Hôm nay,  

Trung Tâm Nasa, Ngày Tưởng Niệm

10/02/200300:00:00(Xem: 118166)
Người viết: LÊ TẤN THÀNH
Bài tham dự số 3117-724-vb70208

Tác giả Tên Lê tấn Thành, BSEE, MSCS hiện làm việc tại Trung Tâm NASA, Houston. Công việc của ông hiện là Boeing HSI S/W Command & Telemetry Engineer. Trước đó, ông đã có 12 năm rưỡi làm FMC (Flight Management Computer) Design Engineer Boeing 747/757/767 tại Seattle, tiểu bang Washington. Bẩy năm qua, tại trụ sở Trung ương NASA ông làm Hardware - Software Integration cho International Space Station Program (ISSP). Ngày thứ Ba, mùng 4 tháng Hai năm 2003, nơi này đã tổ chức lễ tưởng niệm 7 phi hành gia tầu Columbia tử nạn, với sự tham dự của Tổng Thống G. Bush và đệ nhất phu nhân. Sau đây là những ghi nhận của ông Thành về “Trung Tâm NASA, Ngày Tưởng Niệm...”

Trung Ương Cục NASA hay còn đượïc gọi theo tên của vị cố tổng thống Mỹ là JSC (Johnson Space Center) nằm ỏ một vị trí về phía Nam cách thành phố Houston độ 20 dặm. Là khu vục ven biển đối diện NASA là hồ Clear Lake. Do đó khi nói đến NASA thì phải nói đến Clear Lake. Hai cái tên này gắn liền nhau tù năm 1958 khi NASA được thành lập tại Houston.
NASA có nhân viên rải rác khắp nơi trên thế giới và nước Mỹ. Như tại tiểu bang Florida là nơi phóng phi thuyền Con Thoi Không Gian vào quỹ đạo lên Trạm Không Gian Quốc Tế thì đuọc gọi là Kennedy Space Center (KSC). California thì thuờùng là nơi phi thuyền con thoi dáp xuống mặt đất.
NASA được kiến trúc trên một khu đất khá rộng có hình dáng của một hình vuông không đều. Mỗi cạnh dài trên 5 cây số. Dĩ nhiên có rào chung quanh cẩn mật và 24/24 có nhân viên an ninh tại các cổng ra vào. Trước cổng là chiếc phi thuyền nguyên thủy Saturn trên trăm thước tây được trưng bày cho du khách viếng thăm để chụp hình lưu niệm hoặc tìm hiểu cùng học hỏi về phi thuyền! Bên trong khuôn viên NASA có nhiều toà nhà cao thấp nhiều tầng khác nhau.
Trong các toà nhà ấy là các phòng thí nghiệm và các phòng ốc cho nhân viện làm việc! Tại toà nhà số 30 còn đượïc gọi là MCC viết tắt cho chũ Mission Control Center là trung tâm kiểm soát và hổ tuóng các phi hành gia 24/24 khi ra vào qũi dạo v.v.v. Còn rất nhiều toà nhà khác cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Điều đặc biệt tai trung ương cục này dù có nhiều toà nhà làm việc nhưng đất đai cũng còn dư và cây cối đuọc trồng chung quanh khá xinh đẹp và là bóng mát cho buổi trưa hè. Vì có nhiều cây cối nên các loại cầm thú như nai, mèo đôi khi có cả bò (nhưng giới hạn vì chúng rất hoang và sinh sản nhanh) được sống trong thiên nhiên. Chính giũa trung tâm có nhiều hồ nhân tạo kiến trúc như một công viên. Nhân viên dùng nơi này để tản bộ hay dùng làm nơi nghĩ trưa, dùng cơm trưa v.v.v. Dĩ nhiên chim chóc và vịt nước luôn luôn lọi dụng các hồ nước để sinh sản và tắm nước. Khung cảnh thiên nhiên thật là tứ vị khi thấy đàn vịt con theo mẹ bơi lội dưới ao.
Hôm nay là ngày thứ Ba, mùng 4 tháng Hai năm 2003. Khung cảnh NASA hoàn toàn thay đổi so với các ngày thường! Từ lúc 9 giờ sáng, trước mặt hồ tại trung tâm NASA cũng vẫn các bầy vịt con theo mẹ nhởn nhơ nhú mọi khi. Điều thay đổi hơn mọi hôm là hôm nay, trên bờ hồ có một khán đài to rộng có nhiều hàng ghế ngồi.
Hệ thống âm thanh tân kỳ. Khung cảnh khác ngày thường vì nào là phóng viên truyền hình, nhiếp ảnh gia, báo chí, ký giả đầy trong sân .


Không cần chú ý, ai ai cũng thấy đầy rẫy nào là cảnh sát, an ninh và FBI lố nhố với y phục đa số màu đen. FBI trong đồ Vest và an ninh trong các sắc phục khác. Trên duói 500 ngưiời. Họ sẽ làm gì đây mà có vẻ nghiêm túc và đông đảo nhú vậy. Họ đã đến đây và kiểm soát tất cả các toà nhà chung quanh từ hôm Chủ Nhật. Họ kiểm soát từng phòng, từng bụi cây, ngọn cỏ ngay cả rà mìn v.v.v. mỗi tấc đất chung quanh 1 cây số vuông bên trong trung ương cục NASA. Còn nũa, trên không trung, trục thăng cuả cảnh sát bay vần vũ mấy ngày nay từ lúc bắt đầu cuộc kiểm soát, và hiện trên xa xa chín tầng mây lại có các phản lực cơ F16 bay lượn và phun tỏa ra các vần mây tră'ng ...
Trước khi vào cổng NASA các đường phố đầy cảnh sát chận các ngõ ngách. Nhân viên NASA (chỉ có nhân viên NASA mà thôi mới được vào bên trong) khi lái xe vào cổng hằng ngày đã phải trình thẻ cá nhân cho an ninh nhưng hôm nay còn phải trình thêm cho FBI ngay tại cổng ra vào và hãy còn cách hồ nuoc những 2 cây số!
Sau khi vào bên trong, dọc bên đường từng đoàn song mã trên yên chở cảnh sát viên đi tuần hành. Sau khi đậu xe, nhân viên phải đi bộ ít nhất 1 cây số để đến nơi làm việc.
Từ 9 giờ sáng, từng đợt nhân viên tiến vào cổng. Nhưng ngay cả nhân viên cũng không được tự do như các bầy vịt kia! Tại cổng ít nhất 50-60 cảnh sát, và FBI kiểm soát từng cá nhân một, từ xâu chìa khóa cho đến các điện thoại di động. Nhân viên phải qua các cổng "báo kim loại" để ngăn ngừa vũ khí như súng ống hay dao mang vào bên trong. Trên nóc của các toà nhà đã được khoá kín cổng không ai ra vào dù là nhân viên làm trong các toà nhà đó, bao nhiên là cảnh sát đặc biệt với các ống nhòm và vũ trang vô cùng oai vệ va ønghiêm chỉnh!
Cử chỉ họ báo cho mọi người biết là bất cứ hành động nào gây xáo trộn sẽ có biện pháp ngay tuc khắc có khi còn nguy đến tính mạng là khác, dù là nhân viên NASA cũng mặc!
Bên trong sau 10:30' sáng đã đầy ngập nhân viên đứng đón chờ chung quanh hồ rải ra khắp nơi. Tổng số trên 10 ngàn người! Họ ăn mặc khá chỉnh tề, cùng hướng về khán đài và giữ gìn tư cách cũng như trật tự rất đáng ngưỡng mộ!
11:45' có nhiều người nhìn rất quan trọng đến từ trong các chiếc xe màu đen dài và được các nhân viên FBI dẫn đường để tiến về khán đàị FBI theo tư thế "tam tam chế" cứ 3 người đứng đâu lưng nhau nhìn đăm đăm vào đám nhân viên trong tư thế phòng bị nghiêm ngặt.
11:50' thì lại một đoàn người già trẻ, đàn ông, đàn bà khác chủng tộc nhưng đa số là da trắng độ 50 người được hướng dẫn đi vào sân . Họ cũng tiến về dẫy ghế trên khán đài.
Tất cả mọi người có mặt tại đây hôm nay đều biết là họ đang chó đợi ai và đến đây để làm gì! Nên ai ai cũng cùng hướng về con đường mà những người của hai phái đoàn trước dến. Và chờ đợi.
Còn 2 phút nũa là đúng 12 giờ. Thình lình mọi người cùng nhìn về hướng bên kia đường hơi chéo góc gần 90 độ so voi lối vào của hai phái đoàn đến trước. Họ
ngạc nhiên thấy 1 cặp vợ chồng tay trong tay cùng bước thong thả đi ra từ một toà nhà Theo họ chỉ vỏn vẹn có một người trong quân phục. Tràng pháo tay rộn rã chào mừng vị Tổng Thống cùng Đệ Nhất Phu Nhân của Hoa Kỳ Goerge W. Bush. Hôm nay họ đến đây để chủ tọa buổi lễ "Tưởng Niệm" bảy vị phi hành gia của chiếc phi thuyền con thoi Columbia STS-107 vừa bị nổ tung thành mảnh vụn trên không trung cách mặt đất 200 ngàn bộ, khoảng 70 chục ngàn thước hay 70 cây số.
Đoàn người đến lúc 11:45' là các viên chức chính phủ và đoàn người đến lúc 11:50' là thân nhân của các nạn nhân. Buổi lễvô cùng long trọng và trang nghiêm .. Nào nhạc lễ, cầu nguyện, lời tưởng nhớ v.v...
Tôi đứng cách đó khoảng 50 thước lòng vừa buồn cho cuộc đời "Hợp Tan và Tan Hợp" một cách "Vô Thường". Rồi thoảng trong tôi có một ý nghĩ lạ lùng! Nếu tôi đuọc CHẾT một cách vinh dự như họ để phục vụ cho nhân loại thì tôi sẵn sàng chết bất cứ lúc nào không hề luyến tiếc!

Lê Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,583,364
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến