Hôm nay,  

Ði Ðẻ Ở Mỹ

10/07/200300:00:00(Xem: 136156)
Người viết: THÚY ÐAN
Bài số 3246-844-vb2070703

Tác giả Thúy Ðan tên thật là Phạm Kim Ðiền, sinh năm 1946, cùng chồng và các con định cư theo diện HO tại San Jose, Bắc Calofornia từ 1995. Sau 4 năm đi làm assembler tại các hãng điện tử, hiện đang hưởng cảnh "mây vàng trăng soi". Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là "Tôi đi cà da mặt". Sau đây là bài viết thứ hai.

Sau 9 tháng 10 ngày mang cái bụng bầu nặng nề, người mẹ nào cũng mong đến ngày "Khai hoa nở nhụy". Ðể làm tròn cái thiên chức làm mẹ, các bà bầu phải trải qua cơn đau đẻ đầy gian nan và đầy bất trắc. Ðến nỗi người xưa đã có câu:
Ðàn ông đi biển có đôi
Ðàn bà vượt cạn mồ côi một mình
Ðủ thấy người đàn bà phải gánh cái đau một mình không ai đau hộ cái đau đẻ được.
Ngày nay với nền văn minh tiến bộ nhất là ở xứ Mỹ này con cháu chúng ta có thể chọn giải pháp mổ cho êm thắm cả mẹ lẫn con. Nhưng đã là đàn bà sinh con ra mà không biết đau đẻ là gì thì cũng là một thiếu sót lớn trong cuộc đời làm mẹ. Chẳng thế mà ở Mỹ khi vợ "lâm bồn" bác sĩ cho người chồng ở bên cạnh vợ để chứng kiến cái đau của vợ mình, nó khủng khiếp đến như thế nào để mà không nỡ đánh vợ dù chỉ là bằng một cành hoa. Phải thế không các đấng hiền ông"
Ngày xưa mỗi lần tôi đi đẻ là mẹ tôi thức trọn với tôi cả đêm trong nhà bảo sanh. Người lo lắng cho tôi từng li từng tí.
Ngày nay đến lượt con gái tôi đi sanh, như một sứ mệnh đồng lần tôi cũng "hộ tống" con gái tôi đi đẻ. Trong những tháng mang bầu con gái tôi đi khám định kỳ ở Valley Medical Center, nếu khi nhập viện, bác sĩ trực chỉ việc bấm computer là check được tất cả hồ sơ bệnh lý của con tôi dễ dàng. Bà bác sĩ Mỹ hỏi nhẹ nhàng con tôi những câu "Ngày nào sanh" Ði tiểu đi tiêu có dễ dàng không""…. nhìn con gái tôi mĩm cười trả lời bà, tôi nghĩ rằng con tôi chưa sanh được trong ngày hôm nay. Vì con tôi mới chỉ có dấu sanh, chưa có cơn đau. Khi nhìn vô điện tâm đồ bác sĩ sẽ biết tất cả về sức khỏe nhịp tim của thai nhi và của mẹ. Con gái tôi được nằm nghỉ trong phòng rộng rãi có chừng 2, 3 giường nhỏ để các bà mẹ mới nhập viện. Ðến chiều con tôi mới có những cơn đau họ bèn chuyển lên phòng sanh. Phòng này rộng rãi hơn và chỉ có một giường sanh thôi. Trong phòng có sẵn ghế ngồi cho người nhà, có cả closet để đồ mang theo cất vào đó rất gọn gàng.
