Hôm nay,  

Những Bài Học Đầu Tiên Ở Mỹ

01/01/200400:00:00(Xem: 166327)
Người viết: KIM TRẦN
Bài tham dự: 432-970-V3231203

Kim Trần đang là một nữ sinh viên, cư trú tại Santa Ana, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mỗi bài viết đều thể hiện sự quan tâm tới quê cũ Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của cô, kể chuyện về đời sống bên Mỹ.
+

Hồi tháng thứ hai khi tôi vào trường trung học ở Mỹ, thầy giáo cho chúng tôi một bài kiểm tra với những câu hỏi ngắn. Tôi là một học sinh chăm chỉ nên chẳng khó khăn gì với những câu hỏi ấy. Cho đến khi tôi đọc câu cuối cùng: "Tên bác lao công của trường chúng ta là gì"". Chắc chắn đây là một câu hỏi đùa. Tôi đã nhìn thấy bác ấy vài lần. Bác ấy cao, tóc sẫm và khoảng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên của bác ấy" Tôi nộp bài, bỏ trống câu hỏi cuối cùng.
Trước khi hết giờ, một bạn học hỏi thầy là câu hỏi cuối cùng có tính điểm không. Sao lại không" Thầy giáo nói. Trong công việc của các em, các em sẽ gặp rất nhiều người. Ai cũng quan trọng. Họ xứng đáng được các em chú ý và quan tâm, cho dù tất cả những gì các em làm chỉ là mỉm cười và chào.
Tôi không bao giờ quên bài học ấy.
Tôi cũng đã biết được rằng tên của bác lao công.
Bạn của tôi, một người Mỹ trắng kể lại:
- Một đêm vào lúc 11h30 một phụ nữ da đen đang đứng trên lề đường trên đường, chịu đựng cơn mưa lớn và lạnh. Xe ôtô của cô ấy bị hỏng và cô ấy cần ai đó cho đi nhờ. Cô cố vẫy những chiếc xe đi trên đường. Tôi dừng lại để giúp cô. Tôi lấy dù cho cô gái, gọi taxi và trả tiền cho cô. Cô gái có vẻ rất vội nhưng vẫn hỏi địa chỉ tên tôi và viết vào mảnh giấy. Cô cảm ơn rồi lên xe đi. Vài ngày sau có ai đó gõ cửa nhà tôi. Một chiếc TV lớn được gởi đến. Và một mảnh giấy đính kèm: "Cám ơn ông rất nhiều đã dừng lại giúp đỡ tôi trên đường. Cơn mưa không chỉ làm ướt những đường phố, nó còn làm ướt cả những suy nghĩ của tôi. Rồi nhờ có ông, tôi có thể đến kịp bên giường bệnh của mẹ tôi trước khi bà ra đi. Cầu chúa phù hộ cho ông vì ông đã giúp đỡ người khác một cách nhiệt tình và lịch thiệp đến thế. Kính thư."


Tôi học thêm bài học quý báu, con người nên có tấm lòng thương yêu, thông cảm và giúp đỡ người hoạn nạn xung quanh. Đây là một chuyện hiếm thấy, bởi vì tôi biết hiện nay dù sự hòa nhập chủng tộc rất rõ ràng ở Mỹ nhưng không dễ gì một người Mỹ trắng nữa đêm khuya chịu dừng lại giúp đỡ một phụ nữ da đen trên đường, khi đối với phần lớn những người Mỹ trắng sự xung đột sắc tộc vẫn còn mạnh mẽ.
Một lần ở tiệm bán kem gần bờ biển, tôi đang xếp hàng.
…Một cậu bé khoảng 12 tuổi người Mexico, nước da đen đúa, ăn mặc có vẻ luộm thuộm bước vào cửa hàng kem ở bờ biển. Cô phục vụ là một người phụ nữ Mỹ trắng. Hỏi cậu cần gì "bao nhiêu tiền một đĩa kem lớn vậy"" cậu hỏi bằng một giọng tiếng Anh không chuẩn. 3.50 dollars. Cô phục vụ lạnh lùng. Cậu bé lôi trong túi ra mấy đồng xu và bắt đầu đếm. "Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem nhỏ bình thường ạ". Lúc đó khách trong cửa hàng kem rất đông và đang đợi. Cô phục vụ trở nên mất kiên nhẫn. 2.50 dollars. Cô trả lời vẻ cáu kỉnh. Cậu bé tiếp tục đếm những đồng xu. "Thế thì cho cháu một đĩa kem bình thường". Cậu bé nhỏ nói. Cô phục vụ đưa lại một đĩa kem, quăng luôn cái phiếu thanh toán lên bàn. Cậu bé ngồi lại bàn ăn xong kem để tiền trên bàn và đi ra. Vô tình cô phục vụ liếc nhìn lại bàn của cậu bé, đứng im lặng nhìn những gì còn lại trên bàn. Bên cạnh cái đĩa kem đã ăn hết là 4 đồng 25 xu được xếp cẩn thận sang một bên.
Cậu bé không ăn đĩa kem lớn vì cậu muốn để dành 1 đồng tiền tip cho người phục vụ.

Kim Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,799,426
-Mau mau lên đi em! Nhớ mang đủ tã lót, áo ấm cho các con! Sữa nữa. Anh ra đề máy xe trước không thôi lạnh mấy nhỏ. Coi chừng ra trễ, má xuống máy bay rồi, bả chửi chết
Parking lot, là bãi đậu xe, ai cũng biết
Từ San Francisco tôi về lại quận Cam đầu tháng 5 / 2003
Qùy gối, bạt tai, quất đít, khẻ tay, dộng đầu vô bảng đen... là chuyện thường thấy ở các trường Tiểu Học thời lính mã tà mũi lỏ bận quần sọt
Thị trấn sa mạc Chula Vista tháng Mười Hai năm nay tự nhiên tuyết đổ trắng
Ba nhắc tôi: - Mặc nhiều áo vào con ạ! Trời lạnh lắm đó! - Dạ.
Mặc dù gia đình tôi đạo Phật từ tổ tiên đến nay không biết bao nhiêu đời, nhưng mỗi năm
“… như mưa và tuyết từ trời rơi xuống, nó không trở lại trời nhưng tưới đất, làm cho đất đượm màu và nẩy nở, đem lại hạt giống cho kẻ gieo  và bánh cho người ăn…”
Chuông điện thoại reo, tôi nhìn vào thấy cái tên Sergio lạ hoắc
Ngày còn ở VN, tôi là sinh viên năm thứ hai đại học ngoại ngữ khoa Anh Văn.  Tôi có được lòng ham mê học ngoại ngữ
Nhạc sĩ Cung Tiến