Hôm nay,  

Nỗi Niềm Riêng

23/06/200300:00:00(Xem: 254624)
Người viết: Chúc Chân
Bài tham dự số 3232-831-vb60620


Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, tự sơ lược tiểu sử như sau: “Nghề nghiệp, 18 năm làm kỹ sư, hiện làm nghề “thợ săn việc.” Quá trình viết: Viết luận văn rất bết khi ở trung học nên theo ban toán cho dễ. Lên đại học theo ban kỹ thuật nên không sợ chuyện văn chương. Qua Mỹ học 2 courses English Composition bằng tự điển Nguyễn Văn Khôn. Gần đây làm "thợ săn việc" có nhiều thì giờ ngắm trời mây cây cỏ nên muốn tập làm luận văn lại.”
Chúc Chân đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hai bài “Tổ Trống” và “Gió Đưa Bụi Chuối” và nhóm phụ trách biên tập đã giới thiệu tác giả như sau: Ngay từ bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, Chúc Chân đã cho thấy lối kể chuyện đặc biệt, tinh tế, chừng mực. Lần này, bài thứ hai, lối kể chuyện của ông thêm nét nhân hậu và duyên dáng đặc biệt.
Lần này, kèm theo bài viết thứ ba, tác giả yêu cầu đính chính không phải là “ông” đồng thời báo tin cô cũng vừa hết làm “thợ săn việc” và tiếp tục làm công việc kỹ sư năm thứ 19. Mừng Chúc Chân và chờ thêm bài mới.

Bấm xong cái thẻ giờ, anh lầm lũi đi ra bãi đậu xe vắng ngắt. Làm thêm 2 giờ phụ trội xong mệt lả người. Từ hồi làm job technician tới nay, anh lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với mấy cái máy. Pay check có nặng thêm, nhưng phải vác thêm nhiều trách nhiệm mới lên vai. Đúng là tiền nào của nấy. Nhưng hôm nay lòng anh nặng thêm không phải vì đám máy móc phức tạp.
Ngày đó anh như bao nhiêu người di tản, cố chạy lấy mạng. Anh lái chiếc sà lan ra khỏi Tân Cảng đêm 30 tháng Tư. Tưởng chỉ đi tạm lánh nạn. Nhưng khi tới Guam thì hy vọng trở về tan như khói đám cháy ở Tân Cảng chiều hôm đó. Những lo âu mấy ngày đầu bây giờ thành nỗi tuỵêt vọng mênh mông. Đứa con gái đầu lòng của anh mới được đầy tuổi tháng trước.
Sau những tuyệt vọng thời di tản là những năm tháng cực nhọc trong đời sống tị nạn tại Mỹ.
Anh quen chị ngày đầu khi chị nhận việc chạy máy khu P&L. Đồng hương ở thành phố nầy không là bao nên không bao lâu anh và chị qua lại rất thân thiết. Những ngày cuối tuần hay lễ nghỉ, chị nấu khi thì phở , khi thì bánh cuốn, rủ vài người bạn và anh tới căn chung cư của chị ăn uống cho vui. Thỉnh thoảng anh thăm giùm nhớt xe, thay dầu hoặc đổi mấy cái bugi xe cho chị.
Tội nghiệp chị, con còn nhỏ phiêu bạt xứ người. Sau cái job quét dọn trong khu đại học xá, chị được sponsor giới thiệu làm assembly trong hãng anh làm, công việc đỡ cực hơn nhiều. Chị rất thầm lặng, nên phải một thời gian sau anh mới rõ tình cảnh của chị. Tình cảm của anh và chị phát triển tự nhiên theo thời gian. Ở xứ lạ có nơi nương tựa chị đỡ lẻ loi, vả lại thằng Bé Tí cũng khắng khích với anh lắm. Tình yêu của anh chị tuy vậy không phải chỉ vì những tiện nghi hàng ngày. Anh và chị cảm mến nhau từ nét thanh tao kín đáo của chị, vẻ nhân từ bao dung của anh.
Gia đình gồm ba người sống rất đầm ấm bắt đầu từ mùa đông năm đó. Anh dọn về chung cư của chị với một ít sách vở và chiếc xách nhỏ gọn gàng. Bộ máy stereo và mấy thứ gia dụng lỉnh kỉnh anh để lại cho thằng room mate.
Cuộc sống êm đềm và ấm cúng. Hàng ngày anh đưa Bé Tí tới lớp giữ trẻ trên đường ra sở mỗi sáng. Cha con khắng khích. Bé Tí không quên "bye daddy" sau khi ôm hôn anh ngọt lịm. Buổi chiều chị đón con về , lo cơm nước tươm tất thì anh về tới. Xong bữa cơm chiều, anh tới trường đại học cộng đồng kéo thêm mấy lớp học đêm. Chị dọn dẹp nhà cửa, xấp hai phần cơm trưa cho anh và chị hôm sau. Mỗi tuần ba đêm chị chở con tới lớp học Anh Văn ở nhà thờ. Những hôm không có lớp, chị ngồi kèm Bé Tí đánh vần, hoặc mẹ con cùng giở mấy quyển sách hình nhi đồng. Chị dợt lại mấy chữ mới học được bằng sách của con. Còn Bé Tí thì thích mấy hình Pooh lắm, con gấu mập với hũ mật đầy.
Hai năm sau, anh chị mua được một căn nhà. Dọn nhà lần này cực hơn lần trước nhiều. Anh phải dọn những thứ lủng củng, từ mấy cái lọ chị rửa sạch để dành, tới cái chậu rau thơm bà Giàu cho làm giống tháng trước. Còn chị thì vui ra mặt. Có an cư mới lạc nghiệp được. Chị định sanh thêm đứa nữa.
Khi Tí Hon ra đời, anh làm xong cái bằng cán sự và được hãng cho làm technician. "Chồng Tách (tech), Vợ Ly (assembly)" không gì hơn. Hạnh phúc thật là trọn vẹn.
Mấy năm nay anh chị gởi quà về nhà đều đặn. Những sấp vải xoa xuống tận Houston mua. Những lọ dầu xanh thứ thiệt. Thuốc Tylenol hũ trăm viên. Bịch bột ngọt nửa ký. Rồi tới mấy hũ kem dưỡng da. Kem đánh răng Colgate. Khi gởi tiền về được thì anh chị đỡ hơn, khỏi lo gói bọc. Anh chị chia nhau vui mừng tin nhà. Cha mẹ, anh chị em đều bình an và cuộc sống đỡ cực nhọc nhờ những thùng quà quí báu. Số tiền anh chị gởi về được dùng làm số vốn nhỏ giúp gia đình tạo dựng công việc mưu sinh.


Có những bao thơ màu xanh lợt viền đỏ, xanh, trắng với những trang giấy mỏng màu ngà đầy những hàng chữ thân thương được đọc kín đáo hơn. Anh chị chia nhau lặng lẽ những dòng chữ viết về nổi nhớ thương của người vợ và đứa con không nhớ được mặt cha Những dòng chữ của người mẹ kể lại nổi khó khăn trăm dặm thăm nuôi đứa con trai tù cải tạo ngoài Việt Bắc.
Chị là nữ sinh Đồng Khánh Huế thanh tao và nhỏ nhẹ với ước vọng trở thành một cô giáo hiền. Sau năm đầu sư phạm , chị gặp người hùng lực lượng đặc biệt ghé Huế thăm bạn người anh họ của chị. Cuộc tình người hùng và giai nhân kết thúc vẹn toàn. Sau khi chị tốt nghiệp hai năm sư phạm, người hùng và giai nhân lấy nhau. Chị theo chồng về một tỉnh lỵ ở cao nguyên gõ đầu đám trẻ khờ.
Bé Tí chào đời vào mùa hè đỏ lửa khi cuộc chiến tàn khốc nhất. Người hùng nhờ may mắn vẫn toàn mạng sau những sứ mạng hiểm nghèo. Nhưng vận nước cao hơn. Khi cao nguyên thất thủ, chị không được một tin tức gì của ba Bé Tí. Sợ hãi và hoang mang chị cùng Bé Tí theo một gia đình người bạn di tản về Nha Trang và sau đó vào Sài Gòn nương náu gia đình người bác. Ba mươi tháng tư, thêm một lần di tản kinh hoàng. Cùng gia đình người bác, chị và Bé Tí ngàn dặm ra đi.
Phần anh, gia đình riêng của anh trước ngày ra khơi cũng là chuyện canh cánh bên lòng. Từ hồi bụng nặng, vợ anh về ngoại chờ nằm ổ. Khi sanh xong ngoại giữ lại luôn, lấy cớ anh đi công tác thường xuyên, mẹ con so yếu không ai săn sóc. Tân An cũng không xa xôi gì, anh đi lại thăm nom không khó khăn. Tháng bé Thu đầy tôi, ngoại cũng chưa chịu cho đi, thương con, thương cháu. Anh tính chuyến nầy về bến sẽ đem vợ con lên Sài Gòn ngay. Tình hình không khả quan chút nào. Mất cao nguyên. Rồi Đà Nẳng. Rồi Nha Trang và duyên hải. Chiến lược tử thủ miền Nam, anh thấy không hi vọng gì.
Tổng thống từ chức. Sài Gòn giới nghiêm. Anh chỉ đủ thời giờ quay tàu khỏi Tân Cảng. Anh ra khơi đêm đó với hy vọng sẽ trở về.
Tới Mỹ lòng anh nặng trĩu. Chán chường. Một trời lạc loài. Ngày về đón vợ con chỉ là ảo mộng. Trôi theo dòng định mệnh. Một ngườI bạn cũ kéo anh về ở chung. Rồi anh cũng phải tìm việc làm. Kiếm sống. Cuộc đời phải xuôi theo - Life must go on. Bây giờ anh không còn những cảm giác nặng trĩu nửa, nhưng hy vọng tìm lại vợ con cũng không còn.
Bức thơ hôm đó mang con tem Mã Lai với địa chỉ Red Cressent không đề tên người gởi. Hàng chữ viết tên anh rất quen nét. Nét chữ đó anh không bao giờ quên. Run run anh xé vội bao thơ. "Anh thương mến...". Anh như bay bổng. Vịn tay vào thành ghế. Anh không thở nổi. Bao nỗi vui mừng. Trời thương Anh. Trời thương vợ con Anh. Vợ và đứa con gái đầu lòng của anh đã an toan tới trại tị nạn ở Mả Lai sau mười ngày trôi nổi biển đông. Anh mừng quá.
Chị nhìn anh theo dõi từng nét mặt đổi thay, từ ngạc nhiên đến mừng rỡ. Rồi anh ôm chầm lấy chị. Chị cũng vui theo với nổi hạnh phúc của anh. Bé Tí và Tí Hon đứng ngơ ngác nhìn cha mẹ.
Những ngày kế tiếp, anh rối rắm trăm bề. Chị vẫn lặng lẽ với những công chuyện hàng ngày. Vẫn chăm sóc anh và hai đứa con như bao nhiêu năm nay. Anh thương sự nhẫn nại của chị vô cùng. Anh thương chị vô cùng.
Bức hình vợ anh gởi tới từ Pulau Bidong, con bé có đôi mắt tròn to dễ thương của mẹ và cái sống mũi cao đều đặn của cha. Người mẹ với nét mặt hiền hòa chịu đựng. Chịu đựng nuôi con bao năm chồng xa cách. Nhìn bức hình ấy, chị quyết định trả anh lại cho má bé Thu.
Trên bãi đậu xe trống vắng hôm đó, lòng anh mang nặng một nỗi niềm riêng.

Chúc Chân

Vài lời bên lề câu chuyện:

Câu chuyện được tạo dựng bằng những nhân vật có thật và không thật.
Anh - Có thật, anh N. chuyên viên máy lạnh, anh Đ. chuyên viên làm đồng xe, anh L. chuyên viên điện tử. Cả ba đang sống với vợ cưới trước 75.
Chị - Có thật, chị D. và chị V. Chị V. lập gia đình lại. Chị D. mất liên lạc
Bé Thu (tên đổi) - hiện là nha sĩ
Má bé Thu - hiện sống ở Texas
Tí Hon (tên đổi) - hiện sống với cha
Mẹ của Tí Hon - hiện đang sống ở Cali cùng gia đình ngoại Tí Hon
Bé Tí - tạo dựng, nhưng cũng có thể có thật
Người hùng lực lượng đặc biệt - Có thật, hai cổ tay còn vết thẹo sâu của dấu cùm.
Ngoại bé Thu - tạo dựng, nhưng hoàn toàn có thật. Vượt thời gian và không gian. Những bà ngoại thương con, thương cháu ở mọi nơi, mọi thời, mọi thế hệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,717,716
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến