Hôm nay,  

Tâm Sự Viết Về Nước Mỹ

13/03/200300:00:00(Xem: 130381)
Người viết: LƯƠNG TỐNG
Bài tham dự số 3148-755-vb60314
Vị tác giả cao niên tiếp theo cụ Bùi là cụ Lương, vui vẻ tâm sự như sau:
“Tại hạ xin thưa thật là đã trên 8 bó và sống tại xứ Mỹ vừa tròn 10 năm. Với bài này, tại hạ không phải nuôi hy vọng được dự thi, vì không biết có đủ tiêu chuẩn để được đăng vào mục “Giải thưởng Viết về nước Mỹ” hay không. Tại hạ thường đọc loại bài này với nhiều trường hợp được kể ra, nhưng tự thấy mình không quen viết dài dòng về văn xuôi, chỉ có nặn được một bài thơ mà thôi.
Từ ngày tới ở xứ tạm dung này, tại hạ thường thấy nhiều vị cao niên tự mình lái xe chạy nhong nhong khắp nẻo đường và bật tiếng Anh om sòm. Nhưng chắc rằng có một thiểu số quý vị cao niên khác đã và đang gặp cảnh ngộ được gói ghém trong bài thơ sau đây:
NIỀM TÂM SỰ
Lìa bỏ quê hương túc tuổi già
Xứ người sống tạm tháng ngày qua
Khó khăn trước hết là ngôn ngữ
Phong tục hoàn toàn khác với ta
Đi lại hàng ngày thật khó khăn
Giấy tờ đủ thứ quá lăng nhăng
Nhờ người bảo lãnh nên đời sống
Cũng tạm an thân, đỡ nhọc nhằn

Suốt ngày ngồi ngắm xe qua lại
Không một người quen để chuyện trò
Hàng xóm, toàn là người Mỹ trắng
Cửa nhà khép kín, thật buồn so
Rồi cũng ghi tên học ếch-eo (ESL)
Mỗi đêm hai tiếng thật buồn teo
Thân già, còn phải lo đi học
Cảm thấy đời sao quá chán phèo
Văn ôn, võ luyện thật không sai
Mình học để rồi nói với ai
Ai mướn người già, hòng kiếm dốp
Oeo-phe cũng tạm sống qua ngày
Nhưng lòng vẫn tưởng nhớ quê hương
Nơi đó, người người đều mến thương
Giờ phải bỏ đi tìm xứ lạ
Để không còn thấy cảnh thê lương
Sống tạm quê người lắm trớ trêu
Nhân tình nếu có chẳng bao nhiêu
Phải chăng cảnh ngộ xui như thế
Nên nghĩa đồng bào cũng mất tiêu
Ở đây, có mắt cũng như mù
Nào có khác gì một đứa ngu
Văn kiện nhận rồi, không đọc nổi
Ngó vô nào khác đám mây mù
Có tai mà điếc cũng như không
Ai nói nấy nghe, thật tủi lòng
Chân cẳng đủ đầy nhưng chẳng khác
Như người què quặt, có buồn không
Thảm họa gây nên cảnh khốn cùng
Nhiều người hứng chịu nỗi lao lung
Bao giờ mới có ngày quang đãng
Đất nước vượt qua cơn hãi hùng.
Lương Tống

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,336,494
Hai chàng tuổi trẻ độc thân, sống xa gia đình, buổi chiều lễ Memorial lái xe đi Chesapeak Bay chơi. Khê lái, Viễn nhìn qua kiếng xe bằng một cái ống nhòm
Tôi bắt đầu nghĩ đến 30 tháng 4 như một ngày ở phía tương lai, tuy thời điểm đó đã xảy ra vào 33 năm trước.
Gởi mẹ của con, Thắm thoát mà đã gần 25 năm kể từ khi chào đời, vậy mà đây là lần đầu tiên con ngồi đặt bút viết về mẹ.
Ngày 17 tháng 3 năm 1975, khi nhiều người đang xôn xao, lục đục rời bỏ Huế, tôi đến trường Quốc Học gặp anh hiệu trưởng Phan Khắc Tuân xin nghỉ phép
Ngón tay Xuân lướt nhẹ trên phím đàn. Từ những khung cửa kiếng của căn phòng đặt chiếc đàn Grand piano, Xuân có thể vừa chơi đàn vừa dõi mắt theo
Hải gọi điện thoại hẹn tôi chiều Thứ Sáu đến nhà hàng Hương Quê ở Eden tham dự "tiệc về hưu" của chú Đức do nhóm nhân viên người Việt ở TRW (bây giờ là Northrop Grumman) khoản đãi
Người đàn bà trong phòng ICU số 5 nằm bất động. Chiếc ống hơi oxy vắt ngang mép mũi bà. Những sợi dây nhựa treo lòng thòng chằng tréo từ bịch nước biển
Sáng chủ nhật trong góc bàn nhỏ của qúan Starbucks, người đàn ông ngồi che mặt sau tờ báo nhằng nhịt hình quảng cáo, trên bàn ly café đen nằm bất động vì chưa bao giờ thấy ông ta nhất ly lên uống.
Từ năm 89, Trọng thấy Thạch Hùng có thể tự mưu sinh được, và Trọng cũng nghĩ đã đến lúc trả Thạch Hùng lại đời sống bình thường hay ít ra cũng phải tập Thạch Hùng cho quen lại với cuộc sống.
Vào một ngày cuối Thu, cách nay hơn 23 năm, một ngày vào tháng 11 năm 1984 tại Chicago, cô thư ký từ phòng ngoài, điện thoại vào cho Trọng hay "có hai người cảnh sát muốn gặp".
Nhạc sĩ Cung Tiến