Hôm nay,  

"thank You God & Thank You America"

28/06/200300:00:00(Xem: 123989)
Người viết: Nguyễn Bích Châu
Bài tham dự số 3236-834-vb30624

Tác giả Nguyễn Bích Châu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tác giả cho biết 30 tuổi, cư ngụ tại Garden Grove CA, Công việc: đang làm thuế, sổ sách, bảo hiểm, tài chính. Tựa đề bài viết được trích từ nội dung.
*

Tôi đang mơ chăng"
Không! Đó là một sự thật, vì tôi và gia đình đang sống trên đất Hoa Kỳ này. Một đất nước của sự giàu có, văn minh nhất thế giới, nơi mà có biết bao nhiêu người tị nạn Việt Nam và các nước khác, đã liều mình trải qua biết bao gian nan, khổ cực, gia đình tan nát, phơi mình trên biển cả cuồn cuộn, hay sống vất vưởng trong những trại tị nạn....
Gia đình tôi đã được định cư tại Mỹ vào những tháng mùa đông lạnh lẽo. Tôi còn nhớ năm đó trời đổ tuyết, San Francisco lạnh ngắt đến thấu xương. Tôi thì ra chờ đón xe buýt từ khi trời vừa hừng sáng, chen chúc với những sắc dân khác, mà trong lòng phấn khởi vì mình đã được đi học trường Mỹ. Vào đến trường có biết bao điều mới lạ, ngôi trường quá rộng lớn vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Mọi người đều nói tiếng Anh nhanh như cắt. Vào đến một văn phòng, một người Mỹ hỏi tôi cần gì, họ rất dễ thương, lắng nghe tôi trả lời một cách chậm chạp và giúp tôi hoàn tất thủ tục nhập trường. Ban đầu, tôi chỉ biết nói "I don't know" khi ông bà Thầy hỏi đến và là mục tiêu cho cả đám bạn trong lớp cười giỡn. Nhưng rồi chỉ sau 2 tuần, tôi nhất định vươn lên, vì mỗi ngày tan trường về, tôi ngồi nghiên cứu bài vở và bắt đầu học thêm những từ ngữ mới. Sau đó một tháng, tôi bắt đầu tham gia các công tác và kiếm thêm tiền tại trường.
Tôi mạnh dạn nói chuyện với những người bạn từ những sắc dân khác. Tôi giơ tay phát biểu và giải những bài toán khó, cái mà không ai trong lớp có thể giải nổi. Bạn bè đã không còn cười tôi nữa mà thay vào đó, là sự cảm phục và quí mến, vì con người tôi tính tình điều hòa, mềm mỏng, lại hòa nhã, thân thiện. Chẳng bao lâu, tôi đã thu phục được rất đông bạn bè từ nhiều lớp. Tôi bắt đầu có những món ăn thật thịnh soạn, nhiều tiết mục hấp dẫn và nhất là chung quanh tôi lúc nào cũng rất đông bạn bè. Họ đã giúp tôi nhiều trong vấn đề ngôn ngữ, phát âm nhanh và chính xác. Tôi bắt đầu tổ chức những buổi học nhóm, tôi có thêm cơ hội để trau dồi tiếng Anh, còn bạn bè thì được tôi giải quyết những bài toán khó. Ông Thầy dạy toán đề nghị tôi vào nhóm chuyên toán của trường và rồi tôi đã cùng "2 anh chàng Mỹ và một anh chàng Nhật" có những ngày thảo luận về toán rất sống động. Sau đó tôi đã được cử đi thi toán với các trường khác và rồi niềm hạnh phúc bất ngờ đã đến, tôi đã đạt giải nhất và nhận được số tiền khá lớn. Tôi đã dùng số tiền đó quyên cho hội từ thiện. Sau vinh dự đó, tôi lại cố gắng phấn đấu vì đã được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Nhưng chỉ được 6 tháng sau, Ba và chi tôi đã quyết định dọn nhà đến Orange County.
Thủ tục nhập trường của tôi bị gián đoạn và rồi tôi bắt đầu kiếm thêm việc làm, thử thách lại một lần nữa đến với tôi, Nhưng tôi biet "thử thách là cơ hội rèn luyện". Tôi đã đi làm, việc làm của tôi là đứng từ sáng tới tối, quảng cáo sản phẩm mới cho chợ và phát phiếu giảm giá cho khách. Rồi qua làm hàng điện tử, may mặc được một thời gian. Sau đó, tôi vào trường Golden West College để đi học. Trong thời gian đó cũng cực lắm, tôi phải làm và đổi việc liên tục để thích hợp với giờ học. Mỗi ngày tôi vẫn vui vẻ, cười giỡn, tinh thần vẫn lạc quan và sống động. Bạn bè lại đến với tôi càng nhiều, tha hồ vui chơi, giải trí sau những giờ học và làm mệt mỏi.


Sau khi lấy bằng 2 năm, tôi chuyển lên trường Cal State Fullerton để học tiếp lấy chương trình 4 năm. Ôi thôi, thủ tục giấy tờ khiến tôi phát điên luôn và lấy những bài kiểm thật là nhức óc. Tôi bắt đầu đi học, trao đổi kinh nghiệm học hành từ nhiều người bạn. Số tôi thì không có may mắn về thi cử, nhưng tôi không nản lòng, quyết khiêu chiến với khó khăn. Câu nói mà Ba tôi thường nói "Người ta làm được, mình làm được" vì câu này mà tôi đã tự thúc đẩy chính mình. Nhưng đời thật là "bạc bẽo" lắm, nó đã quật ngã tôi nhiều lần. Mỗi lần tôi vừa "bò dậy" sau 1 thất bại, thì nó lại "vô tình" quật tôi xuống 1 lần, 2 lần, 3 lần, thậm chí là 10 lần nữa.
Một anh bạn đã nói cho tôi biết "thất bại ở chỗ nào, thì phải tự mình đứng dậy từ chỗ đó, thì mới chiến thắng được nó". Từ đó tôi quyết tâm đứng dậy, đời càng quật ngã tôi bao nhiêu, thì tôi lại đứng dậy càng nhanh. Từ từ tôi đã phát hiện ra một điều, nếu tôi biết đương đầu với khó khăn, giải quyết nó, thì tôi nhất định thu phục được nó. Nếu tôi càng lẩn tránh và sợ hãi thi nó càng theo tôi đến cùng, khiến tôi tàn tạ, rồi đâm ra nghi ngờ khả năng chính mình. Mỹ-nơi cứu tinh của đời tôi, đất nước này đã cưu mang và đã cho tôi cơ hội học hành, làm việc và giúp tôi rèn luyện bản thân mình.
Tôi đã bắt đầu ra ngoài xã giao và tham gia các công tác trong Nhà Thờ, trường học, các hội đoàn trẻ nên có rất nhiều biết đến tôi. Tôi hăng say hoạt động, cống hiến tất cả cho cộng đồng, tham gia các công tác giúp đỡ cho người nghèo tại Việt Nam. Mỗi ngày tôi đã cố gắng trau dồi, học hỏi thêm từ những đàn anh, đàn chị, bạn bè, những người đã thành công trên đường sự nghiệp. Câu nói mà những người bạn tôi thường nói "Muốn thành công, phải hợp tác với người đã thành công". Đúng vậy, tôi đã từ thành công này đến thành công khác và càng ngày càng quen thêm những người có kiến thức cao rộng và họ đã rất vui vẻ chia xẻ những kinh nghiệm quý báu mà họ đã trải qua.
Tôi thật sự không cho phép mình phải gục ngã nữa, vì nếu như vậy, thì tôi cảm thấy có lỗi với những người đang sống nghèo khổ trên thế giới, nhất là Việt Nam, nơi tôi đã sinh ra và trải qua thời thơ ấu. Những người đã bỏ mình nơi biển cả, rừng sâu, sa mạc vì 2 chữ TỰ DO. Họ cũng là những con người có kiến thức, nhưng lại không có cơ hội để phát triển khả năng của mình. Còn tôi thì khác, tôi được diễm phúc định cư tại đất Hoa Kỳ này, tôi nhất định vươn lên, phát triển được khả năng của mình và có thể giúp đỡ cho những người thiếu may mắn đó.
Tôi tiếp tục mở rộng những buổi xã giao với nhiều tầng lớp trong xã hội và học hỏi thêm những kiến thức mới. Tôi đã phát hiện, thực sự đất nước Hoa Kỳ này có rất nhiều cơ hội, chỉ là xem tôi có đủ bản lãnh để tiến đến thành công hay không. Sau khi tham khảo nhiều ý kiến từ nhiều người có kinh nghiệm, tôi bắt đầu có những đầu tư và đã có những thu hoạch bất ngờ. Tôi càng mở rộng phạm vi xã giao, hăng hái học thêm nhiều lãnh vực mới và càng mạnh dạn đương đầu với khó khăn, thử thách. Nói đến đây thì tôi phải "Thank you God" và "Thank you America" cám ơn Chúa đã cho tôi được đến đất nước Hoa Kỳ này và cám ơn đất nước này đã cho tôi và gia đình tôi những ngày ấm no, hạnh phúc, và nhất là đã taọ thật nhiều cơ hội, giúp tôi học hỏi thêm kiến thức, rèn luyện con người mình. Giúp tôi có thể phát huy được khả năng của chính mình và dùng khả năng đó để đem lại cơm ngon, áo ấm cho người nghèo khổ, làm tôi cảm thấy hãnh diện vì mình đang mang trong người dòng máu Việt Nam.

NGUYỄN BÍCH CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,133,009
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Nhạc sĩ Cung Tiến