Hôm nay,  

Bông Điên Điển

28/02/200300:00:00(Xem: 147460)
Người viết: PHẠM HOÀI LINH
Bài tham dự số 3135-742-vb60228

Phạm Hoài Linh là tác giả đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài viết “Đưa Nội Xuống Phố Bolsa”, thể hiện tình thương yêu với bà nội. Tác giả cho biết bà 29 tuổi, cư trú tại Temecula, California, công việc đang làm là Dealer tại Pechanga Casino, California. Tiếp theo chuyện “Đi Las Vegas Coi Pháo Bông”, sau đây là bài viết mới thứ hai của bà, chuyện kể về tình mẹ.
*
Hôm nay trời thật là đẹp, buổi sáng thì lành lạnh nhưng trời ấm lại khi mặt trời lên cao. Tôi quyết định không đi đâu, mà ở nhà cuốc thêm đất cho vườn rau và làm cho xong những giấy tờ cần thiết.
Tôi đi tìm đôi bao tay vải đeo vô trước khi cuốc, con gái tôi lật đật chạy theo mẹ ra ngoài vọc đất, hái hoa dại mọc quanh nhà và chờ mẹ sai vặt. Hôm nay thì tôi chỉ cần một khoảnh đất đủ để gieo một mớ hột xà lách và ngò. Khi nào cần trồng thêm gì thì tôi cư' cuốc lan ra. ïCon gái tôi đi loanh quanh sân và hàng rào tay cầm hoa, nhìn mấy bụi ớt tôi trồng hôm trước, hỏi:
-Cái này con phải ngủ thì nó mới có hả má"
-ỮØ
Thấy tôi rờ nhẹ những gai thanh long, nó hỏi tiếp:
-Nó làm má đau không vậy"
Tôi đang cuốc mệt nên chỉ ậm ừ trả lời cho xong chuyện. Lúc tôi trồng những thư' này xuống đất hôm trước nó không thấy tận mắt, hôm nay thư'c dậy ra sân nhìn thấy nó cư' tưởng là ngủ dậy thì mới có. Cái gì cũng vậy, khi thư'c dậy nhìn thấy cái gì lạ thì nó cư' tưởng trong lúc nó ngủ thì mọi việc mới hình thành. Nhiều lúc nghe nó nói chuyên, thường thì hay nói ngược ngạo tôi ngồi nghe mà cười đau bụng, nó mắc cỡ khi thấy tôi cười thì chạy tới ôm chặt lấy tôi, dụi mặt trốn... Tuổi này là tuổi đang tò mò, tôi mà cư' vừa cuốc đất vừa trồng cây vừa nói chuyện với nó luôn miệng chắc hai ngày thôi sẽ bị đư't hơi vì mệt.
Mặt trời lên cao hai mẹ con tôi lật đật bỏ chạy vào nhà, sau khi tưới cho đám rau cỏ mấy thùng nước cho mát và xốp đất . Bây giờ thì chỉ bấy nhiêu thôi, chiều tôi sẽ trồng thêm hoa.
Nhìn đống giấy tờ và danh sách những việc cần phải làm tôi phát ngán. Sau một hồi viết, ký, điện thoại nhiều chỗï thì coi như cũng tạm xong, giờ chỉ chờ điện thoại nơi tôi đã gọi cho biết kết quả là xong việc, vậy mà cũng mất hơn ba giờ đồng hồ. Để relax cái đầu hay đau của mình, tôi mở nhạc để nhe, những bài hát về quê hương, những điệu lý sao mà buồn não nuột. Tiện tay tôi mở những thư từ củ bạn bè gửi còn lưu trong computer ra đọc lại. Trong số này, có một chuyện làm cho tôi thật buồn và cảm động, và cũng đủ để cho tôi tự hỏi mình xem mình đã làm được những gì. . .
Chuyện do một ông chồng, đồng thời cũng là "ông con" có mẹ già, kể lại.
*
Sau hai mươi mốt năm lập gia đình, tôi khám phá ra phương cách mới để giữ cho tình yêu sáng mãi. Trong thời gian vừa qua, tôi bắt đầu ra ngoài với "người đàn bà khác". Thật ra đó là ý kiến của vợ tôi.
-Em biết anh rất yêu bà ta. Một ngày kia vợ tôi nói với tôi như thế làm cho tôi rất ngạc nhiên.
-Nhưng mà anh yêu em. Tôi phản kháng.
-Em biết, nhưng anh cũng yêu bà ta nữa. Người đàn bà kia mà vợ tôi muốn tôi đi thăm đó là mẹ tôi. Người đã ở góa hơn mười chín năm qua và sống một mình. Nhưng vì bận bịu công việc và ba đư'a con, cho nên tôi chỉ ghé thăm bà vào những dịp đặc biệt. Đêm đó tôi gọi cho bà và mời bà ra ngoài đi ăn với tôi , sau đó sẽ đi xem phim.


