Hôm nay,  

Lời Tự Thú

12/11/200300:00:00(Xem: 148394)
Người viết: ĐINH QUÂN
Bài số 397-936-VB8091103

Tác giả tên thật Đinh Văn Tiến Hùng, cư trú tại West Hartford, CT hiện là công nhân Westersfield County club, Connecticut. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ của ông là chuyện Nursing Home, kèm theo một gợi ý rất đáng trân trọng: mong sớm có những Nursing Home do người Việt tổ chức. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*
Tôi viết những dòng này khi giá lạnh mùa đông đang tràn ngập cả bầu trời và tâm hồn tôi nữa. Nhìn từng đợt tuyết rơi qua khung cửa mờ ảo, những tâm tư khó tả dâng đầy lòng tôi.
Mùa xuân đang về trên quê hương tôi và mùa đông cuộc đời cũng đang đến với mình trên xứ lạ quê người. Tôi ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống như con chim ngập ngừng muốn rời tổ nhưng không biết chọn hướng nào, vì hướng nào cũng mịt mù tuyết rơi trắng xóa.
Ngày tháng nơi đây qua rất mau. Cuộc sống phải đuổi kịp thời gian nếu không sẽ bị đào thải. Tôi phải bắt đầu nhập cuộc ngay. Nhưng bắt đầu từ đâu và bằng cách nào với hai bàn tay trắng, với khối óc và thân xác mỏi mòn"
Tôi còn nhớ lời người bạn thân đêm trước ngày lên đường rời xa tổ quốc khi hai đứa ngồi ngoài mái hiên dưới ánh đèn mờ nhạt: "Tao chơi với mày đã lâu rất hiểu và thông cảm hoàn cảnh mày. Nhưng tao khuyên mày sang bên ấy hãy gác lại tất cả để lo sinh kế cho gia đình, đừng tham gia một tổ chức nào không khéo bị lợi dụng và cũng đừng bày đặt viết lách thơ thẩn làm gì nữa. Cả cuộc đời mày vẫn cứ long đong lận đận. Thôi nghe lời tao đì.
Tôi mỉm cười công nhận lời thằng bạn nói đúng. Hai phần ba cuộc đời tôi đã chẳng tạo nên được sự nghiệp gì, dù đã có dịp cờ đến tay nhưng không biết phất hay không muốn phất. Tôi lận đận một mình từ nhỏ kéo theo cả gia đình suốt hai mươi năm chẳng có gì tích lũy. Nếu nói rằng mình thiếu tài "kinh bang tế thế" cũng đúng. Nếu đổ cho "số mệnh" lại càng đúng hơn.
Những ý nghĩ ấy cứ theo đuổi tôi suốt cả cuộc đời, nên tôi rất bình thản khi đặt chân lên miền đất tự do này. Đúng là tự do thật vì ai có nếp sống riêng của người ấy, chẳng cần quan tâm đến những người quanh mình đang làm gì và nghĩ gì. Tôi cũng đang bị cuốn theo cuộc sống đó, nhưng lại tưởng mình vẫn đứng ngoài. Tôi nhìn những sinh hoạt cộng đồng với con mắt bàng quan xa lạ. Rồi tôi gặp lại những người bạn đã từng đứng chung một chiến tuyến năm nào. Các anh đã có may mắn hơn tôi sống trên đất nước này đã 9, 10 năm qua. Người thì thành đạt về tiền bạc, người đã thành công trong việc học hành. Nói chung họ đã ổn định được cuộc sống và hội nhập vào xã hội Mỹ một cách xuôi chèo mát mái. Một anh rất tự hào vì đã thành công về tiền bạc nhìn tôi bằng con mắt thương hại cho một người đến chậm uống nước đục: "Quân ạ, anh phải xuống đường nhập cuộc ngay đi kẻo không còn kịp nữa, hai phần ba cuộc đời chỉ còn lại sau lưng 10, 15 năm nữa thôi." Thú thật anh đã làm tôi bối rối và thấy mình già đi rất nhiều.
Cuộc đời giống như một đỉnh núi mà tôi đã hăm hở leo lên suốt quãng đời tuổi trẻ, để rồi giờ đây tôi lại đang lầm lũi đổ dốc dưới ánh nắng chiều nhạt dần.


