Hôm nay,  

Rồi Cũng Là Sinh Viên

05/03/200300:00:00(Xem: 142951)
Người viết: KIM KHÁNH
Bài tham dự số 3140-747-vb40305

Tác giả sinh năm 1968, hiện cư trú tại New Jersey, công việc: software Engineer. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi hai bài viết về chuyện một nhân vật cùng tên với tác giả. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.

- Rồi cũng là sinh viên! Khánh lẩm bẩm và mỉm cười bước theo hành lang vào lớp học điện toán đầu tiên tại trường đại học Temple, thành phố Philadelphia.
Sáng mùa thu trời se se lạnh, lớp vắng vẻ, lòng Khánh ấm áp sung sướng nhớ lại kỷ niệm của hai năm về trước.
*
Gần ba giờ sáng, cuốn "Diary of Anne Frank" rơi xuống bàn lần nữa. Khánh cố nhướng lên nhìn vào những chữ chi chít trong trang sách khổ nhỏ. Mắt cay xè không rõ vì thiếu ngủ hay vì những khó khăn mà chàng đang đương đầu. Anh văn sao mà khó quá. Hai bên rìa của trang sách đã đầy những chữ tiếng Việt mà Khánh đã tra ra từ tự điển vì có quá nhiều từ mới chưa hiểu. Xen giữa những dòng trong trang sách là nét tô đậm của cây viết chì màu đỏ. Cứ vài hàng là Khánh gạch vào một chữ. Bụp! Đầu Khánh đập xuống bàn đau điếng, nhưng nó chỉ làm cho chàng tỉnh trong giây lát. Rồi mặc cho cái nàng Anne trong truyện cứ la thét lên hay bọn lính Đức lùng sụt khắp nơi, Khánh gục đầu trên bàn mà ngủ như kẻ bất cần đời.
Gần hai tháng nay, kể từ ngày vào đại học cộng đồng Khánh chỉ ngủ được ba tiếng đồng hồ mỗi đêm, công việc trọn thời gian tại hãng làm phụ tùng xe hơi đã làm cho chàng mệt nhoài. Từ 7 rưởi sáng đến 4 giờ chiều, làm việc quầna quật ở giữa máy móc và sắt thép. Sau khi tan sở về nhà, ăn vội chén cơm, Khánh lái chiếc xe buick cũ kỹ đến trường gần trung tâm thành phố. Hai lớp Anh văn và một lớp Toán, đã chiếm trọn thời gian buổi tối và cuối tuần của Khánh. Cuộc sống khó khăn đã hằn lên đôi mắt của chàng.
Khánh rời quê hương một mình cũng như bao nhiêu người khác đi tìm tự do trên nước Mỹ. Không thân nhân, không người bảo trợ, và không biết tiếng Anh. Giã từ thành phố Jersey, New Jersey, Khánh theo tiếng gọi của tình yêu đến Pocatello, Idaho. Qua bao nhiêu ngày vất vả trên xứ nhiều khoai tây, không tương lai hứa hẹn cho một việc làm vững bền, Khánh quay lại Philadelphia, nơi mà người ta gọi là thành phố tình yêu anh em.
- Sao ngu vậy mậy, làm gần 10 đồng một giờ mà còn định nghỉ làm đi học. Dũng bĩu môi khi nghe Khánh nói là sau nầy sẽ nghỉ làm luôn mà đi học.
Khánh cảm thấy buồn và hơi tự ái, trong công ty nầy làm toàn đồ sắt cái gì cũng lạnh, ngay cả con người. Khánh không có bạn bè thân thuộc nên trong những lúc ăn trưa có đem chuyện định đi học ra khoe với Dũng. Dũng làm ở công ty cũng khá lâu và sang Hoa kỳ trước Khánh vài năm. Mỗi khi nghe Dũng sổ tiếng Anh với bọn người Mẽo làm chung là Khánh đứng nhìn thèm thuồng và thán phục.
- Em muốn đi học cho biết Anh văn thôi mờ. Khánh lí nhí.


- Cần cóc gì đi lên trường, mua cái ti vi về nhà mà xem mỗi tối. Đi chơi với tao thì mầy sẽ nói được tiếng Anh thôi! Dũng giảng giải cho một hồi.
Mỗi lần gặp bài khó, nhìn vào những chữ trong sách như đám rừng, tiếng Dũng lại vang lên, làm cho Khánh giật mình, bàng hoàng. Nhiều lần phải thức suốt đêm để viết bài tiểu luận và cái ông thầy ESL keo kiệt lại cho con "MP" (có tiến triển) to tướng vào trang đầu bài, Khánh nghe hai tai nóng lên vì xấu hổ và nản lòng.
Đã dành được ít tiền cho năm học tới Khánh định sẽ nghỉ làm và đi học trọn thời gian, nhưng sao lòng thì lo lắng và bất an. Nếu đi học không có kết quả thì sao" Khánh nhớ mình đã chưa từng là học sinh giỏi khi còn ở trung học. Trở lại làm công nhân ư" Hay là cứ vừa làm vừa học, tới đâu thì tới, học không xong thì nghỉ cũng chẳng sao"
Hằng ngày đi làm Khánh thấy bất lực vì ngôn ngữ bất đồng và bất công, cho dù đã cố gắng hết sức mình. Tại sao Khánh lại sợ thất bại, hay là chàng sợ chính mình, sợ cái dốt nát, sợ cái khó khăn trước mắt, hay nghèo đói. À, Khánh có bao giờ sướng đâu mà sợ cực, chàng có giàu bao giờ đâu mà sợ khó. Có một lần nào đó Khánh nghe người ta nói rằng kiến thức là chìa khóa mở được hầu hết các cửa trên xã hội nầy. Dù xã hội bất công, con người mất đi tài sản, gia đình, đất nước, nhưng không một ai có thể chiếm được kiến thức của một con người. Học đường có thể là nơi tốt nhất hiện nay giúp Khánh tạo cho mình một kiến thức riêng.
Hai năm rưỡi dài khó khăn trôi qua, đi học từ sáng đến chiều, tối đến Khánh đi mang bánh Pizza giao cho khách hàng trong trung tâm thành phố đến hai giờ sáng. Có đêm dài tưởng chừng như bất tận, tuyết phủ đầy người. Những bài toán hóc búa, những bài luận khó chứng minh, và những nỗi cô đơn khi trời chuyển mùa. Khánh thấy lòng buồn nao nao và khao khát một ngày mai tươi sáng.
Khánh chỉ chỉ mong sao được hội nhập vào một cuộc sống mới, nói được tiếng người. Được ngồi trên giảng đường đại học và có lòng tin nơi chính mình. Ba của Khánh đã qua đời khi chàng vừa lên tám, mẹ chàng đã ở lại quê nghèo nuôi hai em nhỏ dại khờ. Khánh phải lên thị xã sống nhờ người thân để được đi học. Với một kẻ nhà quê như Khánh, ngồi nơi giảng đường đại học nghe hơi xa vời và mộng mị.
- Good morning (chào buổi sáng) ! Tiếng của người giáo sư vang lên khi bước vào lớp làm Khánh giật mình. Khánh nghe lòng mình run run xúc động như vừa chợt tỉnh sau cơn mơ. Thật rồi, mình đã vào đại học. Người vào lớp càng đông, người ta bắt đầu giới thiệu tên nhau và làm quen. Khánh ngỡ ngàng nghe giọng mình đứt đoạn.
- Sao lại run thế, thằng ngố! Khánh thầm rủa.
Bài mới bắt đầu, một trang mới cho đời Khánh, chắc không ít những gian nan.
- Nhưng sẽ chẳng hề gì đâu. Khánh tự tin. Cái gì tới thì sẽ tới. Dù sao mình cũng là sinh viên. Khánh nở nụ cười mãn nguyện.

Kim Khánh
02-24-2003.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,292,765
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Nhạc sĩ Cung Tiến