- Chuyện gì thế, con có sao không"
Mẹ tôi lo lắng hỏi khi nghe tôi gọi Bà là người hay nghi ngờ khi nhận được những cú điện thoại vào đêm khuya, hoặc những dịp mời bất ngờ, làm bà cho rằng có điềm xấu xảy ra.
-Con nghĩ thật là vui nếu như con dành ít thời gian với me.
ï-Chỉ có hai mẹ con ta thôi à" Bà suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:
-Mẹ rất thích.
Chiều thư' sáu tuần đó sau giờ làm việc tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn, trong lòng mang một chút bối rối. Khi đến nhà mẹ tôi cũng nhận ra rằng bà cũng mang vẻ bối rối như tôi về cuộc "hẹn ho"ợ của chúng tôi rtối nay. Bà đang đư'ng chờ tôi trước cửa với chiếc áo khoác trên tay. Tóc bà uốn quăn, bà mặc chiếc áo đầm mà lần cuối bà mặc để kỷ niệm ngày cưới. Nụ cười bà thật tươi trên gương mặt sáng như thiên thần.
-Mẹ nói với bạn là hôm nay sẽ ra ngoài ăn với con, họ đều cảm động và vui, non nong cho nghe về cuộc hẹn hò của chúng ta tối nạy. Mẹ nói khi ngồi vào xe.
Chúng tôi đi đến một nhà hàng không thuộc loại sang trọng, nhưng rất lịch sự và ấm cúng. Ra khỏi xe mẹ tôi nắm lấy cánh tay tôi va bước đi như một mệnh phụ phu nhân. Sau khi ngồi xuống tôi đọc menu trong phần thực đơn cho mẹ, bây giờ bà chỉ có thể đọc được những hàng chữ lớn. Đang đọc phân nửa tôi dừng lại và nhìn lên thì thấy mẹ tôi đang ngồi nhìn tôi đăm đăm với nụ cười lưu luyến trên môi.
- Mẹ hay đọc thực đơn cho con lúc nhỏ. Bà nói.
- Bây giờ mẹ cư' ngồi nghỉ đi, tới phiên con đọc lại cho me.ï
Trong lúc ăn chúng tôi huyên thuyên chuyện trò, hỏi thăm về gia đình, chúng tôi nói nhiều đến nỗi quên mất giờ xem phim. Khuya đó khi tôi đưa bà về đến nhà thì bà nói:
-Mẹ sẽ ra ngoài ăn tối với con nữa, nếu như con để mẹ mời.
Tôi đồng ý. Khi về đến nhà vợ tôi hỏi:
-Buổi ăn tối của anh có vui hay không"
-Rất vui, còn hơn là anh tưởng tượng. ïTôi trả lời.
Vài ngày sau mẹ tôi qua đời vì bị lên cơn đau tim nặng. Sự việc xảy ra quá đột ngột làm cho tôi không kịp làm gì cho bà cả. Thời gian sau tôi nhận được lá thư gửi kèm theo biên nhận hóa đơn từ nhà hàng mà trước đó tôi và mẹ đến ăn. Trong thư có viết : "Mẹ đã trả hóa đơn này trước rồi, mẹ biết là mẹ không còn có cơ hội để mà đi ăn với con nữa. øMẹ đã trả tiền cho hai phần ăn, một cho con và một cho vợ con. Con có biết rằng đêm đi ăn với con có ý nghĩa với mẹ biết dường nào không. Mẹ thương con."
Nếu như chúng ta có thê nói với người nào đó là ta yêu thương họ nếu họ thật đáng để nhận được những lời ấy, thì ta và họ sẽ cảm thấy hạnh phúc dường nàọ
*
Đọc hết mẩu chuyện ngắn trên rồi mà tôi vẫn còn thẫn thờ, lần nào cũng thế tôi cũng rớt vài giọt nước mắt. Trong khi dĩa nhạc lại đang hát đến bài " bông điên điển" làm cho tôi càng buồn thêm ,và nổi nhớ cha mẹ dâng lên cuồn cuộn. Giờ ngồi đây lười biếng chống tay lên cằm nhìn những vạt nắng trải dài trên mảnh sân sau, hoa lá rung rinh trong nắng ấm trong khi bên kia ba má tôi vẫn còn sống chung với tuyết. Nhấc điện thoại định gọi về New York, nhưng nhớ lại giờ này không có ai ở nhà, thôi thì tối gọi hỏi thăm ba mom cho yên lòng.
Trở lại ghế ngồi nhìn trời đất mênh mông, trong đầu tôi vẫn ngân vang bài hát bông điên điển. . . . chồng gần không lấy mà lấy chồng xa, giờ đây nhớ mẹ thương cha. . . chồng xa em khó mà về.

Viết cho sinh nhật thư' 29th.
PHẠM HOÀI LINH

Ý kiến bạn đọc
01/11/202108:06:21
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a> cialis tablets
28/02/202114:39:23
Khách
https://genericviagragog.com buying viagra online
23/02/202108:26:46
Khách
can erectile dysfunction be psychological <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil retina</a> erectile lump
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,082,248
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông cũng từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Tác giả chỉ vừa tới Mỹ được mấy tháng, theo diện bảo lãnh. “Hiện vợ chồng tôi ở tạm nhà người em. Vợ tôi đi giữ trẻ. Tôi chưa có việc làm. Trong lúc rảnh rỗi, tôi muốn viết lên một phần nhỏ những gì xẩy ra trong cuộc đời em tôi và gia đình tôi.” Ông Trương viết trong thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên. Nhân vật xưng tôi trong bài là người em. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012 với chuyện tù “Trung Uý Nuôi Tôm” và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài ông cựu trung uý cho viết về nước Mỹ 2013.
Tác giả sinh năm 1981, đến Mỹ năm 2000 theo diện HO. Sau 9 năm định cư tại Mỹ, công việc hiện nay của ông là Property Manager, tại Landover, tiểu bang MD. Ông tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là tâm sự về mùa lễ tạ ơn năm nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là một truyện mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến