Hôm nay,  

Chuyện Một Dòng Sông

12/11/200300:00:00(Xem: 152843)
Người viết: LINDA LEE
Bài số 396-935-VB8091103

Linda Lee là tác giảbài viết “Cô Y Tá Mỹ” -nói về sự tồn tại và sức mạnh vô hình của người mẹ, được viết ở mức độ cô đọng và sâu sắc đặc biệt. Tác giả cho biết tên Việt Nam của bà là Đặng Quí Ngọc, 46 tuổi, hiện cư trú tại Garden Grove, nam California, công việc được ghi là nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà được ghi chú là “Kể lại tâm tình một người bạn gái nay đã qua đời.”
Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm và có thể viết... dài hơn.
+++

Tôi đến Mỹ với tâm trạng ước mơ đã thành sự thật, nhưng sự thật lại không được như ước mơ.
Cơ thể yếu đuối của tôi không chịu nổi giá lạnh ở miền Đông Bắc nên phổi tôi yếu dần. Lại gặp lúc sang thu, đám bạn gái ở Nam California cứ giục giã tôi về dưới đó, để hưởng nắng ấm và sống quây quần với đồng hương mình.
Vậy là… như ngày xưa Thúy Kiều đưa Thúc Sinh giữa lúc "rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" tôi cũng từ giã những cánh rừng phong trùng điệp miền Đông Bắc vào một ngày cuối thu, chỉ khác là hình ảnh lưu luyến trong tôi nay là một góa phụ khả kính đã bảo trợ và tận tình cưu mang tôi từ ngày đầu đến Mỹ.
Về Nam California, tôi ở thành phố Garden Grove thuộc Orange County. Cảnh lôi cuốn tôi nhất là bãi biển Huntington Beach vào những ngày nắng ấm và gió nhẹ. Đến đây rất tiện đường xe buýt, lại thường gặp đồng hương đi tắm vì khi nắng gắt nước ở đây ấm như biển bên mình. Tôi thở không khí trong lành, dẫm chân lên cát nồng và đôi khi nhìn chếch qua phía Tây Nam để nhớ về quê mẹ bên kia biển Thái Bình.
Thấy tôi chỉ quanh quẩn với Huntington Beach một hôm tụi bạn rủ tôi đến một bãi biển khác ở San Diego. Tôi chịu ngay vì bữa đó trời nóng thất thường và nghĩ San Diego tất phải nóng hơn nữa biết đâu tôi có thể tắm biển, một việc tôi rất thích nhưng chưa hề làm từ khi đến Mỹ vì sợ phổi nhiễm lạnh.
Khi nghe nói đã đến nơi, tôi vội mở cửa xe bước ra để rồi… ngẩn ngơ: không có bãi cát nào hết, trước mắt chỉ là trời nước mênh mông. Một con bạn giải thích: Có bãi cát và muốn xuống đó phải trụt theo một con đường mòn gần như thẳng đứng. Tôi chưa kịp hỏi thêm thì tụi nó đã bắt đầu trụt, tôi đành làm theo. Khi chân chạm đến bãi cát tôi bụi bặm đầy người, nóng rớm mồ hôi. Tôi mừng quá, nhất định sẽ nhảy ùm xuống biển, nhưng ngay sau khi đảo mắt nhìn quanh tôi giật nảy mình: bãi biển này không phải để tắm mà để…. ngắm! Thì ra tụi bạn tinh nghịch đã dẫn tôi đến Blacks Beach, nơi có bãi cát giống như nơi… Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi tắm ngày xưa. Chỉ khác là nếu tắm ở đây Chử Đồng Tử khỏi phải lủi xuống cát và Tiên Dung chẳng cần kêu tỳ nữ giăng màn, cả hai cứ để vậy, thơ thới tay bắt mặt mừng.
Nói thế, hẳn ai cũng biết Blacks Beach là gì rồi nhưng chắc có người thắc mắc: sao chuyện sông lại nói biển"
- Thì… có sông đâu mà nói!


Nhìn lên bản đồ, thấy Nam California cũng có những dòng chỉ xanh uốn khúc từ sơn cùng đến thủy tận, được ghi với dáng chữ mỹ miều là sông, chẳng hạn: Santa Ana River, Los Angeles River hay San Diego River, nhưng nếu vội liên tưởng đến bóng thuyền thấp thoáng tiếng hò lênh đênh thì thật đã tưởng tượng quá xa. Những sông này khác hẳn sông bên mình và đúng chỉ là những đường thoát nước phần lớn do nhân tạo, tuy cũng rộng và dài như sông thiên nhiên nhưng chỉ khi mưa lũ mới có nước chảy còn thường là khô cằn, đâu có đất thì cỏ mọc không thì trơ đáy xi măng!
Thật trớ trêu là trong khi bên quê nhà hầu như đâu cũng có những con sông êm đềm thơ mộng với đám bèo trôi con thuyềân xuôi mái thì ở Nam California, nơi có đông người mình nhất lại không có sông nào như thế.
Và… có phải vì thiếu những dòng sông đó, nếp sống và tình cảm của số đông các cô Việt Nam cùng trang lứa với tôi ở đây đang thay đổi: không còn chan chứa như dòng nước, lặng lẽ như bờ lau, dịu dàng như cô lái đò hay êm đềm như bến vắng.
Vì muốn tự vươn lên hay phụ một tay với chồng, họ cố hội nhập dòng chính của Mỹ nên vô hình chung đang trở thành vội vàng, tính toán, máy móc. Vội vàng vì xứ này việc gì cũng phải đúng giờ trong khi nạn kẹt xe có thể xảy ra bất cứ nơi nào lúc nào, tính toán vì bị chồng chất đủ mọi thứ nợ: xe, nhà, hóa đơn, thẻ tín dụng, lại thêm tiền anh tiền em tiền chúng ta. Rồi theo nếp sống này, với chồng con là riêng tư cách biệt, với bản thân là bận rộn, căng thẳng.
Vì vậy tôi nhớ một dòng sông êm đềm thơ mộng cũ.
Và muốn dòng sông đó chảy mãi trong tôi.
Niềm hoài vọng này, và có lẽ cả bệnh trạng của tôi đã khiến tôi chỉ đi làm một việc nhàn nhã và trở thành cô gái bên song cửa, mơ mộng, an phận thủ thường.
Rồi ngày tháng trôi đi, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Lớp các cô đồng hương kể trên lần lượt học hành đỗ đạt, làm ăn nên ra, nhà cao cửa rộng, trong khi tôi vẫn cứ mãi quanh quẩn ở các khu chung cư hỗn tạp hay thuê phòng của các chủ nhà khó tánh. Tiếng hò lênh đênh trong tôi nay là tiếng nhạc chát chúa của láng giềng, thuyền bên bến vắng là thùng rác tổ bố nằm lì dưới tàn cây lù xù cạnh nhà.
Có gì bất ổn với ấn tượng những dòng sông cũ"
Tôi đâm ra hoang mang mãi đến khi chịu nghĩ về câu nhập giang tùy khúc của người xưa và hiểu ra nguyên nhân chỉ vì con sông trong tôi đang chảy đến khúc… xi măng.
Nếu dòng nước êm đềm xưa đã "đưa tôi về bến mộng" thì những đáy xi măng rắn chắc này đang kéo tôi về với thực tế. Tôi mở mắt để thấy các con sông khô cằn ở Nam California chính là công trình của con người phấn đấu với thiên nhiên vốn là truyền thống cao quý của lớp di dân đầu tiên đến Mỹ thuở hoang sơ.
Cảm nhận thực tế, tôi quyết tâm tạo sức mạnh từ nét dịu dàng. Tôi bung ra đi học thêm và nhất quyết sẽ dấn thân vào dòng chính như bao đồng hương khác. Sở nguyện chưa biết có thành tựu không, nhưng tôi thấy phấn khởi hẳn lên với ý chí phấn đấu.
Phấn đấu, đó phải là ý nghĩa của cuộc sống. Vì nếu không thì Thượng đế sá gì chút phép lạ mà không ban cho loài người hạnh phúc bẩm sinh.
Tôi vẫn hoài niệm dòng sông thơ mộng cũ, để đừng quên giữ lấy những nề nếp xưa, nhưng bây giờ chảy trong tôi còn có cả dòng chính đầy thách thức của Mỹ và dòng sông Hát bất khuất của quê hương.

Linda Lee

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,282,737
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến