Hôm nay,  

Quê Hương Thứ Hai

17/05/200300:00:00(Xem: 127622)
Người viết: DƯƠNG THỊ SÁU
Bài tham dự số 3204-802-vb50514

Tác giả lần đầu Viết Về Nước Mỹ. Thay vì sơ lược ít dòng tiểu sử, bà viết “Tôi năm nay 70 tuổi, muốn góp một vài cảm nghĩ về thời sự chiến tranh với Iraq và quan niệm làm người di tản 28 năm trên đất Mỹ.” Theo địa chỉ kèm theo, bà hiện đang cư trú tại thành phố Rosemeat, Nam California.
*

Bài tham dự số 3190-788-vb80427 của bà Lê thị Xuân đã gợI cho tôi cảm hứng, và xin được góp ý về quan niệm sống trên nước Mỹ của tôi trong thời chiến tranh với Iraq.
Từ khoảng giữa tháng ba, hàng ngày , sáng tới chiều tôi ngồi lặng hàng giờ trước TV theo dõi diễn tiến cuộc hành quân dành tự do cho Iraq của Mỹ. Tinh thần tôi giao động, viễn ảnh chiến tranh mà tôi đã từng chứng kiến qua suốt khoảng thời niên thiếu.
Tôi càng lo sợ hơn vì những tin bom hóa học, vi trùng sẽ làm cho hàng loạt người chết trong khoảnh khắc, và những khí giới giết người tối tân như hỏa tiễn bắn từ bao nhiêu ngàn dặm v.v... Thêm vào những lo sợ đó, chính quyền còn khuyến cáo dân chúng đề cao, cảnh giác vì tình trạng báo động màu cam. Người tôi lờ đờ như người đau mới mạnh, biếng ăn, không ngủ được, lại mất hết hứng thú đi ra ngoài, giải trí cũng hạn chế, không thích nghe nhạc, xem phim như trước. Quả thật là hiện tượng bệnh phiền muộn vì chiến tranh.
Mắt tôi đẫm lệ khi thấy cảnh những chiến binh Mỹ sửa soạn "lên đường tùng chinh", từ giã cha mẹ, vợ con. Bao nhiêu binh sĩ ở các nơi khác cũng chuẩn bị từ giã gia đình, người thân , theo các chiến hạm ra khơi đến vùng Vịnh. Tôi chạnh nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Công Trứ (") nói về người vợ tiễn chồng đi chinh chiến thời xưa :
"Làn tên đạn xin chàng bảo trọng
Thiếp trở về nuôi cái cùng con"
Làn tên đạn của chiến tranh thời xưa hay súng đạn, hỏa tiễn, khí giới tối tân thời nay cũng vậy, vẫn vô tình và may rủi biết đâu mà tránh. Rồi đến những ngày trên đất giặc, xuất quân với những quân trang nặng nề, lỉnh kỉnh với những mặt nạ chống hơi độc, vi trùng giống như những người từ hành tinh khác. Thời tiết sa mạc có khi lên tới 103 độ, nhiều người không chịu nổi đến phải ngất xỉu. Thêm vào đó, trận bão cát sa mạc, cát bụi tung bay với cơn gió lốc mịt mù cả không gian và tầm mắt không thể nhìn xa được. Khi chiến sự tiếp diễn, cảnh thương vong và tù binh bị bắt trong các trận phục kích. Tôi cảm thấy thương cho những chiến binh này. Vái Trời Phật, Thượng Đế , tất cả những đấng thiêng liêng hãy phù hộ cho những tù binh được đối xử theo luật quốc tế về chiến tranh theo quy ước Genève và không bị đối xử vô nhân đạo như cộng sản Việt Nam đã đối xử với những tù cải tạo của Việt Nam Cộng Hòa.
Một buổi sáng, nghe tin 7 tù binh Mỹ, trong số có hai nữ quân nhân, được quân lính Thủy quân lục chiến Mỹ giải cứu và cô Jessica Lynch nữ quân nhân, 19 tuổi, đã tươi cười trước ống kính TV để gửi lời chào đến gia đình cô. Sau đó, cô được đưa về bệnh viện hậu cứ tại Đức điều trị. Suốt ngày đó, tôi thấy rất vui và mừng, tưởng chừng như con cháu nhà mình được cứu sống. Tôi đã cảm ơn Trời Phật, Thượng Đế đã thương những người này như lời tôi nguyện cầu. Tôi càng thấy tội nghiệp cho những chiến binh liên minh Anh, chiến đấu dành từng căn nhà, từng tấc đất, với tinh thần quân đội, sợ thiệt hại cho thường dân ở miền nam Iraq, tỉnh Basra.


Vài ngày lại thấy xuất hiện trước TV, Tổng Thống của nước Mỹ George W. Bush. Tình trạng chiến tranh làm cho vị Tổng Tư Lệnh tối cao của quân đội phải tả xông hữu đột, chiến sự như dầu sôi, lửa bỏng, lại phải đương đầu với những nhân vật cùng chung chiến tuyến, mà chống đối, tỏ thái độ bất cộng tác. Ngoài tòa Bạch cung, bao nhiêu cuộc biểu tình phản chiến khắp các nơi tại nước Mỹ. Tình hình quốc tế cũng phản chiến tứ Âu sang Á. Biểu tình phản chiến trên thế giới làm cùng ngày chúa nhật với hàng rừng người. Cả những đồng minh trong khối NATO lại chống đối phản chiến như Đức, Nga, Trung Cộng, nhất là Pháp. Càng gay gắt nhất là thái độ của Tổng Thống Pháp Jacques Chirac, chỉ trích Mỹ tấn công Iraq. Ngay cả cộng sản Việt Nam cũng hùa theo, lên án, chỉ trích Mỹ thô bạo xâm lăng Iraq. Sau cuộc biểu tình ở Pháp, có phong trào tẩy chay hàng hóa của Mỹ, điển hình là các tiệm hamburger MacDonald và Coca Cola và còn nhiều sản phẩm của Mỹ. Họ không nhận thức được ở Paris, các tiệm MacDonald rất nhiều dọc theo các đường lớn. Ngay cả ở tỉnh lỵ và dọc theo đường liên tỉnh, mãi đến tận thị trấn nhỏ vào hang động Đức Mẹ Bernadette tại Lourdes cũng có mặt tiệm MacDonald. Các cơ sở thương mãi này đã thâu dụng nhiều nhân viên người Pháp. Họ có công ăn việc làm thì bớt nạn thất nghiệp. Đó là yếu tố nhân dụng, giúp vào kinh tế của nước này. Ngoài ra , còn nhiều cơ sở thương mại khác ở Pháp liên quan đến sản phẩm của Mỹ.
Có điều làm cho tôi tán thành là hình ảnh một cựu chiến binh Mỹ thời đệ nhị thế chiến, đã được chính phủ Pháp gắn huy chương do chiến công giúp nước này chống Đức quốc xã. Ông cựu chiến binh này đem huy chương trả lại Tòa lãnh sự Pháp. Dân chúng Mỵ cũng trả đũa đòi tẩy chay hàng hóa của Pháp. Ngay đến món khoai chiên gọi là French fries cũng được đề nghị gọi bằng danh từ "Freedom fries". Những lúc ấy, mấy cửa hàng bán mỹ phẩm Pháp tại các trung tâm thương mại, mấy cô bán hàng cười tươi chào hàng mà khách hàng không có một bóng. Ngay cả những hàng quảng cáo tặng cũng còn la liệt trong tủ , chả bù trước đó, thì các sản phẩm quảng cáo này được mấy bà Mỹ đua nhau mua, kẻo hết.
Tôi có 2 đứa cháu từ lúc đầu cuộc chiến là chúng có những luận điệu phản chiến và còn cho hay theo tài liệu nó được biết là Saddam Hussein có hầm kiên cố dưới đất do kỹ sư Đức làm, không sao đụng được. Còn một đứa theo luận điệu của cộng sản Việt Nam chỉ trích Mỹ và nhiều thứ khác. Tôi không muốn tranh luận với chúng vì những ngôn từ bất chánh này, chỉ muốn dạy cho chúng căn bản đạo làm người, biết ơn , biết nghĩa. Nghĩ rằng bao nhiêu đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi, mất gia đình, tài sản, sinh mạng, thành người mất quê hương. Quê hương Việt Nam còn đó, nhưng tại sao không ở được, chỉ vì cộng sản chiếm miền Nam. Nay đồng bào Việt Nam được nước Mỹ dung nạp, có nơi ăn, chốn ở cho thế hệ mai sau, con cháu ta được hưởng một đời sống đầy đủ, được một nền giáo dục tốt đẹp, được ăn nên làm ra và trở thành công dân Mỹ.
Nhìn hình ảnh Tổng Thống Mỹ, đã bay từ trong đất liền ra hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, giữa biển Thái Bình Dương, ông đứng giữa, bao quanh bởi một rừng người chiến binh nam nữ. Những gương mặt vui tươi, rạng rỡ. Sau bao ngà gian khổ, họ đã mừng vì nhiệm vụ đã hoàn thành "mission accomplished". Giờ đây, cảnh đoàn tụ của đoàn quân chiến thắng trở về trong nắng hồng. Tim tôi cũng đập nhịp mạnh theo những hình ảnh tay bắt mặt mừng của những gia đình chiến binh này. Tôi dù không làm được những gì tích cực để chia xẻ với họ, nhưng tôi cũng đã nghĩ tới nỗi gian khổ mà những chiến binh này đã trải qua và trong tôi, đã cảm nhận được buồn vui của đất nước này, vì đây là quê hương thứ hai của tôi. Cám ơn Thượng Đế đã ban phước lành cho nước Mỹ của tôi.
God Bless America.

Dương Thị Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,319,012
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến