Hôm nay,  

Du Lịch Mỹ Quốc

09/03/200300:00:00(Xem: 183581)
Người viết: QUỐC THÔNG
Bài tham dự số 3143-750-vb80309

Tác giả Quốc Thông cư trú tại Whittier, California, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Hình như chiếc Boeing 767 đang từ hạ cánh, bởi vì phóng mắt nhìn ra khung cửa nhỏ Lan thấy ánh đèn nhấp nhánh loang tỏa ra từ phía dưới. Sau đó tiếng nói của cô Tiếp Viên Hàng Không vang lên cho biết máy bay sẽ đáp xuống phi trường Los Angeles khoảng 30 phút nửa. Lòng Lan lâng lâng bồi hồi và vui sướng vì chỉ còn một thời gian ngắn ngủi nửa thôi nàng sẽ được tao ngộ với các người thân, bè bạn và biết đâu... hy vọng gặp được chàng.
Nổi niềm hạnh phúc được gặp lại mẹ cha cùng các anh chị em đã khiến Lan không sao chợp mắt ngủ được suốt gần 15 tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ bay từ Sài Gòn đến Los Angeles.
Hình ảnh người Mẹ hiền nằm trên giường bệnh, đang ngóng trông chờ đợi và mong mỏi từng phút từng giây được gặp mặt con, cũng như lòng Lan nóng như lửa đốt muốn được gặp Mẹ, muốn được ôm Mẹ, muốn được nói với Mẹ sau hơn 15 năm xa cách. Bác sĩ vừa cho biết Mẹ Lan bị bệnh rất nặng và có thể ra đi trong một thời gian rất ngắn. Được hung tin Lan đã tức tốc xin nghỉ dạy một thời gian ngắn, rồi làm đơn xin đi Mỹ với lý do mẹ lâm bệnh nặng nguy đếïn tính mệnh. Là một giáo sư phụ trách môn Anh Văn và Pháp Văn ở một trường Trung Học Sài Gòn, nên đơn xin của Lan được chấp nhận tương đối dễ dàng và mau chóng. Nhưng sống dưới Xã Hội Chủ Nghĩa Lan phải vét sạch tiền dành dụm để có tờ passport và đứa con gái của Lan không được phép đi với nàng qua Mỹ theo diện du lịch. Nhà Nước sợ Lan không trở về Thiên Đàng Chủ Nghĩa, chỉ cho phép một mình Lan đi Mỹ thăm Mẹ mà thôi.
Theo đúng giờ ghi trên vé thì máy bay hạ cánh xuống phi trường LAX lúc 6:30 chiều, nhưng vì lý do nào đó máy bay bị trì hoãn mất một tiếng đồng hồ, rồi còn phải qua thủ tục nhập cảnh mất thêm 30 phút nửa, nên đến hơn 8 giờ tối Lan mới gặp các anh chị em.
Lan rất xúc động muốn khóc khi nhìn thấy những người thân thương của mình, nàng muốn ôm lấy tất cả nhưng không thể bày tỏ bằng hành động. Những chị Huệ, Khôi, Mai, Đào và chú Long đã làm lòng Lan ấm áp hẳn lên vì trời lúc ấy rất lạnh, cái lạnh đầu tiên nàng được hưởng khi đặt chân đến thành phố Los Angeles, thành phố thân thương đã gắn liền nàng với nước Mỹ và với những người thân yêu của mình.
Ngồi trên xe Mini Van của em Lan, với đèn đường và đèn xe sáng rực khắp mọi nơi, Lan bổng thấy nhức đầu chóng mặt trước cảnh hàng loạt xe nối đuôi chạy ào ào trên freeway. Và phải mất gần một tiếng đồng hồ Lan mới được các anh chị em đừ về nhà ở thành phố Fountain Valley.
Rồi gặp lại Ba, lại Mẹ. Nhìn thấy Mẹ vui mừng, ánh mắt sáng ngời khi thấy Lan đến, cảm xúc dâng trào nước mắt ứa ra trên mi nàng đến ôm chầm lấy Mẹ với tấm lòng vui sướng và hạnh phúc tột độ. Tóc Mẹ trắng toát chạy dài xuống vai, mắt Mẹ hóc sâu lờ đờ làm Lan muốn bật khóc thành tiếng. Nhìn thấy Ba già yếu hơn xưa, Lan cảm thấy mình có tội đã sống cách xa Ba Mẹ không phụng dưỡng ơn sinh thành. Hơn 15 năm trước đứa em trai Lan là Khôi đã bảo lãnh Ba Mẹ và các em Lan qua Mỹ, Lan phải ở lại vì có chồng con. Sống xa cách Ba Mẹ và các em chừng vài tháng sau thì chồng Lan bi bạo bệnh qua đời!
Hình như cuộc đời cứ mãi đùa bỡn, trêu chọc Lan chăng" Và hình như Nước Mỹ cũng không muốn dung chứa nàng chăng" Vào những ngày cuối tháng tư của năm 1975, mỗi ngày đi học ở Đại Học Văn Khoa phải chạy ngang qua Tòa Đại Sừ Mỹ, Lan đã trông thấy rất nhiều người xếp hàng di tản đi Mỹ. Rồi khi vô lớp học vị giáo sư Anh Văn người Mỹ đã nói ai có cơ hội thì nên di tản đi vì Chính Phủ Mỹ sắp rời bỏ Sài Gòn. Do đó Lan và người yêu là Tuấn cũng đã tìm đường chạy đi Mỹ. Nhưng rồi Tuấn đi một mình không lời từ giã và thoát được đến Mỹ!
thời điểm hỗn loạn, thay ngôi đổi chủ đó Lan đã đau khổ và uất hận Tuấn nhiều lắm vì chàng đã bỏ nàng ở lại.
Anh nói với em
Như rựa chém xuống đá
Như rạ cắm xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn thuyền đài rứa ri!
Là một cô gái xinh đẹp nổi tiếng ở đại học và không muốn làm dâu Bác Hồ, Lan đã hấp tấp lên xe hoa với Đạt, một bạn học ở Đại Học Luật Khoa cùng lớp với Tuấn và là một cựu Trung Úy thương binh thuộc binh chủng kiêu hùng Nhảy Dù.
Sau khi chồng mất, Ba Mẹ và các em đã đi sang Mỹ, Lan sống đời quả phụ nuôi đứa con gái 8 tuổi, không muốn bước thêm bước nửa cho đến khi đi qua Mỹ thăm Mẹ bị bệnh.
Từ ngày có Lan sang chăm sóc, bệnh Mẹ bỗng thuyên giảm hẳn đi. Mẹ cười, Mẹ nói, Mẹ ngồi dậy được, Mẹ chịu uống thuốc, Mẹ chịu ăn uống, hoàn toàn khác với ngày Lan chưa đến đây. Suốt ngày đêm nàng ở bên Mẹ, phục dịch cho Mẹ không biết mệt, trái lại Lan cảm thấy lòng sung sướng được ở gần bên Me, được chăm sóc cho Mẹ và mong mỏi Mẹ chóng lành bệnh. Mỗi ngày các em phải đi làm, các cháu phải đi học, có Lan qua đây săn sóc chu đáo hơn, nhẫn nại hơn, chiu đựng hơn nên đã làm Mẹ hồi sinh, cơn bệnh từ từ giảm dần. Khi Lan ở Mỹ đến tuần lễ thứ ba thì bệnh Mẹ Lan giảm hơn phân nửa. Ai ai cũng mừng rỡ và khẩn khoản mong Lan ở lại đây luôn.
Kể từ ngày bệnh tình Mẹ thuyên giảm đi nhiều và theo lời Mẹ bảo, các em Lan thay phiên nhau dẫn Lan đi chơi khắp nơi để thấy nước Mỹ hùng vĩ, thịnh vượng và văn minh như thế nào.
Vào ngày cuối tuần các em được nghỉ làm nên có dịp đưa Lan đi thăm khu Little Sài Gòn. Nàng nhận thấy khu Vietnamese Town thật sống động và náo nhiệt, các siêu thị đông người, các quán ăn đầy kín, các quán Food To Go bán không ngừng nghỉ. Lan cũng nhận thấy người Việt ở đây có vẻ như bận bịu lắm, ai cũng nhanh nhẩu hết, mọi người đi như là chạy vậy!
Lan cũng được các em dẫn đi vào những Shopping Mall mua sắm, nàng thấy họ bán đồ thật đẹp, thật tốt, nhưng sao mà Lan thấy người Mỹ ăn mặc không có đẹp như dân Sài Gòn!


Đi gần chung quanh Orange County thì Lan đã viếng thăm Disney Land, Knot Berry Farm. Biết Lan thích cây kiểng, bông hoa, các em nàng chở đi Huntington Library để ngắm thỏa thích vườn hoa hồng đủ màu đủ sắc. Vào đây Lan thỏa thê chụp hình, mong sau nầy cho các đồng nghiệp ở trường xem các bông hoa lạ mắt mà nước nhà không có.
Có ngày vừa ngủ dậy Lan đã bị đứa em chở lên China Town ăn dimsum, rồi ghé vào downtown Los Angeles đi dạo chơi mua sắm, sau đó tạt qua Hollywood cho biết thành phố của các minh tinh màn bạc, và cuối cùng trong ngày Lan theo các em vui chơi đến khuya trong Universal Studio.
Có ngày chưa đủ nghỉ ngơi vì tối đêm qua theo đứa em đi nghe nhạc, thì đứa em khác đòi chở đi chơi xa xuống San Diego vào xem cá Voi diễn trò ở Sea World. Sau đó vào những ngày kế tiếp các em đưaLan viếng thăm thành phố Las Vegas để thấy thiên hạ từ khắp nơi đổ đến vui chơi đỏ đen quanh năm suốt tháng. Đứa em nàng nói đến Las Vegas mà không đi coi show là một thiếu sót lớn, nên nàng được các em dẫn đi coi show hai anh chàng người Đức Siegfried & Roy biểu diễn ở khách sạn Mirage.
Đúng như lời em Lan nói, đây là một trong những show ngoạn mục và hay nhất ở Las Vegas, xứng đáng với tiền vé trên trăm đô la. Ở chơi trên Las Vegas ba ngày hai đêm, kế đó Lan được các em chở đi viếng thăm Grand Canyon để trông thấy dãy núi bằng phẳng ở tiểu bang Azirona, một trong những kỳ quan thiên nhiên trên thế giới. Lan rất thích phong cảnh hùng vĩ ở đây nên đã chụp rất nhiều hình ảnh, để sau nầy trở về VN nàng sẽ có dịp cho các học trò của nàng xem một kỳ quan ở xứ Mỹ.
Mới đó mà Lan đã ở Mỹ đến tuần lễ thứ năm rồi. Bệnh tình của Mẹ đã thoát qua thời kỳ thập tử nhất sinh và đang trên đà hồi phục. Ai cũng đồng ý đó là nhờ vào sự hiện hữu của Lan ở đây, nên không biết là vô tình hay hữu ý mà nhà các em Lan bỗng nhiên điện thoại reng nhiều quá và có nhiều khách đến chơi hơn xưa. Chắc là nhan sắc nàng vẫn còn mặn mà, hấp dẫn và nhất là nàng vẫn còn available" Lan được nhiều người mời đi chơi, có ông goá vợ đã lâu mời nàng đi San Francisco chơi. Có ông vợ con sờ sờ rủ nàng đi dancing nghe nhạc. Đặc biệt có chàng thanh niên chưa vợ là kỹ sư điện toán kém hơn nàng năm tuổi rất nhiệt lòng với Lan và sẵn lòng tình nguyện đưa nàng đi bất cứ nơi nào nàng muốn. Nhưng Lan từ chối tất cả.
Ngoài việc đến Mỹ vì bệnh tình của Mẹ nàng còn có hy vọng tìm gặp lại Tuấn, người yêu đầu đời của nàng, đã rời bỏ nàng đi Mỹ kể từ ngày cuối tháng tư đen năm 1975.
Sau ngày chồng lâm bệnh qua đời, Lan đã tình cờ tìm gặp những bức thư của Tuấn gởi về cho chồng nàng, mong nhờ kiếm tìm nàng giùm cho chàng. Trớ trêu thay, Tuấn và chồng nàng là bạn học với nhau, nên chồng nàng đã dấu bặt những bức thư của Tuấn.
Lật bật Lan đã ở Mỹ đến tháng thứ ba rồi, trường học ở đây bắt đầu nghỉ học nên em gái Lan và chồng mua vé đi tour qua viếng thăm New York, đặc biệt là muốn nhìn thấy hai tòa tháp cao bị sụp đổ bởi bọn khủng bố.
Ngày đầu tiên bọn Lan được đưa đi viếng thăm thành phố New York, mà nơi ghé thăm trước nhất là tòa nhà cao chọc trời The Empire State Building. Theo lời kể của người tour guide, kể từ sau ngày khủng bố 9-11 có rất nhiều sự hạn chế đối với du khách, vì vậy mọi người chỉ được đừ lên cao đến tầng lầu 86 mà thôi. Dù sao đứng đến tầng nầy cũng đủ thấy rõ khắp cả thành phố rộng lớn và nổi tiếng New York rồi. Kế tiếp bọn Lan được ghé thăm những nơi nổi tiếng như là Statue of Liberty, The United Nations, Natural History Museum,The Wall Street, Times Square. Buổi chiều bọn Lan được ghé thăm một nơi mà ai ai đều nôn nức muốn nhìn thấy, đó là The Twin Towers. Chung quanh hai tòa nhà nầy đã được rào kín, bọn Lan chỉ ngồi trên xe buýt được chạy thật chậm để thấy giờ chỉ còn là bãi đất trống tiêu điều và ảm đạm.
Những ngày sau đó bọn Lan đi Washington DC để được viếng thăm The White House, The Capital House, Washington Monument, Lincoln Memorial, Jefferson Memorial, và cả Vietnam War Memorial nửa. Ngày sau cùng của tour bọn Lan được đừ đi ghé thăm trường đào tạo sĩ quan của Mỹ là West Point, kế đến xe buýt trực chỉ đi thăm thác nước Niagara Fall gần sát bên biên giới Canada.
Còn rất nhiều nơi nổi tiếng khác Lan viếng thăm, đối với nàng mỗi nơi ghé thăm là một sự mới mẻ, hữu ích và thích thú vô cùng. Đúng là đi một đàng học một sàng khôn, được đến nước Mỹ Lan mới thấy được sư văn minh tiến bộ của xứ nầy xứng đáng là cường quốc số một trên thế giới. Hơn nửa, Lan còn chứng kiến sự tự do dân chủ ở xứ Mỹ quả là phong phú, chỉ được hình thành và tiến triển trong một thời gian ngắn hơn hai trăm năm mà thôi.
Hai ngày cuối tuần ở ngay phố Bolsa, thủ phủ của người Việt tỵ nạn thật là đông đúc, nhộn nhịp. Nhiều buổi sinh hoạt cộng đồng được tổ chức như buổi ra mắt sách của một nhà văn hay nhà thơ, như cuộc triển lãm tranh ảnh nghệ thuật của một họa sĩ, như buổi đại nhạc hội của các ca sĩ hải ngoại... Hầu hết những nơi parking đều đầy ắp, kẻ vô người ra tấp nập. Lan thường đi theo các em đi chợ búa, đi ăn uống, đi mua sắm, với hy vọng có thể gặp lại bạn bè củ ngày xưa. Nhưng mà...
Chim buồn, chim bay về núi
Cá buồm, cá chúi xuống sông
Người buồn, ra ngõ đứng trông
Ngõ thì thấy ngõ,
người không thấy người!
Một hôm Lan cầm đọc tờ báo Việt Báo, trong mục Rao Vặt Tìm Việc Làm, có đăng vài lời ngắn ngủi như sau: "Tổ Hợp Luật Sư Việt Mỹ cần gấp một Phụ Tá Pháp Lý, phải thông thạo Anh Ngữ và Pháp Ngữ, lương cao, nhiều quyền lợi. Liên lạc văn phòng..." . Thấy đúng với khả năng của mình, Lan gọi đến chỉ để cho biết, không mục đích gì hết vì thời hạn sáu tháng lưu trú trên đất Mỹ đã sắp hết hạn. Văn phòng Luật Sư nầy cũng tọa lạc trên thành phố Fountain Valley, rất gần nhà các em Lan mà nàng đang tá túc, nếu đi bộ chỉ mất khoảng 5 phút mà thôi.
Trời ơi! Nàng đã gặp lại chàng ở đấy.

Quốc Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,934,521
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến