôm đỏ ửng, ở vài nơi còn cho thêm bì và thịt quay vô tô bún nữa. Cái đặc biệt của bún mắm là ở nước lèo. Nước lèo nấu phải làm sao cho thật đậm đà mùi mắm nhưng không được quá nồng, và phải thơm lừng mùi xả và ngải bún. Rau ăn với bún mắm không nhiều, thường trong dĩa rau chỉ thấy giá sống, hẹ sống và húng nhũi, có nơi cho thêm rau muống chẻ và bắp chuối bào. Thêm một gia vị cuối cùng không thể không nhắc đến đó là giấm ớt xay. Vị mắm mặn mặn, quyện vào một chút chua của giấm và một chút cay của ớt thì cho dù một người đã no bụng vẫn có thể húp hết một tô bún mắm như thường.

Từ khi rời VietNam, ông Khương suốt ngày cứ ngồi mơ tưởng đến tô bún mắm. Ông biết rằng ở bên đây cũng có những nhà hàng quảng cáo có món bún mắm trong thực đơn của họ, nhưng ai mà tin được. Món này mà nấu không ngon, nồng mùi mắm và không thơm mùi xả là hỏng bét. Chưa hết, cá hay tôm mà không được tươi thì tô bún chỉ có nưốc đem đổ. Thế là sau bao nhiêu ngày suy nghĩ, ông Khương quyết định sẽ tự tay nấu cho mình một nồi bún mắm thật to để ăn cho đã thèm.

Hên cho ông Khương là mặc dù người Tây không ăn mắm, nhưng muốn mua được mắm cũng không có gì là khó khăn. Cứ việc đi vô shop VietNam hay shop Tàu thì muốn mắm gì cũng có. Một khi đã mua được mắm rồi thì những thành phần khác chỉ là chuyện nhỏ. Sau khi có đầy đủ tất cả các món cần thiết, ông Khương hăng hái bắt tay vào nấu.

Hôm đó trời gần vào đông, vừa sửa soạn, ông Khương vừa nghĩ đến lúc ngồi húp tô bún nóng hổi giữa cái trời lanh lạnh này thì không còn gì thú bằng. Giá như lúc đó mà Thần Chết có hiện lên ra 1 điều kiện, nếu ông Khương chịu chết trước lúc ăn tô bún thì sẽ được lên thiên đàng, nếu không sẽ bị xuống địa ngục thì ông Khương cũng sẽ không ngần ngừ chọn option thứ hai. Ăn tô bún mắm trước đã, rồi có xuống Hỏa Ngục ông cũng vui lòng.


Đang trông trạng thái mơ màng như vậy thì cô con gái đi làm về. Trước khi bước chân vô nhà, cô đã nghe có mùi mắm, nhưng cô nghĩ chắc là của những nhà ViệtNam lân cận bay sang chứ không nghĩ là từ nhà mình bay ra. Bởi vì cô đã căn dặn Ba cô rất nhiều lần là đừng có nấu những món gì có dính dáng mấy con mắm vô, rất là khó ngửi. Và ông Khương cũng đã đồng ý với cô như vậy. Nhưng hôm nay ông Khương quên hết những lời hứa với cô con gái, mãnh lực của tô bún mắm làm ông quên hết tất cả. Chỉ đến khi nghe tiếng cô con gái la lên, ông mới hoàn hồn trở lại.

Hóa ra, khi vào nhà, cô con gái mới tá hỏa tâm tinh khi phát hiện ra cái mùi mà cô cho là khó ngửi đó, từ nhà mình tỏa ra chứ không phải từ nhà hàng xóm hàng xiếc nào hết. Trong cơn giận dữ, cô mắng nhiếc ông Khương không tiếc lời. Ôi, hình ảnh tô bún mắm trong đầu ông Khương bỗng biến mất, nhường chỗ cho một cảm giác ê chề khôn tả. Ông lặng lẽ đem đổ nồi mắm rồi lên giường nằm. Nuối tiếc nồi mắm một, mà nổi buồn trong lòng ông đến một ngàn. Ông không ngờ chỉ vì sợ hôi nhà mà cô con gái của ông hóa ra bà la sát.

Buồn tình, ông gọi cho thằng con trai kể lể sự tình. Người con trai sốt sắng bảo ông Khương cứ đến ở với anh, ông muốn nấu mắm gì cũng được, kể cả mắm bù hóc.

Ông Khương nghe mở cờ trông bụng. Ít ra cũng còn được thằng con trai chứ. Ông khăn gói qua ở nhà thằng con út. Nhưng cũng được chẳng bao lâu thì chén đũa lại khua tiếp. Hóa ra, anh con trai cũng chả tôt bụng gì. Anh biết ông Khương còn một số tiền bán nhà ở Vietnam, nếu ông qua ở với anh thì không ít thì nhiều, ông cũng phải biết điều mà xì ra chút tiền gọi là phụ thêm.

Tiền của ông Khương thì anh lấy, nhưng cái câu hứa cho ông nấu mắm bù hóc cũng được thì chẳng thấy đâu, có thể cái hôm mà anh nói câu đó thì anh đang say rượu chăng.

Ở với con gái không được, con trai cũng chẳng xong, ông Khương quyết định đi làm farm. Thật ra làm farm chỉ là cái cớ, cỡ tuổi ông có làm farm cũng chẳng được bao nhiêu, cái chính là ông chỉ muốn đi xa hai đứa con, càng xa càng tốt. Ông làm farm rồi ở hẳn trên farm luôn.

Trời cho ông có cung Tự xấu nhưng cung Nô thì rất tốt. Những người làm farm chung với ông phần lớn trẻ hơn ông rất nhiều. Họ rất cảm thông khi thấy một người lớn tuổi như ông còn phải cực nhọc, thế là nhờ mọi người giúp một tay, số lượng gặt hái được của ông Khương mỗi cuối ngày cũng kha khá. Tình đời thật là lạ, con cái mình đẻ ra nuôi dưỡng thì không coi mình ra gì, còn người dưng nước lã lại đối với mình thật tốt.

Thế rồi ở hiền gặp lành, ông Khương trúng số. Trước khi quyết định báo tin mình trúng số cho hai đứa con, ông cũng suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng ông tắc lưỡi, thôi kệ tụi nó dù gì cũng là máu mủ của mình.

Thôi thì khỏi phải nói đến phản ứng của hai người con, người nào cũng muốn ông Khương về lại với mình. Sau bao ngày cân nhắc, ông quyết định về ở lại với cô con gái, dù gì con gái nó cũng biết lo lắng cho mình lúc trái gió trở trời hơn những thằng con trai.

Ông Khương về hôm trước, hôm sau đã nghe cô con gái âu yếm hỏi “Ba muốn ăn bún mắm không, con mua đồ về nấu cho ba an nha”. Còn anh con trai thì mỗi tuần ghé mấy bận để hỏi thăm xem Ba có khoẻ không. Ông Khương rất vui, nhưng trong tiềm thức, ông không biết hai đứa con của mình có phải thật lòng thương mình hay không, hay chỉ vì cái món tiền trúng số của ông.

Tri nhân tri diện bất tri tâm, ông Khương không thể nào biết được cô cậu ấm đang nghĩ gì trong đầu, cho đến một hôm ông ngã bệnh. Cô con gái thay vì sốùt sắng đi mời thầy thuốc, thì cô lại hăng hái đi mời một luật sư. Theo cô, ở bên này ai cũng phải làm di chúc để lại tài sản cuả mình cho những người thân.

Đến nước này thì ông Khương không còn nghi ngờ gì nữa, nỗi buồn khi biết được sự thật đã thật sự quật ngã ông, Ông biết rằng cái ngày ông được gặp bà Khương sẽ không còn bao xa nữa. Ông đồng ý làm di chúc nhưng với điều kiện là chỉ giữa ông và người luật sư thôi.

Đám tang ông Khương diễn ra lặng lẽ. Trời mưa lất phất như để tiễn đưa một người cha bất hạnh. Sau đám tang, hai người con chạy như bay đến văn phòng luật sư để lấy tờ di chúc.

, họ có đang nằm mơ hay không, dụi mắt mấy lầøn vẫn những dòng chữ như vậy. Ông Khương đã đồng ý để lại hết gia tài của mình cho những hội từ thiện.

Mắt cô cậu ấm nhòa lệ...

Lan Anh

10/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,318,409
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Nhạc sĩ Cung Tiến