Rồi tôi gặp H, một người mà tôi thấy gần gũi mình hơn vì anh có cùng quan điểm và sở thích giống tôi. Anh cũng trạc tuổi tôi nhưng tâm hồn trẻ trung hơn tôi nhiều. Sống trên đất Mỹ hơn 10 năm nhưng lại giống tôi mới qua đây mấy tháng. Anh tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng và luôn di chuyển đây đó với cây đàn và những chồng sách báo.
Một lần theo anh đi sinh hoạt và trở về lúc gần 1 giờ sáng. Xoay nhẹ ổ khóa vào nhà, tôi nhìn thấy vợ và con gái vẫn còn thức đang cặm cụi dưới ánh đèn mờ nhạt, may từng đường kim mũi chỉ để kiếm sống qua ngày nơi đất lạ xứ người. Tôi thấy mình bối rối như người vừa phạm tội. Có lần tôi đã đữ ý nghĩ này chia xẻ với anh, anh trả lời "cứ từ từ, tuỳ theo từng hoàn cảnh sống mà đóng góp và hội nhập. Mình hơn 10 năm nay đã quen dần rồi không dứt được, bỏ là như thấy thiếu và nhớ. Chỉ có tình đồng bào và quê hương mới làm tâm hồn mình ấm lại nơi xứ người. Rồi anh sẽ thấy".
Đúng tôi đã thấy nhiều người đang làm một việc gì đó mà họ đã chứng minh qua cuộc sống. Tôi cũng đã gặp một số người thành công trên cả hai lãnh vực học hành và kinh tế. Họ có đủ điều kiện để sống cuộc đời thoải mái an nhàn, nhưng họ lại bận rộn ngược xuôi đây đó trong nhiều sinh hoạt cộng đồng, tự túc lo việc di chuyển, không có ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều người nhìn vào họ đặt câu hỏi: "Những người này đang làm gì và với mục đích gì" Phải chăng khi nhận thấy tình hình chính trị VN đã chín mùi những ông bà này chờ nước đục thả câu" hay "hướng theo chiều gió" để kiếm chút đỉnh chung" Phải chăng họ là những chính khách xa lông dư tiền thừa bạc, đang đóng vai một mạnh thường quân để tranh trí tô quét thêm cho đẹp đời mình""
Những thái độ của nhiều cuộc sống khác nhau, những ngộ nhận của nhiều nhận xét khác nhau nhưng thật giả rồi sẽ phân biệt và chân lý vẫn là chân lý.
Vì chính tôi đã từng thấy nhiều tập thể hay cá nhân tranh đấu cho màu cờ tổ quốc được ngạo nghễ tung bay trên bầu trời tự do này. Tôi biết nhiều đoàn thể đã tổ chức để mọi người tham gia kỷ niệm những ngày truyền thống dân tộc như Tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, ngày quân lực VNCH 10/6 quốc hận 30/4...
Từ những hoạt động cá nhân hay những sinh hoạt cộng đồng tôi thấy quê hương mình vẫn còn đó, văn hóa, phong tục, truyền thống, dân tộc còn là tổ quốc VN còn.
Nhìn người lại nhớ đến ta. Xuất thân là người lính chiến cũng như bao nhiêu người lính chiến khác, chúng ta đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả tương lai ước vọng đời mình cho quê hương. Vì trong bất cứ một cuộc chiến nào người lính cũng là người chịu hy sinh gian khổ nhiều nhất và kết thúc cuộc chiến người lính lại là người chịu thiệt thòi nhất. Chúng ta đã chứng minh cụ thể điều này qua thân phận và cuộc sống của chính mình hiện nay. Nhưng không lẽ những năm tháng cuối của cuộc đời ta lại buông xuôi, trốn chạy để nhìn thấy thế hệ sau ta đang đi vào vết xe cũ của mình để lại" Đưa ra câu hỏi không ngoài mục đích chúng ta phải tìm được câu giải đáp và Lời Tự Thú phải trở thành một quyết tâm.

Đinh Văn Tiến Hùng
bút hiệu Đinh Quân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,676,607
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa.
Tác giả họ Vũ, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Bài thứ hai , “Trường Đời: Học Làm Chồng” là một truyện về ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm. Đây là một truyện vui nhanh chóng đạt số lượng người đọc đáng nể. Bài mới sau đây, tiếp tục cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện phổ biến bài viết của năm 2013. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của Lê Thị, trong số 7 bài tác giả đã liên tiếp gửi về cho toà báo. Trong số này, có 4 bài viết về đề tài đồng tính. Lê Thị -cư dân Chicago, 35 tuổi- với tài viết và sức viết mạnh mẽ khác thường, hiện là tác giả dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, vừa phải báo “tạm rút” năm nay. Điện thư của ông ngày 25 tháng 6, nguyên văn như sau:
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
"Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ" là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến