Hôm nay,  

Bồng Bềnh Theo Vận Nước Nổi Trôi

10/11/200300:00:00(Xem: 157170)
Người viết: SAO NAM
Bài số 391-930-VB231103

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6, chuyển qua diện ODP., hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina và làm nghề Machine Operator. Sao Nam đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ rất chừng mực mà duyên dáng. Lần này, đặc biệt, là 2 bài viết mới cho thấy tấm lòng của ông, vừa với quê hương thứ hai -nơi ông định cư, vừa với quê nhà và những đồng đội cũ.
+
Khách nhàn du khi thực hiện một chuyến du lịch từ Little Saigon thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ sẽ đáp máy bay thương mại loại lớn tới Atlanta, thủ đô của tiểu bang Georgia hay một thành phố nào đó, rồi phải đổi qua máy bay nhỏ hơn để tiếp tục cuộc không trình tới phi trường quốc tế Greenville Spartanburg thường viết tắt là GSP sở dĩ có tên này, có lẽ là do việc góp vốn của hai thành phố Greenville và Spartanburg hay là do sự việc phi trường này nằm trên ranh giới của hai thành phố này chăng. Dù tên được đặt thế nào đi chăng nữa thì du khách sẽ thấy một vùng trời bao la hùng vĩ phủ đầy màu xanh với đồi núi chập chùng, đôi khi lại hiện ra những khoảng đất đỏ do sự khai phá của con người, trong khi phi cơ đang hạ dần cao độ để đáp xuống phi trường.
Từ phi trường, khách dùng xe hơi đã thuê sẵn đi về đường số 14, tiếp tục chạy trên con đường này, khi gặp đường 29, khách rẽ phải, khi tới Gary Armstrong Road và Gap Creek là đường Hampton, tiếp tục chạy trên đường này cho tới khi gặp phải ngã tư Hampton Road và đường 358 hay là Holly Springs, khách rẽ phải, chùa Linh Quang Tự nằm cách ngã tư này lối 2 hay 3 ngôi nhà.
Người tỵ nạn Việt Nam ta, khi xa quê hương, ai ai cũng đều mang theo hình ảnh thân yêu nơi quê hương mình đã sống mà tiêu biểu có thể là ngôi đình, ngôi chùa hay gác chuông nhà thờ cao vút, trong tâm tư. Riêng đối với Phật tử, ngôi chùa không những là niềm tin nơi tôn giáo mà cũng còn là nơi biểu lộ những tình cảm nồng nàn mà ai ai khi đã đến chùa, cũng đều sẵn sàng dành cho người khách bằng những lời thăm hơi ân cần hay bằng những nụ cười tươi nở trên những khuôn mặt rạng rỡ.


Cũng "bồng bềnh theo vận nước nổi trôi" cùng với Phật tử của Ngài, Đức Phật trong tâm tư người Việt tỵ nạn ở Greenville, SC đã "bềnh bồng" được tôn kính, thờ phượng từ gia đình Phật tử này đến gia đình Phật tử khác mỗi khi có đại lễ Phật giáo. Người Việt ở đây không nhiều do đó các cơ sở thương mại cũng ít, nên việc đóng góp rất hạn chế chỉ đủ để cho Hội phật giáo Việt Nam tại Greenville "bồng bềnh" cùng các Phật tử tiếp tục duy trì để hội tiếp tục tồn tại. Phật tử nào cũng nói là phải có một ngôi chùa nhưng "tâm bất tòng tài" cứ như thế Phật tử và Ngài cứ tiếp tục "bềnh bồng" từ năm 1990 là năm có đợt HO đầu tiên, cho mãi đến năm 2002 do sự giúp đỡ tích cực, vô vị lợi của bác sĩ Diệp, Phật tử ở Grenville và các nơi lân cận mới có dịp tạo mãi được một ngôi nhà để sửa sang lại thành một ngôi chùa để "định cư" Ngài.
Chùa tuy nhỏ nhưng khi khách ghé chùa những gương mặt xa lạ trở nên thân quen, rộng vòng tay đón chào với nụ cười tươi nở trên môi cùng với những lời thăm hỏi ân cần. Nếu khách muốn dùng cơm chay ư, thì chùa sẽ rất hân hạnh được mời khách dùng bửa cơm chay tuy thanh đạm nhưng ngon tuyệt vời do bàn tay khéo léo của các bà các cô chế biến. Khách còn ngần ngại chăng, xin mời khách hãy dùng thử, trăm nghe không bằng một "ăn" mà! Bảo đảm là khách sẽ bớt được ít cholesterol tai hại và sẽ kéo dài thêm tuổi thọ được một chút để tu học.
Những ngày đại lễ, Phật tử từ các nơi xa như Colombia, Charlotte NC cũng kéo về đông đảo cộng thêm với số phật tử ở Greenville, SC khiến khách nếu đến chùa vào dịp này sẽ chen chân không lọt, nếu khách muốn vào chánh được để chiêm ngưỡng và để tỏ lòng tôn kính Ngài. Trong những dịp này, Phật tử còn được nghe thời thuyết pháp của các vị Hòa thượng, đại đức được thỉnh từ phương xa đến như Atlanta, Vieginia, Canada.
Sau khi thực hiện được "giấc mơ" là ngôi chùa, ước vọng tiếp của Phật tử là sẽ có đủ tài chánh để xây dựng nơi sinh hoạt cho các con em trong gia đình Phật tử và cũng là nơi để tiếp đón phật tử từ các nơi đổ về như đi tray hội mỗi khi có đại lễ.
Đang đứng trước Chùa Linh Quang Tự khách bỗng nhiên, nghe ai đó hỏi con có muốn "chơi bài" cùng ta không, khách ngạc nhiên vô cùng thì tiếng nói lại tiếp tục, bài của ta chỉ có một nút mà ta đã thắng được tham, sân, si cùng ma vương quỷ dữ và đắc đạo đó con à! Con không tin ư, hãy nhìn bức tượng ta giơ ngón tay chỉ lên trời một nút đó, không phải ta muốn nói "thiên thượng duy ngã độc tôn" đâu, mà ta đang "chơi bài" đấy, con nhớ nhé một nút thôi.
Đang ú ớ trước ý tưởng lạ lùng này thì có ai đó khẽ lay "Sir, sir will you please wake up, wake up". À thì ra khách đang ngủ mê trên phi cơ và cô chiêu đãi viên đánh thức khách vì phi cơ đang chuẩn bị hạ cánh.
SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,524,034
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến