Hôm nay,  

Thương Trường Như Chiến Trường

05/11/200300:00:00(Xem: 153263)
Người viết:NGUYỄN BÍCH CHÂU
Bài số 387-925-v2271003

Tác giả Nguyễn Bích Châu 30 tuổi, lần thứ 2 dự thi viết về nước Mỹ. Công việc hiện tại: Mở NBC SERVICES ở trong khu chợ Bolsa, làm di trú nhập tịch, thuế, sổ sách, bảo hiểm, vé máy bay, địa ốc, chuyển tiền… Mong Bích Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

Quả thật vậy! Nước Mỹ là một nơi có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, tuy thời gian vừa qua cũng gặp nhiều sóng gió trên thị trường nhưng vẫn giữ được phong độ của một cường quốc. Nước Mỹ là một Hợp Chủng Quốc bao gồm nhiều sắc dân đến từ nhiều nước trên thế giới. Họ tụ tập sinh sống và mang đến những phong tục tập quán, những kiến thức văn minh rộng lớn từ quốc gia của riêng họ. Từ tư,ø họ thành lập một cộng đồng vững mạnh, rồi mở rộng thêm cơ sở thương mại, đầu tư, mua bán. Họ hăng hái học thêm những kiến thức mới lạ và luôn biết kết hợp với những kiến thức của các cộng đồng khác. Đầu óc họ linh hoạt và dễ dàng thích hợp với mọi hoàn cảnh, hòa nhập vào xã hội Mỹ một cách nhanh chóng.
Cũng chính vì thế mà nước Mỹ đã tạo ra một sự cạnh tranh rất khốc liệt, luôn thúc hối mọi người phải chạy theo nhịp điệu càng lúc càng nhanh, và sẵn sàng loại bỏ những sự truyền thống cổ hủ, lạc hậu với những con người nhút nhát, sợ sệt, chán nản và luôn có cái nhìn bi quan vào cuộc sống. Điển hình, nước Mỹ càng ngày càng tăng cấp thêm các loại kỷ thuật mới, từ các dụng cụ y khoa hiện đạiï, đến các loại máy móc tân tiến dành cho máy bay, xe hơi, nhà cửa, cơ sở thương mại với các dịch vụ tạo cho con người một sự thoải mái, dễ dàng học hỏi và luôn kích thích thêm lòng hiếu kỳ, và từ đó thúc đẩy con người đào sâu thêm nhiều kiến thức trong những lãnh vực mới, thăng tiến không ngừng.
Nhưng song song đó, nước Mỹ cũng nhanh chóng loại bỏ những máy móc cũ kỹ, bằng chứng là đã có nhiều nơi tịch thu hết và chất hàng đống những dụng cụ y khoa, máy vi tính, những vật liệu dùng trong nhà, các loại máy móc công nghiệp lỗi thời. Lẽ dĩ nhiên, nước Mỹ mỗi ngày mỗi có yêu cầu cao hơn, các loại bằng cấp cũng được nâng cao giá trị hơn, thì lập tức những bằng cấp xưa cũ bị loại bỏ, bởi vì nó không còn thích hợp với xã hội mới nữa, đã được đưa vào quá khứ quên lãng. Đồng thời những con người cố chấp, lười biếng, cổ hủ, có tầm nhìn quá ngắn, không biết được giá trị con người mình, ăn chơi trác táng, chỉ biết sống bi quan, than vãn với cuộc đời, chìm đắm trong những cơn mơ, tưởng chừng như không bao giờ chịu thức giấc…. Từ đó họ chỉ biết vùi mình trong quá khứ đau khổ, mơ màng với hiện tại, sợ hãi khi tiến tới tương lai. Rồi thì họ chỉ biết sống ích kỷ cho riêng mình, mặc cho biết bao người nghèo khổ, bệnh tật đang rất cần sự giúp đỡ của họ. Những con người như vậy, rồi cũng bị xã hội này đào thải và sẽ không ngóc đầu lên nổi.
Xã hội Mỹ là một xã hội rất thực tế, và luôn tạo nhiều cơ hội để giúp con người thăng tiến, học hỏi thêm nhiều kiến thức rộng lớn, mới mẻ. Nó giúp con người đạt đến đỉnh cao của danh vọng, muốn gì được đó, cuốn hút con người vào một "guồng máy" xoáy mạnh, tưởng chừng như không bao giờ ngừng được. Nhưng đồng thời cũng rất "cay cú và ác độc", sẵn sàng đè bẹp những con người yếu đuốiù, thiếu tự tin dẫn họ đến bước đường trụy lạc được nhắc đến giống như câu " Kẻ mạnh làm vua, kẻ thua làm giặc". Nếu chúng ta không biết kiểm soát những hành động của mình, thì rồi cuộc đời này sẽ dẫn mình đi về đâu" Chỉ có những người không biết học hỏi, để thăng tiến bản thân mình, biết khắc phục những khó khăn trong cuộc sống và biết rút tỉa những kinh nghiệm quý báu đã qua, thì họ chỉ tự mình giết chết cuộc đời mình thôi.


Chúng ta đang sống trong một xã hội như thế đo,ù nên không chỉ đối phó trong công việc của cộng đồng nhỏ bé nữa, mà phải vươn lên khắc phục những khó khăn, thử thách gấp trăm ngàn lần khi còn sống tại quê nhà. Trong công sơ,û chúng ta có cơ hội tiếp xúc với các sắc dân khác nhau, và vì thế phải cố gắng học hỏi, hòa đồng với họ, biết thêm những phong tục tập quánïï để chúng ta giao lưu văn hóa, nền văn minh của họ.
Tuy đầu óc người Việt Nam rất thông minh, chịu khó, cần cù, dễ dàng học hỏi nhanh chóng những kỷ thuật mới và còn biết làm sao để rút ngắn thời gian hoàn tất công việc. Nhưng tiếc thay, đa số người Việt bị ảnh hưởng quá nặng bởi xã hội Việt Nam, lại quá dè dặt, nhút nhát, sợ hãi khi phải đứng lên nói những gì của bất công, mà thường là im lặng, nhịn nhục, tự cô lập chính mình với xã hội bên ngoài, từ đó lại xin ra tự ti, mặc cảm, ghen tị, nhỏ nhen…. Chính vì điều này, đã gây nhiều thiệt thòi và làm mất đi tự do đáng có của một người công dân Mỹ.
"Thương trường như chiến trường" câu này luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác, phải biết học hỏi những đàn anh, đàn chị đã đi trước, và phải biết trang bị cho mình những kiến thức mới với những bằng cấp cao, để theo kịp thời đại. Đồng thời cũng phải biết khắc phục khó khăn, gian nan thử thách của cuộc đời, sẵn sàng lao vào "cuộc chiến" để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc, rèn luyện con người mình trở nên cứng cáp, biết chịu đựng một cách bền bỉ và bình tĩnh để giải quyết mọi khó khăn mà không còn sợ bất cứ sóng gió nào của cuộc đời.
Chúng ta sẽ đủ can đảm bỏ qua những lời nói dèm pha, ghen tị nhỏ nhen, ích kỷ từ những con người "độc ác" có cái nhìn thấp kém, tự ti, mặc cảm với bản thân họ. Đồng thời chúng ta phải biết nhận ra mình thiếu kinh nghiệm, và sẵn sàng học hỏi từ những người có khả năng, có bằng cấp cao và có tấm lòng tốt trong xã hộiï, để thăng tiến bản thân mình.
Là một người trẻ Việt Nam sống tại Mỹ, tôi thiết nghĩ mình phải làm một điều gì đó để giúp đỡ cho cộng đồng ngày càng thăng tiến mạnh mẽ. Ý nghĩ đó luôn nung nấu ở trong tôi, nhưng nếu chỉ có mình tôi, tôi không tài nào làm được hết mọi việc. Chi bằng kêu gọi những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, những tấm lòng biết hy sinh và dấn thân không vì lợi ích của riêng cùng nhau nối kết làm nên một vòng tròn vững chắc, mở ra một kỷ nguyên mới, không những trong cộng đồng Việt Nam mà còn lan rộng sang những cộng đồng bạn mà còn làm ảnh hưởng tới những nước khác, nơi đang có cộng đồng Việt Nam mình, nhằm tạo ra một bầu không khí hoàn toàn đổi mới.
Tôi hy vọng nhất định một ngày nào đó, bộ mặt cộng đồng người Việt sẽ được hoàn toàn đổi mới. Mọi người sẽ liên kết chặt chẽ với nhau không phân biệt giai cấp hay tôn giáo, tạo ra một sự đoàn kết nhất trí để làm vẻ vang cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

NGUYỄN BÍCH CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,783,153
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông cũng từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Tác giả chỉ vừa tới Mỹ được mấy tháng, theo diện bảo lãnh. “Hiện vợ chồng tôi ở tạm nhà người em. Vợ tôi đi giữ trẻ. Tôi chưa có việc làm. Trong lúc rảnh rỗi, tôi muốn viết lên một phần nhỏ những gì xẩy ra trong cuộc đời em tôi và gia đình tôi.” Ông Trương viết trong thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên. Nhân vật xưng tôi trong bài là người em. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012 với chuyện tù “Trung Uý Nuôi Tôm” và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài ông cựu trung uý cho viết về nước Mỹ 2013.
Tác giả sinh năm 1981, đến Mỹ năm 2000 theo diện HO. Sau 9 năm định cư tại Mỹ, công việc hiện nay của ông là Property Manager, tại Landover, tiểu bang MD. Ông tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là tâm sự về mùa lễ tạ ơn năm nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là một truyện mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến