Hôm nay,  

Grand Jury

18/11/200300:00:00(Xem: 163109)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài số 400-939-VB6141103

Tác giả tên thật Võ Thị Xuân Đào, cư trú tại Dyer, In. Nghề nghiệp: Cosmetologist. Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ có nội dung sâu sắc về cách sống, sự chăm sóc cha mẹ già, hạnh phúc gia đình. Bài viết mới lần này của bà là ký sự về một ngày đi trình diện theo lệnh gọi làm bồi thẩm đoàn tại toà.
*
Tôi mở phong bì, gởi từ văn phòng Jury commissioner của Superior Court of Lake county, thư gọi thi hành bổn phận công dân của tiểu bang, phải đến trình diện tại văn phòng tòa án, chuẩn bị làm bồi thẩm [nếu được chọn] của tòa Hình sự thuộc Lake county vào tháng 10 .
Kèm theo là một thư giải thích rõ rãng hơn về ngày giờ phải hiện diện cũng như những câu hỏi liên quan đến sức khỏe, quá khứ liên quan đến luật pháp, như có phạm tội hay có tiền án, quan trọng nhất là có khả năng nhận định, nghe và hiểu.
Trong cuộc sống hàng ngày, trong xả hội của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, bên cạnh nhửng vần đề liên hệ tới luật pháp, hiểu biết về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi người công dân, đây là lần đầu tiên tôi được lệnh gọi vào nhiệm vụ [ Juru duty ] nầy. Tôi mang thư gọi vào sở làm, đến trình với văn phòng phụ trách về nhân viên, báo cáo và xin phép nghỉ việc để đi làm nhiệm vụ công dân vào ngày giờ ấn định. Bạn bè cùng sở rất ngạc nhiên, họ sinh trưởng ở đây, có người được gọi nhiều lần, có người chưa bao giờ được gọi, tôi được gọi, chúng tỏ cơ hội đồng đều cho mỗi công dân, không phân biệt nguồn gốc. Chuyện trò hỏi thăm về những điều cần làm, người bạn bảo tôi
" Thường thì giáo chức và thẩm mỹ viên rất dễ được gọi, vì giờ giấc linh động, có khả năng nghe và nói chuyện cũng như dễ dàng tiếp xúc với mọi người. Có thể bàsẽ được chọn làm một trong những người Jury đấy "
Người khác thì nghe nói tòa Hình sự đòi hiện diện thì kể lại kinh nghiệm lần được chọn vào một trong mười hai vị ngồi ghế bồi thẩm đoàn trước đây, vụ án xử một người bị buộc tội giết người, bị can không thú nhận, sau khi hai bên luật sư biện hộ và công tố viện trình bày đầy đủ các dử kiện cũng như bằng chứng, phần vụ của bồi thẩm đoàn là thảo luận và quyết định có tội hay không, phần việc của quan tòa là với tôi trạng như vậy thì hình phạt sẽ như thế nào" Trong vụ án đó, không còn nghi ngờ gì nữa, chứng cớ đã rõ ràng, sau khi tòa tuyên án, tội nhân trừng mắt lên nhìn quí vị bồi thẩm đoàn như căm thù thách thức, nhân biên công lực phải hộ tống từng vị ra đến tận nơi xe đậu, để tránh trường hợp đồng bọn của tội phạm đến hành hung bất ngờ.
Mỗi người kể lại một kinh nghiệm khác nhau, ai cũng ít nhất một lần đến ngồi chờ, những người khác thì chỉ nghe kề lại, sau đây là câu chuyện của tôi:
Vào ngày giờ ấn định trong thư, tôi đến trình diện ở Lake county Government center, Courts building. Đến nơi, vào cửa đầu tiên, gặp người nhân viên an ninh, báo lý do hiện diện, anh ta làm thủ tục kiểm soát ví tay, qua máy dò vủ khí, chỉ tay về phía tầng hai, tôi lên cầu thang vào hành lang chờ đợi. Vì sợ đường xá chưa quen, tôi khởi hành sớm và dự trù thời gian rộng rãi, còn nửa tiềng mới đến giờ, tôi ngồi xuống bên cạnh một bà trọng tuổi, có một bà hình như người gốc Phi Luật Tân ngồi ở cuối hàng ghế, đang chuyện trò với một thiếu phụ trẻ tuổi hơn. Hai người than phiền về những trở ngại phải giải quyết để có thời gian đến đây ngồi chầu chực. Cả hai đều lần đầu nên cũng chưa biết chuyện gì phải làm .
Đã có nhiều người lục đục kéo vào, hầu hết như nhau, chưa lần nào được lệnh gọi, không biết chuyện gì cần làm, có người thì chỉ muốn được loại, có người thì im lặng chờ đợi, có người xôn xao với trăm ngàn lý do, nhìn những bộ mặt khẩn trương tôi nghĩ thầm " Quí vị là công dân sinh ra, cả đời lớn lên ở đây mà còn hoang mang như vậy thì tôi có hồi hộp cũng chẳng có gì phải xấu hổ " Tôi lại cười thầm chính mình, thật ra thì tôi cũng tò mò muốn được chọn vào Jury cho biết cách hành xử trong tòa án như thế nào. Lần cuối tôi vào tòa tuyên thệ làm công dân Mỹ cũng đã gần hai mươi năm .
- Chào tất cả quí vị, những người được thơ mời đến đây hôm nay hãy theo tôi vào phòng nghị, tôi sẽ trình bày cặn kẻ vấn đề để quí vị hiểu rõ hơn.
- Tôi tên là Goldman, Court Administrator,tôi cũng là Jury Administrator, như vậy tôi sẽ trình bày phương thức làm việc cho quí vị am tường. Có người nào đã từng làm công việc của một Grand jury chưa " À! Quí vị lần đầu tiên được gọi phải không" Vậy tôi sẽ trình bày luôn thể : Không giống như công việc và nhiệm vụ của bồi thẩm đòan khi xử án, quí vị không phải nghe công tố viên kết tội hay luật sư bào chửa gì hết, họ không hiện diện tranh cải ở đây. Quí vị là những người quyết định sự kiến có đầy đủ để đưa ra tòa xử án hay không. Quí vị chỉ cần nhìn vào sự kiện, nghe các nhân chứng hay nhân viên công lục, người phụ trách điều tra theo dõi và trình bày tất cả các chi tiết cần thiết, rồi quyết định có cần phải mang ra tòa hay không, nhớ rằng qúi vị có quyền đòi hỏi nhân chứng phải có mặt để trình bày, và phán xét xem họ có đúng hay không. Mỗi một sự kiện như vậy có thể cần nhiếu hay ít thời gian, và phải được số đông tuyệt đối thì mới hợp lệ. Tôi xin nhắc là trong số quí vị có mặt hôm nay, quan tòa chỉ cần có sáu người chính thức và một ngừời dự khuyết. Chúng ta thuộc về Criminal division tức là quí vị sẽ thảo luận về những trọng tội hình sự như giết người, hay trộm cắp, hiếp dâm...


- Thưa ông, chỉ cần có sáu người,tại sao phải gọi mấy chục người đến đây vậy "
- Điều nầy có nhiều lý do, tôi sẽ giải thích. Quí vị có biết tôi chọn Jury như thế nào không " Hàng năm, trong máy điện toán sẽ so sánh và cung cấp cho tôi hai danh sách, danh sách đăng ký đi bầu cử của quí vị, và danh sách đăng ký sở hửu xe cộ của phòng giao thông, cũng là nơi cấp bằng lái xe. Đối chiếu hai danh sách nầy, chọn ra khoảng 80.000 người, thật ra con số nầy nghe nhiều vậy chúng tôi lại phải chọn lại 2000, trong số nầy đã có biết bao nhiêu ngườđổi địa chỉ, một số đã qua đời, hai ngàn rút xuống còn lại 80, vậy mà có khi thư gởi đi được người nhà trả lại " Đã chết " hay không có ai tên họ trong địa chỉ nầy, có trường hợp quí vị sau khi đầy18 tuổi, đến tuổi đăng ký đi bầu cử ở nhà của cha mẹ, nhưng lại đi học xa, hay ra ngoài tự lập...bao nhiêu là thay đổi mà quí vị không thông báo cho nên thư bị trả về, thú thật là chúng tôi gởi 80 lá thư mà con số thận sự hiện diện đôi khi hơn 30 người như hôm nay, do đó chúng tôi muốn chắc chắn nên phải gởi dự trù, gởi thư cũng tốn tiền cước phí và tốn công lắm, chắc quí vị thông cảm. Tôi hỏi thêm quí vị ở đây có ai chưa gởi trả lòi câu hỏi đính kèm trong thư không " Sẳn đây tôi kể lại chuyện cho quí vị nghe, tôi biết có người viện đầy những lý do để hy vọng không được chọn, thưa quí vị, có nhiều lý do, qúi vị có thể bị bệnh, có thể tật nguyền, hay lý do nào chánh đáng, nhưng đừng nghĩ rằng quan tòa không khám phá ra sự gian dối. Hiếp pháp lập ra, chúng ta là người công dân. Chúng ta có quyền tự do hiến định, có quyền bày tỏ quan điểm, lập trường, nhưng khi tòa án gọi thì phải tuân hành, từ chối không lý do chình đáng là bất tuân luật pháp, tội hình sự, quan tòa có thể ra lịnh cho nhân viên công lực đến tận nơi gọi quí vị đến để trình bày lý do vắng mặt, quí vị phải chịu phạt hiện kim và tự chọn ngày giờ có mặt hay là chịu ngồi tù. Đến đây, quívị có điều gì cần hỏi lại hay không "
- Xin vui lòng cho biết chúng tôi phải chờ bao lâu"
- Tôi chuyển giấy nầy vào để quí vị ký tên vào, những ai cần giấy chứng nhận hiện diện hôm nay dể mang về trình với sở làm thì chúng tôi sẽ cung cấp sau khi hoàn tất phiên họp hôm nay.
- Oâng có biết đến bao giờ thì xong không "
- Thường thì chỉ họp đến 4:00 giờ là chấm dứt. Sau khi ký tên vào giấy, chúng tôi sẽ sao chép lại để giử làm hồ sơ, tên của quí vị nằm vào danh sách không phải gọi lại ít nhất là một năm. Say đây quí vị hãy theo tôi vào phòng jury, quan tòa sẽ tuyên thệ tất cả quí vị hiện diện, sau đó công tố viên sẽ hỏi một số câu hỏi, và quan tòa sẽ quyết định chọn lựa trong các vị, nhớ rằng đây là tam cá nguyệt cuối cùng trong năm, mỗi năm văn phòng có cả ngàn vụ án, cho nên rất bận rộn, quí vị là người quyết định sự kiện có cần thiết để xử hay không, khi dược chọn thì quí vị sẽ họp mặt trong phòng nghị mỗi thứ sáu, từ 9:00 sáng đến 4:00 chiều,thời gian kéo dài trong 13 tuần bắt đầu từ ngày mai, tôi cũng biết là cuối năm, lễ lộc liên tiếp, lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh rất bận rộn, hy vọng là quí vị chỉ họp chừng 10 tuần là xong. Chúng tôi sẽ liên lạc với quí vị trong trường hợp có sự thay đổi, thường thì quí vị được thông báo chương trình ngay sau mỗi lần họp, trừ khi giờ chót có thể hủy bỏ hay dời lại. Quí vị sẽ được trả $20.00 cho mỗi ngày, cộng thên chi phí di chuyển 25 cents / 1 mile. Quí vị có câu hỏi gì không"
Sau đó thì tất cả theo nhau vào phòng họp, Bà chánh án, một trong 4 vị của nhánh tòa Hình sự vào tuyên thệ tất cả chúng tôi, an vị, có 7 người được chọn lên hàng ghế đối diện với công tố viên, người đứng lên giải thích và nhắc lại một lần nửa những thể thức tiến hành công việc chọn lựa jury.Trong số đó có hai vị tuổi quá 65, đã về hưu và hòan tầt nhiệm vụ công dân, không muốn ngồi vào ghế Jury nên xin từ chối trước quan tòa. Công tố viên bắt đầu hỏi người đầu tiên, đến người cuối cùng và giải thích là chỉ cần 6 người, nhưng người dự phòng vẩn phải có mặt trong suốt mỗi phiên họp, trong trường hợp có một vị nào vì lý do chính đáng không thể hoàn tất cuộc biểu quyết và cần phải thay thế cho đủ số thì sẽ dùng người dự khuyết thay vào.
Câu hỏi đại cương về quá trình liên hệ với tòa án, có phạm tội hay đang dính vấp tới một vụ kiện tụng nào không" Tình trạng sức khỏe,công việc làm có đòi hỏi phải luôn có mặt, có bệnh đe dọa đến tính mạng. Có khả năng ngồi nghe và phân biệt cũng như trình bày cặn kẻ. Khi bảy vị trên ghế trả lời xong các câu hỏi thì quan tòa quyết định họ là người có khả năng làm việc cho Grand Jury cuối niêm khóa 2003, một lần nửa tất cả đứng lên tuyên thệ, những người ngồi chờ như chúng tôi thì được phép ra về.
Cầm tờ chứng nhận trong tay, rời phòng họp, chúng tôi ríu rít chào người bên cạnh rồi lục tục xuống thang, tôi không biết mình nên vui hay buồn, coi như mất một cơ hội vào xem phòng xử án và thực hành quyền công dân giám định, nhưng tự nhủ lòng hẹn lại năm sau "
Vũ Thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,482,668
Tác giả là chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011. Nhân ngày Halloween, lần đầu được phổ biến trong Viết Về Nước Mỹ online.
Thứ Tư 31 tháng Mười, sẽ là Halloween 2012. Trước ngày vui với ma quỉ, mời đọc chuyện ThaiNC gặp ma. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, thêm giải Việt Bút 2009, ông đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có tại các tạp chí văn chương trên internet như Da Màu, Tiền Vệ.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài mới của cô là chuyện kể nhân mùa Halloween.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Nhạc sĩ Cung Tiến