Thấy con gái tôi vẫn chỉ có những cơn đau cách quãng nên con rể tôi nói tôi đi xuống khu cafeteria để kiếm gì ăn. Nhân viên bán hàng đã đi về chỉ còn mấy miếng bánh mì nguội trong "vending machine" cũng đành mua ăn đỡ đói. Khi đi trong hành lang của khu phụ sản cũng hiếm gặp các bà bầu đi sanh, chẳng bù ở Việt Nam ta sau năm 75 không còn nhà sanh tư nữa tất cả các bà bầu mọi nơi đều đổ dồn về "xưởng đẻ" tức nhà thương Từ Dũ. Cảnh các bà bầu khăn gói quả mướp từ miền quê lên chờ sanh ngồi dài dài trong phòng chờ sanh, bà nào bà nấy ngồi như đang bán hàng, mà bán gì đâu ngoài cái bầu to tròn trước mặt. Có bà bụng to quá mà áo thì chật lại ngắn lòi cả da bụng căng như cái trống chầu đã đánh lâu ngày ngã màu xỉn mốc. Nghĩ mà thương cho các bà đi "đập bầu" ở Việt Nam trong đó có tôi cũng một thời đi đẻ. Lại còn phải chịu cảnh chầu chực, hạch sách mắng mỏ từ cửa miệng của các chị lao công tới các cán bộ cao cấp trong nhà thương nữa. Còn ở xứ Mỹ này người đàn bà nào cũng sợ đẻ, nên đẻ ít. Hễ có ai đẻ là được bác sĩ, y tá trong nhà thương chăm sóc tận tình kỹ lưỡng.
Bà bác sĩ trực vẫn thăm chừng con gái tôi luôn, tất cả đều hỏi han nhẹ nhàng lịch sự. Có 2 cô y tá một Phi và 1 Việt đến 5 giờ chiều thì họ ra về, tôi cứ tiếc là cô y tá người Việt không còn ở lại nữa, dẫu sao cùng ngôn ngữ cũng dễ thông cảm nhau hơn. Con tôi vẫn nằm chịu trận với cơn đau trồi sụt. Tôi nhận thấy ở Mỹ từ khi nhập viện đến lúc sanh, sản phụ đều nằm trên giường chứ không như ở Việt nam các bác sĩ y tá bắt sản phụ đi lại trong phòng sanh hoặc ra ngoài hành lang, họ bảo càng đi nhiều thì cành sanh nhanh chóng chứ không cho nằm. Vì thế ở quê ta quý vị thường thấy cảnh các bà bầu đi khệnh khạng mặt nhăn nhó hay khóc tấm tức vì lên cơn đau đẻ. Chínhtôi cũng đã trải qua cảnh này. Ngày ấy trong cơn đau tôi đã kéo đã ghì muốn cong cả thanh sắt cửa sổ phòng sanh. Nghĩa là trong cơn đau cuống cuồng tôi có thể bóp nát quả cam sành trong tay chứ không phải chỉ bóp nát quả quýt như tướng Trần Quốc Toản với tấm lòng yêu nước phải đứng ngoài không được dự hội nghị Diên Hồng để đánh quân Mông Cổ.
Tôi cũng công nhận là con gái tôi cam đảm vô cùng không khóc than chi cả, vì con gái tôi trước khi sanh cũng từng đi dự các buổi nói chuyện của bác sĩ nói về "sống khỏe, đẻ vui" bác sĩ đã dạy cách thở và rặn, nên con gái tôi rất bình tĩnh đón nhận những cơn đau.


Thay ca trực là hai bà Mỹ: một bà Mỹ trắng và một bà Mỹ đen khổ người dềnh dàng nhưng khuôn mặt vui tươi linh hoạt. Bà Mỹ đen đến xoa đầu con gái tôi nói "Hello good girl" rồi bà bắt đầu ngồi xuống bên cạnh, một tay xoa lên bụng. Thấy con tôi bắt đầu có cơn đau bà nói: "Take breath-Push out- Push out" con gái tôi ngoan ngoãn làm theo lời bà cố hít một hơi thật sâu rồi cố rặn mạnh. Bà khen "good girl -push out -push out" bà vỗ tay đánh chét một cái như tỏ lời cổ võ rầm rộ, cứ thế bà nói luôn miệng cái điệp khúc "pust out-push out" giọng bà sang sảng như một cái máy, không biết mỏi mệt. Ðến nỗi hai tiếng "push out-push out" vang vang trong đầu tôi như tiếng kèn thúc quân ra trận. Tôi cảm phục sự tận tâm của bà, với đôi mắt đen sáng hàm răng trắng bóc, ở bà toát ra sinh lực tràn trề. Rồi hai tay bà xoa, ấn trên bụng con tôi miệng vẫn nói không ngừng nghỉ "Push out good girl-as I'm here" cả mấy tiếng đồng hồ không thấy con gái tôi có tiến bộ khả quan. Bà Mỹ trắng thì ghi ghi chép chép. Sau đó 2 bà đổi chiến thuật, mang một cái thanh ngang có 2 chân chống để trên đầu giường con tôi. Rồi bảo con gái tôi nằm đu 2 tay lên xà ngang để lấy sức rặn. Con gái tôi mệt nhoài, nhưng vẫn cố gắng làm theo lời chỉ dẫn của 2 bà y tá. Vẫn chưa sanh được. Họ lại bảo con gái tôi nằm nghiêng, nghiêng bên trái rồi nghiêng bên phải, rồi đổi tư thế ngồi dậy trên giường, thế mà cu tí vẫn lì lợm nằm trong bụng mẹ, chưa chịu chui ra.
Tôi hoang mang lo sợ, quá mệt mỏi tôi bước ra ngoài vừa đi vừa niệm kinh cứu khổ cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát phù trợ cho con gái tôi sớm sanh được mẹ tròn con vuông. Con rể tôi theo sau nói "Má xuống cuối hành lang có phòng đợi, má ngồi nghỉ mệt, đã một giờ khuya rồi, con ở lại với vợ con".
Bệnh viện về đêm càng tĩnh lặng, trong phòng đợi có vài người ngồi ngủ gà, ngủ gật. Tôi ngồi được một lát, không yên tâm, sốt ruột vội trở về phòng sanh. Ở phòng sanh kế bên tôi nghe thấy những câu chúc tụng "Congratulate- A girl" tôi thấy người đàn ông chắc là cha của baby, bắt tay tiễn ông bác sĩ ở cửa phòng. Tôi đi vội vô phòng con tôi, cu tí vẫn gan lì chưa chịu chui ra. Tôi sốt ruột hỏi con rể "Sao họ không mổ, lâu quá rồi, má lo quá." Rể tôi bình tĩnh nói "không sao đâu má à, tại họ nhìn thấy nhịp tim của em bé đập bình thường và sức khỏe của vợ con vẫn tốt nên họ vẫn để sanh tự nhiên." Tôi hoang mang lo lắng miệng vẫn đọc kinh cứu khổ. Bỗng bà Mỹ đen hô lên "The head-push out- good girl." con gái tôi ráng rặn mạnh nhưng vì hụt hơi đuối sức nên rặn không được. Tôi nhìn thấy cái chỏm tóc đen của cu tí mới ló ra lại thụt vào. Ðúng lúc đó bà bác sĩ trực bước vào. Con tôi lên cơn rặn. Tôi nhìn con thấy trán rịn mồ hôi hột tôi nói "Ráng lên con, sắp được rồi". Con tôi nhắm mắt lại, lấy hết sức để rặn. Một tiếng "bụp" thật mạnh, bà bác sĩ đã đỡ được cái đầu cu tí trên tay. Ai nấy thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng ngàn cân, bà bác sĩ đã bế được cu tí trên tay, cả ba kêu lên "Congratulate- A boy."
Bao nhiêu mệt nhọc tiêu tan, tôi nhìn con tôi đang nở nụ cười mãn nguyện. Bà bác sĩ trực tiếp tục săn sóc con tôi, còn cháu tôi được một ê kíp bác sĩ và 3, 4 người y tá thuộc khoa nhi săn sóc, họ đến đông quá từ lúc nào tôi không biết. Thằng cu tí nằm tênh bênh trên bàn. Bác sĩ lấy ghèn ở hai mắt, cho tay vào miệng móc rãi rớt ra, cả ở lỗ mũi nữa. Rồi cắt nhau, băng rốn. Thế mà cháu tôi vẫn chưa cất tiếng khóc chào đời.
Bác sĩ lấy tay vỗ vào lưng cu tí, vừa vỗ ông vừa nói với chúng tôi "vỗ lưng để baby khóc, chứ không có làm baby đau".
Sau vài cái vỗ lưng thì cu tí bật khóc. Ban đầu thì còn oe oe nho nhỏ. Sau càng lúc càng to oang oang như lệnh vỡ, được thể khóc hoài không chịu nín. Bác sĩ lau sạch sẽ để lên bàn cân rồi bọc cháu tôi trong khăn bông trắng rồi trân trọng trao tận tay con gái tôi. Cu tí như tìm được hơi ấm của mẹ thì ngừng khóc. Rồi bà y tá trao cho con rể tôi bế cu tí. Nhìn chàng rể lần đầu được làm bố, 2 tay khuỳnh ra ngượng nghịu bế con mà thấy tức cười. Ðến lượt tôi bế cháu chợt bồi hồi tưởng nhớ: Ngày xưa bế con -ngày nay bế cháu lòng bỗng dạt dào thương yêu con trẻ. Ðúng lúc cháu nhoẻn miệng cười như thầm nói với tôi "Bà ơi, cháu đây nè" tôi ôm cháu vào lòng mừng vui vì niềm ao ước đã đạt thành.
Tôi viết bài này để tỏ lòng tri ân và vinh danh những bác sĩ, y tá có tấm lòng "Lương Y như từ mẫu" nói chung và các bác sĩ y tá trong ngành sản phụ khoa tại bệnh viện Bascom nói riêng đã tận tụy ngày đêm giúp cho các bà mẹ được an toàn khi "vượt cạn".

Thúy Ðan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,641,370
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến