Hôm nay,  

Mẹ Tôi Tới Mỹ

05/11/200300:00:00(Xem: 172098)
Người viết:NGUYÊN NGỌC
Bài số 386-924-v2271003

Tác giả Nguyên Ngọc lần đầu tham dự viết về nưước Mỹ bằng một bài viết ngắn mà cảm động. Mong bà sẽ tiếp tục viết và bổ túc thêm dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Vào một buổi sáng mùa hè, nghe tiếng chuông nhà reo, tôi ra mở cửa. Tôi thấy anh chàng đưa thư người Mỹ, sau khi hỏi tên tôi, anh đưa cho tôi ký giấy biên nhận. Tôi nhận bao thư. Mở ra, tôi thấy mẹ tôi. Đầu tiên tôi thấy là ánh mắt mẹ tôi. Tôi giật mình, hoảng sợ. Đôi mắt này tôi đã thấy trong quá khứ tuổi thơ. Những lần lầm lỗi, mẹ tôi cũng đã nhìn tôi như vậy.
Tôi vội vàng lái xe đi mua một khung hình. Sau thời gian ngắm nhìn, chọn lựa. Tôi mua một khung hình rất đẹp màu đen. Về nhà tôi cho bức hình mẹ tôi vào khung. Khung hình với bức hình mẹ tôi trông không hài hòa, cân đối. Tôi quyết định cùng mẹ tôi trở lại tiệm bán những khung hình. Tôi ướm thừ hình mẹ tôi vào rất nhiều khung. Tôi bóc nhiều lớp ny lông dán mỏng. Để hình mẹ tôi vào, cuối cùng tôi cũng chọn được khung hình màu đen ưng ý.
Về nhà tôi treo khung hình vào một vị trí, mẹ tôi có thể nhìn thấy bao quát căn nhà. Tôi thõa mãn. Tôi đứng ngắm nhìn mẹ tôi. Giờ đây tôi thấy lại khuôn mặt dịu hiền. Trong căn nhà kín cổng cao tường này. Ánh mắt mẹ tôi buồn, phải chăng mới đặt chân tới Mỹ. Trong khung cảnh căn nhà bưng bít, giam hãm những vui buồn tha hương này, Mẹ tôi yêu thương và chia xẻ vui buồn cùng các con các cháu, đương bơ vơ giữa chợ đời.
Nhớ lại hơn ba tháng về trước. Khi nhận tin mẹ tôi ốm nặng. Hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng em út và bà dì ruột tôi vội vàng trở về. Mẹ tôi thân xác gầy gò, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Ngày ngày gia đình tôi tụ họp rất đông, quây quần bên mẹ tôi. Chúng tôi cùng các em, các cháu quê nhà thay phiên nhau túc trực, cơm nước và vệ sinh cho mẹ tôi. Mẹ tôi ngày một yếu dần. Mẹ tôi biết chắc không thể qua được trong cơn bệnh hoạn này. Trong tôi trỗi dậy những tình cảm yêu thương vô bờ. Tôi muốn được bên mẹ tôi mãi mãi.
Sau năm tuần bên mẹ tôi, chúng tôi trở về Mỹ. Cuộc sống bên này chồng chất những lo âu, thực tế không được thanh thản như ở quê nhà, chúng tôi lao vào làm việc. Để bù đắp vào những khoảng trống vừa qua. Nhưng hình ảnh mẹ tôi "Mẹ tôi nằm chờ đó, khấp khểnh theo thời gian, thân xác phai úa tàn, tình yêu cuồn cuộn sóng, mẹ tôi bao trăn trở, vấn vương với bạn đời, băn khoăn đàn con cháu, bơ vơ giữa chợ đời…" hình ảnh đó lúc nào cũng dằn vặt trong tôi. Tôi muốn ở bên mẹ đến khi mẹ ra đi tới phương trời xa. Nhưng điều kiện cuộc sống không cho phép tôi. Gia đình nhỏ của tôi. Đứa học đại học, đứa học trung học. Tiền nhà, tiền sinh hoạt chồng chất lên. Vật lộn sinh tồn trên đất khách này quả không đơn giản. Nhu cầu cuộc sống càng cao bao nhiêu cái giá phải trả càng đắt bấy nhiêu!
Trở về Mỹ được ba tuần, nhận được tin mẹ tôi mất, chúng tôi vội vàng về. Khi tới sân bay, visa xuất nhập cảnh chưa tới kịp. Đủ chuyện, nhưng quê tôi có cửa vào, cửa ra, nên chúng tôi cũng được về tiễn mẹ lần cuối. Trong hành trình tôi rất lo lắng về thân xác mẹ tôi. Với cái nóng mùa hè, thân xác mẹ tôi rất dễ bị hư hại. Đó là cái giá quá đắt. Tôi rất mừng là không xảy ra chuyện đó. Thân xác mẹ tôi cứng như khúc gỗ. Giờ đây những đau đớn, vui buồn trong cuộc đời không còn giày xéo thân xác người.
Hôm sau gia đình tổ chức lễ phát tang. Gia đình nội ngoại và bà con phường xóm tới đông không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi thay nhau đáp lễ. Những người tới thắp hương, phúng điếu đều đặn từ mười hai giờ trưa tới mười giờ tối. Hôm tiễn đưa mẹ tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng dòng người dài đến hàng cây số. Điều này mãi mãi không bao giờ đến với tôi trên mảnh đất này.
Trở lại đất Mỹ, tôi rất mệt nhưng thấy yên tâm hơn. Được vất vả với mẹ mình là một điều thật hạnh phúc. Tôi đưa những cuốn băng về tổ chức đám của mẹ tôi cho các con tôi xem. Chúng không thể hiện xúc động gì. Chúng xem như xem cuốn phim tài liệu về phong tục tập quán của một dân tộc xa lạ nào đó. Chúng không biết gì về quê nhà. Phải chăng đây là mất mát của chúng ta đối với thế hệ thứ hai" Mẹ tôi ước mong được quần tụ với các cháu một lần. Tôi đã không làm được chuyện đó. Kinh tế đã không cho phép tôi.
Các con tôi ngoan, cầu tiến và kính trọng cha mẹ. Nhưng khoảng cách giữa chúng tôi và các con càng ngày càng khác biệt. Sự khác biệt giữa người già và lớp trẻ ở quê hương không sâu thẳm như ở đây. Dù sao họ cùng chung một ngôn ngữ và sinh hoạt ăn uống cũng còn giống nhau. Còn ở đây, nghe các con tôi nói tiếng Việt thật tàn nhẫn làm sao. Hàng trăm món ăn thuần túy quê hương. May mắn chúng chấm được vài món. Hàng ngày, những bữa cơm gia đình, vợ chồng tôi lủi thủi nấu, ăn và dọn dẹp lấy. Thật trớ trêu cho kiếp sống tha hương. Thế hệ già phải chấp nhận cảnh sống không quê. Dù chúng tôi cố gắng diễn đạt, dạy dỗ các con tôi phong cách, bản chất người Việt Nam. chúng đều im lặng. Cái im lặng càng sói mòn sức sống của chúng tôi. Tôi hiểu, chúng sẽ tìm được những hạnh phúc riêng, mảnh đất này chúng sinh ra và lớn lên.
Chúng có quyền yêu thương và gắn bó với mảnh đất này. Chúng càng yêu thương và gắn bó mảnh đất này bao nhiêu. Từng bước, từng bước chúng vô tình bứng gốc rễ của cha mẹ chúng ra khỏi mảnh đất này. Mảnh đất không còn của chúng tôi. Quê hương lại là bến bờ xa vời. Một ngày sẽ tới, tôi sẽ ra đi. Những chuyến xe vội vàng đưa tôi tới khoảng trống nào đó. Hiu quạnh và xa lạ.
Trong chúng ta, mỗi người đều có một bà mẹ. Mỗi người đều có niềm tự hào và kiêu hãnh về mẹ. Tôi cũng vậy. Hôm nay mẹ tôi tới Mỹ, trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ tôi sẽ ở đây với chúng tôi. Mẹ tôi sẽ chia xẻ và tha thứ cho chúng tôi. Cầu xin mẹ tôi sẽ phù hộ cho các con, các cháu đương bơ vơ giữa xứ người, luôn luôn mạnh khỏe và bằng an.
Giờ đây viết những dòng chữ này, như những nén hương lòng kính dâng mẹ tôi. Và cũng xin kính dâng những người mẹ Việt Nam đầy đau thương và giàu lòng bác ái.
Nguyên Ngọc

+++

MẸ TÔI TỚI MỸ

Người viết:NGUYÊN NGỌC
Bài số 386-924-v2271003

Tác giả Nguyên Ngọc lần đầu tham dự viết về nưước Mỹ bằng một bài viết ngắn mà cảm động. Mong bà sẽ tiếp tục viết và bổ túc thêm dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Vào một buổi sáng mùa hè, nghe tiếng chuông nhà reo, tôi ra mở cửa. Tôi thấy anh chàng đưa thư người Mỹ, sau khi hỏi tên tôi, anh đưa cho tôi ký giấy biên nhận. Tôi nhận bao thư. Mở ra, tôi thấy mẹ tôi. Đầu tiên tôi thấy là ánh mắt mẹ tôi. Tôi giật mình, hoảng sợ. Đôi mắt này tôi đã thấy trong quá khứ tuổi thơ. Những lần lầm lỗi, mẹ tôi cũng đã nhìn tôi như vậy.
Tôi vội vàng lái xe đi mua một khung hình. Sau thời gian ngắm nhìn, chọn lựa. Tôi mua một khung hình rất đẹp màu đen. Về nhà tôi cho bức hình mẹ tôi vào khung. Khung hình với bức hình mẹ tôi trông không hài hòa, cân đối. Tôi quyết định cùng mẹ tôi trở lại tiệm bán những khung hình. Tôi ướm thừ hình mẹ tôi vào rất nhiều khung. Tôi bóc nhiều lớp ny lông dán mỏng. Để hình mẹ tôi vào, cuối cùng tôi cũng chọn được khung hình màu đen ưng ý.
Về nhà tôi treo khung hình vào một vị trí, mẹ tôi có thể nhìn thấy bao quát căn nhà. Tôi thõa mãn. Tôi đứng ngắm nhìn mẹ tôi. Giờ đây tôi thấy lại khuôn mặt dịu hiền. Trong căn nhà kín cổng cao tường này. Ánh mắt mẹ tôi buồn, phải chăng mới đặt chân tới Mỹ. Trong khung cảnh căn nhà bưng bít, giam hãm những vui buồn tha hương này, Mẹ tôi yêu thương và chia xẻ vui buồn cùng các con các cháu, đương bơ vơ giữa chợ đời.
Nhớ lại hơn ba tháng về trước. Khi nhận tin mẹ tôi ốm nặng. Hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng em út và bà dì ruột tôi vội vàng trở về. Mẹ tôi thân xác gầy gò, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Ngày ngày gia đình tôi tụ họp rất đông, quây quần bên mẹ tôi. Chúng tôi cùng các em, các cháu quê nhà thay phiên nhau túc trực, cơm nước và vệ sinh cho mẹ tôi. Mẹ tôi ngày một yếu dần. Mẹ tôi biết chắc không thể qua được trong cơn bệnh hoạn này. Trong tôi trỗi dậy những tình cảm yêu thương vô bờ. Tôi muốn được bên mẹ tôi mãi mãi.
Sau năm tuần bên mẹ tôi, chúng tôi trở về Mỹ. Cuộc sống bên này chồng chất những lo âu, thực tế không được thanh thản như ở quê nhà, chúng tôi lao vào làm việc. Để bù đắp vào những khoảng trống vừa qua. Nhưng hình ảnh mẹ tôi "Mẹ tôi nằm chờ đó, khấp khểnh theo thời gian, thân xác phai úa tàn, tình yêu cuồn cuộn sóng, mẹ tôi bao trăn trở, vấn vương với bạn đời, băn khoăn đàn con cháu, bơ vơ giữa chợ đời…" hình ảnh đó lúc nào cũng dằn vặt trong tôi. Tôi muốn ở bên mẹ đến khi mẹ ra đi tới phương trời xa. Nhưng điều kiện cuộc sống không cho phép tôi. Gia đình nhỏ của tôi. Đứa học đại học, đứa học trung học. Tiền nhà, tiền sinh hoạt chồng chất lên. Vật lộn sinh tồn trên đất khách này quả không đơn giản. Nhu cầu cuộc sống càng cao bao nhiêu cái giá phải trả càng đắt bấy nhiêu!
Trở về Mỹ được ba tuần, nhận được tin mẹ tôi mất, chúng tôi vội vàng về. Khi tới sân bay, visa xuất nhập cảnh chưa tới kịp. Đủ chuyện, nhưng quê tôi có cửa vào, cửa ra, nên chúng tôi cũng được về tiễn mẹ lần cuối. Trong hành trình tôi rất lo lắng về thân xác mẹ tôi. Với cái nóng mùa hè, thân xác mẹ tôi rất dễ bị hư hại. Đó là cái giá quá đắt. Tôi rất mừng là không xảy ra chuyện đó. Thân xác mẹ tôi cứng như khúc gỗ. Giờ đây những đau đớn, vui buồn trong cuộc đời không còn giày xéo thân xác người.
Hôm sau gia đình tổ chức lễ phát tang. Gia đình nội ngoại và bà con phường xóm tới đông không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi thay nhau đáp lễ. Những người tới thắp hương, phúng điếu đều đặn từ mười hai giờ trưa tới mười giờ tối. Hôm tiễn đưa mẹ tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng dòng người dài đến hàng cây số. Điều này mãi mãi không bao giờ đến với tôi trên mảnh đất này.
Trở lại đất Mỹ, tôi rất mệt nhưng thấy yên tâm hơn. Được vất vả với mẹ mình là một điều thật hạnh phúc. Tôi đưa những cuốn băng về tổ chức đám của mẹ tôi cho các con tôi xem. Chúng không thể hiện xúc động gì. Chúng xem như xem cuốn phim tài liệu về phong tục tập quán của một dân tộc xa lạ nào đó. Chúng không biết gì về quê nhà. Phải chăng đây là mất mát của chúng ta đối với thế hệ thứ hai" Mẹ tôi ước mong được quần tụ với các cháu một lần. Tôi đã không làm được chuyện đó. Kinh tế đã không cho phép tôi.
Các con tôi ngoan, cầu tiến và kính trọng cha mẹ. Nhưng khoảng cách giữa chúng tôi và các con càng ngày càng khác biệt. Sự khác biệt giữa người già và lớp trẻ ở quê hương không sâu thẳm như ở đây. Dù sao họ cùng chung một ngôn ngữ và sinh hoạt ăn uống cũng còn giống nhau. Còn ở đây, nghe các con tôi nói tiếng Việt thật tàn nhẫn làm sao. Hàng trăm món ăn thuần túy quê hương. May mắn chúng chấm được vài món. Hàng ngày, những bữa cơm gia đình, vợ chồng tôi lủi thủi nấu, ăn và dọn dẹp lấy. Thật trớ trêu cho kiếp sống tha hương. Thế hệ già phải chấp nhận cảnh sống không quê. Dù chúng tôi cố gắng diễn đạt, dạy dỗ các con tôi phong cách, bản chất người Việt Nam. chúng đều im lặng. Cái im lặng càng sói mòn sức sống của chúng tôi. Tôi hiểu, chúng sẽ tìm được những hạnh phúc riêng, mảnh đất này chúng sinh ra và lớn lên.
Chúng có quyền yêu thương và gắn bó với mảnh đất này. Chúng càng yêu thương và gắn bó mảnh đất này bao nhiêu. Từng bước, từng bước chúng vô tình bứng gốc rễ của cha mẹ chúng ra khỏi mảnh đất này. Mảnh đất không còn của chúng tôi. Quê hương lại là bến bờ xa vời. Một ngày sẽ tới, tôi sẽ ra đi. Những chuyến xe vội vàng đưa tôi tới khoảng trống nào đó. Hiu quạnh và xa lạ.
Trong chúng ta, mỗi người đều có một bà mẹ. Mỗi người đều có niềm tự hào và kiêu hãnh về mẹ. Tôi cũng vậy. Hôm nay mẹ tôi tới Mỹ, trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ tôi sẽ ở đây với chúng tôi. Mẹ tôi sẽ chia xẻ và tha thứ cho chúng tôi. Cầu xin mẹ tôi sẽ phù hộ cho các con, các cháu đương bơ vơ giữa xứ người, luôn luôn mạnh khỏe và bằng an.
Giờ đây viết những dòng chữ này, như những nén hương lòng kính dâng mẹ tôi. Và cũng xin kính dâng những người mẹ Việt Nam đầy đau thương và giàu lòng bác ái.

Nguyên Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,859,215
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến