Hôm nay,  

Những Tấm Lòng Bồ Tát

01/12/200300:00:00(Xem: 176650)
Người viết: AN TÂM
Bài tham dự: 413-952-VB6281103

Tác giả tên thật là Đoàn Bạch Tuyết, cư dân Garden Grove. Bài viết của bà kể chuyện về những người bạn tận tụy lo cứu giúp người nghèo khó, tàn tật, đồng thời giới thiệu một bài viết đặc biệt của Cẩm Vân, nhân vật chính trong bài viết của bà.

Cuối tuần qua một cú phone từ San Jose của bạn tôi gọi về: "Chị ơi, chị đi thăm cô Cẩm Vân dùm em, cô sắp bị mổ 2 đầu gối rồi mà cô đơn chiếc quá, chẳng có ai thân ở cạnh". Tôi vội vàng sắp xếp đồ đạc, nấu vài món ăn cả chay lẫn mặn và nhờ con tôi chở đi. Đường xa diệu vợi chúng tôi đi xa lộ cả tiếng mới tới nơi.
Gặp được chị Cẩm Vân tôi mừng quá! Chị em ôm nhau khóc vì đã từ lâu chúng tôi không gặp lại nhau. Đây là vị trưởng tràng của chúng tôi trong những ngày thọ bát tại Chùa Giác Quang, Gò Vấp, Việt Nam. Tôi rất kính trọng chị vì sự xả thân lo cho người nghèo của chị. Chị là một người rất giỏi đậu tiến sĩ trước 1975 chị dạy tiếng anh ở các trường trung học và làm việc trong một cơ quan của Mỹ. Chị không chịu lập gia đình. Một mình đi làm nuôi cha mẹ và các cháu. Ngoài việc nhà nước, chị thường tổ chức những buổi đi thăm những trẻ mồ côi tàn tật ở các cô nhi viện, những người già yếu không thân nhân trong các trại tế bần, những vị tăng ni nghèo nàn tu tập tại những cái cốc hẻo lánh.
Sang đây từ năm 1989 trong diện nhân viên cũ của Mỹ. Sau thời gian ổn định cuộc sống chị lại tiếp tục giúp đỡ những người nghèo khó tại quê nhà. Tuy đồng lương cao nhưng chị vẫn sống một cuộc sống thanh bần trong một ngôi nhà thuê nhỏ xíu cũ kỹ ở Pasadena. Quần áo thì vá đi vá lại, bao nhiêu tiền bạc làm ra chị dành cho gia đình và những người nghèo. Mỗi năm chị mỗi về Việt Nam. Tôi luôn luôn cảm nghĩ chị là một vị Bồ Tát giáng trần để cứu vớt nhân lành. Chả thế mà mới đây sau một ngày mệt nhọc dạy học ở Santa Ana College chị lại về nhà với cái bụng đói meo. Đến xa lộ 210 có lẽ vì đói nên xỉu chị bị lạc tay lái, xe của chị lăn xuống hố. Nhờ người đi đường gọi xe cứu thương, chị được lôi ra khỏi chiếc xe nát bấy và được đem đến nhà thương. Thật là phước đức, chị không hề hấn gì ngoài một vài vệt rách nhỏ xíu vì kiếng xe vỡ cắt.
Chị tâm sự với tôi: "Lúc xe lăn xuống hố mình tỉnh dậy và cảm nhận như đang được một bàn tay vô hình nâng đỡ, cảm giác lâng lâng không đau đớn…"
Lần này hai chị em gặp nhau, chị cho biết mấy tháng nay xương đầu gối bị thoái hóa, chị rất đau khi đi đứng. Bác sĩ của chị quyết định chị cần phải mổ để thay 2 xương bánh chè. Chị đưa cho tôi một xấp hình chụp ở Việt Nam trong lần chị về gần đây nhất và một bài viết về 1 tu sĩ trẻ đang cưu mang gần 200 em bé mồ côi tàn tật, với ước muốn kêu gọi sự tiếp tay của quý đồng hương. Chị đang làm thủ tục xin lập một cơ quan từ thiện để được nhập vào Mỹ không bị đánh thuế những sản phẩm của các em làm ra. Các em mù lòa thì dệt vải, các em câm điếc thì cắt may thành những cái bóp cầm tay, những cái ví xách xinh xắn. Tôi xin đính kèm bài viết của chị để quý vị hiểu rõ về việc làm của vị tu sĩ trẻ kia và tiếp tay với ngài trong công cuộc cứu độ chúng sanh. Tôi cầu xin ơn trên phù hộ độ trì cho chị Cẩm Vân được mau lành để chị tiếp tục thi hành công việc từ thiện.


Cùng làm việc với hạnh bồ tát cạnh chị Cẩm Vân còn có cô bạn nhân từ bé của tôi hiện ở San Jose. Tuy nói là bạn song cô nhỏ hơn tôi cả chục tuổi. Tôi có rất nhiều bạn song chỉ có em là người duy nhất hiểu và đối xử tốt với tôi. Em may mắn được sanh ra trong một gia đình đạo đức. Ba em là một cựu sĩ quan cấp tá của VNCH. Người đã mất sau những năm tháng tù đày của CS. Mẹ em là người đàn bà Việt Nam tài đức song toàn đã cáng đáng công việc nuôi chồng và 8 con với sự trợ giúp cô con gái đầu lòng là nàng Bạch Tuyết. Bạch Tuyết ăn chay từ nhỏ, em cũng không chịu lập gia đình mặc dầu em rất đẹp được nhiều người đeo đuổi. Không bon chen danh vọng, không ham muốn vật chất, em rất xề xòa trong mọi công việc.
Khi chị Cẩm Vân đi My,õ em thay thế chị trong việc tổ chức những ngày thọ bát và những cuộc cứu trợ người nghèo. Sang đây em cũng tiếp tục giúp chị Cẩm Vân như chị đã viết trong bài là Đoàn Bạch Tuyết. Thật ra em họ Ngô, họ Đoàn là của tôi. Chúng tôi cùng tên song khác họ. Tôi biết em lấy họ của tôi trong các cuộc đóng góp từ thiện là có ý mong muốn cho tôi được hưởng phước lành từ những đóng góp của em.
Tôi không khỏi xấu hổ khi nhìn lại mình từ hơn 10 năm qua. Mười năm của cuộc sống đầy đủ về vật chất, tôi đã quên hết những em bé mồ côi những người già nghèo khó, những người mà trước đây tôi đã gặp trong các cuộc tham gia cứu trợ cùng Cẩm Vân và Bạch Tuyết.
Tôi đã sống trong những mê muội và ích kỷ tôi chỉ nghĩ đến tôi, đến những nhớ nhung đau đớn sau cái chết của các con tôi. Tôi mất niềm tin ở Phật, ở Chúa. Tôi giận các ngài như đứa con cưng giận cha, giận mẹ. Tôi không bao giờ dám xem những phim về Miracle vì phép lạ đã không bao giờ đến với con tôi khi hoạn nạn. Tôi luôn luôn muốn được chết đi để gặp các con tôi. Giờ đây khi đọc những giòng chữ chị Cẩm Vân viết, nhìn hình ảnh các em bé tàn tật đui mù, tôi đã khóc nhiều vì hối hận và ăn năn. Chị Cẩm Vân ơi, Bạch Tuyết và các em bé ơi hãy tha thứ cho tôi. Tôi nguyện sẽ sống những ngày còn lại một cách có ích cho người cho đời hơn.
Tôi viết những dòng chữ này để tạ tội và cũng để kính mong sự giúp đỡ của những quý vị có tấm lòng bồ tát khác đang hiện diện trên trái đất này, xin quý ngài phân phát cho các em bé mồ côi tàn tật những giọt Cam Lồ để các em được mát mẻ hơn, sung sướng hơn. Tôi xin chân thành tạ ơn quý vị.
An Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,650,115
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến