Hôm nay,  

Tâm Sự Viết Về Nước Mỹ

13/03/200300:00:00(Xem: 130478)
Người viết: LƯƠNG TỐNG
Bài tham dự số 3148-755-vb60314
Vị tác giả cao niên tiếp theo cụ Bùi là cụ Lương, vui vẻ tâm sự như sau:
“Tại hạ xin thưa thật là đã trên 8 bó và sống tại xứ Mỹ vừa tròn 10 năm. Với bài này, tại hạ không phải nuôi hy vọng được dự thi, vì không biết có đủ tiêu chuẩn để được đăng vào mục “Giải thưởng Viết về nước Mỹ” hay không. Tại hạ thường đọc loại bài này với nhiều trường hợp được kể ra, nhưng tự thấy mình không quen viết dài dòng về văn xuôi, chỉ có nặn được một bài thơ mà thôi.
Từ ngày tới ở xứ tạm dung này, tại hạ thường thấy nhiều vị cao niên tự mình lái xe chạy nhong nhong khắp nẻo đường và bật tiếng Anh om sòm. Nhưng chắc rằng có một thiểu số quý vị cao niên khác đã và đang gặp cảnh ngộ được gói ghém trong bài thơ sau đây:
NIỀM TÂM SỰ
Lìa bỏ quê hương túc tuổi già
Xứ người sống tạm tháng ngày qua
Khó khăn trước hết là ngôn ngữ
Phong tục hoàn toàn khác với ta
Đi lại hàng ngày thật khó khăn
Giấy tờ đủ thứ quá lăng nhăng
Nhờ người bảo lãnh nên đời sống
Cũng tạm an thân, đỡ nhọc nhằn

Suốt ngày ngồi ngắm xe qua lại
Không một người quen để chuyện trò
Hàng xóm, toàn là người Mỹ trắng
Cửa nhà khép kín, thật buồn so
Rồi cũng ghi tên học ếch-eo (ESL)
Mỗi đêm hai tiếng thật buồn teo
Thân già, còn phải lo đi học
Cảm thấy đời sao quá chán phèo
Văn ôn, võ luyện thật không sai
Mình học để rồi nói với ai
Ai mướn người già, hòng kiếm dốp
Oeo-phe cũng tạm sống qua ngày
Nhưng lòng vẫn tưởng nhớ quê hương
Nơi đó, người người đều mến thương
Giờ phải bỏ đi tìm xứ lạ
Để không còn thấy cảnh thê lương
Sống tạm quê người lắm trớ trêu
Nhân tình nếu có chẳng bao nhiêu
Phải chăng cảnh ngộ xui như thế
Nên nghĩa đồng bào cũng mất tiêu
Ở đây, có mắt cũng như mù
Nào có khác gì một đứa ngu
Văn kiện nhận rồi, không đọc nổi
Ngó vô nào khác đám mây mù
Có tai mà điếc cũng như không
Ai nói nấy nghe, thật tủi lòng
Chân cẳng đủ đầy nhưng chẳng khác
Như người què quặt, có buồn không
Thảm họa gây nên cảnh khốn cùng
Nhiều người hứng chịu nỗi lao lung
Bao giờ mới có ngày quang đãng
Đất nước vượt qua cơn hãi hùng.
Lương Tống

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,720,098
Tác giả là một nhà báo quen biết, từng trong nhóm chủ biên một số tạp chí, tuần báo tại Dallas.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose người được cử chăm sóc Bà Trùng Quang liên tục hơn 6 năm cuối đời. Bà Trùng Quang sinh ngày 1 tháng Một 1912, từ trần ngày 6 Tháng Chín 2012, hưởng đại thọ 101 tuổi. Deborah Tường Vân viết về Bà với lời ghi “Để tưởng nhớ Cụ, vị nữ lưu kính mến mà tôi được vinh dự chăm sócï.” Bài được viết ngay sau hôm “Đưa Bà Ra Biển” mùa thu 1012, nhưng theo sự dặn bảo của Cố nữ sĩ Trùng Quang, tới nay mới được phép phổ biến.
Bà Trùng Quang, vị tác giả trưởng thượng của làng vàng báo Việt Nam, đã từ trần. Trong số ngân khoản giới hạn Bà đề lại, có khoản 10,000 Mỹ kim được quyết định tặng giải thưởng Việt Báo. Gia đình cố nữ sĩ Trùng Quang mới đây đã chuyển đến Việt Báo Foundation khoản tặng dữ này.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo
Tác giả lần đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ. Theo một tài liệu kèm theo, cô chuyên tu học về Kim Cang Thừa của Tây Tạng,
Với bài viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”, Trần Thiện Phi Hùng có tên trong danh sách nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California.
Với “bút hiệu kép” Minh Đạo - Nguyễn Thạch Hãn, tác giả đã góp nhiều bài giá trị
Nhạc sĩ Cung Tiến