Hôm nay,  

Trở Về

28/01/200400:00:00(Xem: 135238)
Người viết: DTKN
Bài số 456-994-Vb7240104

DTKN là bút hiệu của một người trẻ tuổi đang học đại học ở Wellesley, MA., tác giả một số bài viết về nước Mỹ đã phổ biến, gần nhất là bài “Ba Chị Em” kể lại buổi học đầu tiên trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, kể chuyện người con sau 5 năm đi học xa, trở về ăn tết với bố mẹ.
*

Đẩy nhẹ cánh cổng sắt, nó bước vào sân. Giữa Đông nên thảm cỏ khô quắt, vàng vọt. Con Nú dỏng tai, lừ đừ đi ra từ trong nhà, toan cất tiếng sủa nhưng khi nhận ra cái dáng gầy gầy của nó, lại thôi.
Trưa hôm đó con Nú chết. Chết già. Nó mượn xe của chị, chở xác con Nú đến phòng mạch thú y của bà Jones. 'Is he dead"' Nó buột miệng ngốc nghếch. Bà Jones chau mày, 'Yes. Sure you're ok, miss"' Uh huh. Nó chui vào xe, nổ máy. Hai phút sau xe thắng két trước sân nhà. Đẩy nhẹ cánh cổng sắt, nó ngồi bệt lên thảm cỏ khô quắt, lè lè vàng, bưng mặt khóc.
Bàn tay ai đặt lên vai nó. Mùi hẹ non trộn lẫn mùi đậu hũ. Vai nó run, và nó phỏng chắc nếu không có bàn tay ấy thì có lẽ cặp vai đã rớt xuống, hòa tan trong cái màu ảm đảm xung quanh.
Mẹ ngồi bên cạnh nó cho đến khi bố về. Ông ôm nó vào lòng, nước mắt ngắn dài. Con đã về thật ư, về thật ư" Nó áp gò má khô cóng lên bờ vai gầy xương của bố. Con Nú chết rồi bố ạ! Nó lại ngốc nghếch thốt lên. Bố nó không chau mày như bà Jones. Bố nó cười.
Căn phòng của nó vẫn như xưa. Cả những bó hoa nó phơi khô cắm đầy lọ thủy tinh vẫn nằm nguyên trên nóc kệ sách. Toàn là sách của nó. Đã năm năm qua nó không về thăm chúng. Nó đưa tay, với lấy cuốn sách đầu tiên chạm đến. Của Tolstoi. Anna Karenina, nó đọc trong lớp Văn Học Nga thế kỉ 19 của thầy Logde trên đại học. Cô Anna ngoại tình, thương anh Vronsky; còn có chuyện tình giữa cô Kitty và anh Levin. Nó nhớ mái tóc bạc trắng của thầy và vẻ mặt nghiêm nghị khiến nó hơn một lần so sánh thầy với Karenin, ông chồng bị phụ của Anna.
Bốn năm trên đại học, nó dốc tâm trí vào hai việc: đọc tiểu thuyết và viết tiểu luận. Nó sợ thua kém những đứa cùng theo nghành Văn vì tiếng Anh đâu là ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, và trước khi biết đến Virginia Woolf hoặc James Joyce thì nó đã quen với những cái tên Thanh Tịnh, Nhất Linh...
Mẹ nấu canh hẹ đậu hũ. Nó ghét canh hẹ đậu hũ nhưng bố thích. Nếu mẹ biết hôm nay nó về thì có lẽ đã đổi món, mẹ bảo, rồi quay sang dặn chị mang thêm áo ấm. Chị đi làm ca đêm, không ăn cơm ở nhà. Chị sắp lấy chồng, sắp có gia đình riêng. Nó nhìn chị trong bộ đồ y tá, quần xanh, áo rộng in những người tí hon ngồi xe lửa tí hon. Chị nhìn nó, đôi mắt vừa giận, vừa thương. 'I am glad you're home.'
Cơm nước xong, bố thắp nến, gia đình quầy tụ trước bàn thờ đọc kinh tối. Nó như người con hoang đàng trong Phúc Âm, bỏ nhà đi biệt để đến lúc túng quấn, khổ sở mới tỉnh thức, quành về. Nhưng người con hoang đàng đi ăn chơi, đi trác táng, còn nó, nó đi tìm...tương lai kia mà. Hai kẻ ra đi với hai mục đích khác nhau hoàn toàn chứ. Hai kẻ...tiếng ho của mẹ khiến nó giật mình. Mẹ ngồi bên cạnh nó, hai tay đan vào xâu chuỗi tràng hạt màu sẫm. Không biết giữa mẹ và người cha trong Phúc Âm, ai đã đợi con mình lâu hơn"
'Cái tin' nó về chẳng mấy chốc đã loan khắp cộng đồng người Việt trong thành phố. Rồi tự nhiên suốt một tuần liền, điện thoại reng thêm ba, bốn lần mỗi ngày. Có người nó nhớ tên, người nó quên nhưng ai cũng hỏi, 'Bây giờ làm gì"' Nó đáp, 'Đang nộp đơn xin dạy môn Văn ở trường X.' 'The high school"' Tiếng hỏi dồn, rồi thêm mấy lần check lại. 'Thật à"' 'Really"' 'Why"' Nó cười vào ống điện thoại, 'Để kiếm tiền sống.' Và bên kia đầu dây, hình như có tiếng muốn nói, 'Tưởng học xong ra làm gì...lớn lắm.'


Chiều xuống, chị đi làm, nó lục từ gầm giường ra một thùng gỗ to tướng. Của cô Bỉ tặng lúc nó tốt nghiệp đại học năm năm trước. Cái thùng khắc hình con cóc màu xanh vì năm năm trước, thích cóc, ếch còn là ...mốt. Lần cuối nó về nhà, đã nhét tất cả những 'thành tích' cá nhân vào cái hộp con cóc. Bằng khen. Giấy báo tin vào đại học. Báo tin nó được tuyển vào đội đi học kịch ở tiểu bang ... Nhận giải nhất với bài sonnet...Rồi nó được lên báo thành phố, báo tiểu bang. Ừ, nó, con bé tị nạn từ Việt Nam, đến Mỹ không một câu tiếng Anh buộc bụng thế mà chỉ vài năm sau đã có thể viết chuyện, làm thơ 'có hồn' hơn bao nhiêu đứa trẻ người 'Mỹ'. Nó bỗng trở thành 'ngôi sao' trong cộng đồng người Việt. Nhiều phụ huynh mang nó ra so sánh với con em trong gia đình. Không ít bạn trẻ đồng trang lứa đâm ghét nó từ đó.
Mà ghét gì cho cam. Bây giờ họ đã thành kỹ sư, bác sỹ, trong khi nó, 26 tuổi đầu vẫn chưa kiếm được công việc chỉnh tề. Họ vật lộn với trăm ngàn công thức, bài tính khó khăn còn nó chỉ mỗi hai việt đọc, viết. Họ biết khám bịnh, phát thuốc, biết chế tạo đồ dùng cho ngày thường còn nó chỉ có thể phân tích sai sót của Dickens trong nửa phần cuối cuốn Oliver Twist. Họ đã kiếm ra tiền để giúp đỡ, chăm sóc ba mẹ họ, còn nó, nó đã làm được gì cho bố mẹ nó đâu! Sau bốn năm học xa nhà, nó bôn ba thêm năm năm khắp nước Mỹ kiếm việc. Có dạo dạy ở Wyoming, lương khá, giá sống thấp chỉ có điều buồn tẻ khôn tả, sau cùng nó phải khăn gói sang Washington. Tháng này qua tháng khác, nó nhủ lòng phải làm gì thật 'khá' rồi mới về thăm gia đình...Nó thở mạnh, đưa tay gom tất cả vào thùng con cóc, đẩy sâu vô gậm giường.
Cuối tháng Một: Tết về! Mẹ lượm từ sau vườn một nhành cây khô. Chị bắc ghế tìm đám bông mai nhựa cũ, lẫn lộn với bộ đèn Noel. Nó nhúng khăn, lau lau từng bông rồi đưa cho bố cắm. Chợt bố đọc lớn:

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,
Tiền của trong kho chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy;
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.

Nó cười rộ, rồi tiếp:

Bánh đường sắp gói, e nồm chảy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.

Mẹ và chị cũng bật cười. Chị nhìn nó lắc đầu. Lúc còn ở trung học, chị thường gặp khó khăn trong môn Văn và nhờ nó proofread bài. Bù lại chị khá môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Còn nó, nằm đứt bao nhiêu chiếc võng mới qua hết lớp Calculus II. Nghĩ lại còn... sợ.
Mẹ đổ bánh. Chỉ là bánh bông lan thường nhưng ngon tuyệt vời. Nhìn bàn tay khéo léo của mẹ, nó tiếc rẻ, 'Giá hồi đấy mẹ có vốn hùn với Dì để mở nhà hàng nhỉ.' Mẹ lắc đầu, 'Thôi, thôi, nấu cho tưng đây miệng mà đã mệt lắm rồi.' Nó chợt ngừng đập trứng, nhìn mẹ đăm đăm, 'Mẹ nói thật à"' 'Ừ, nói thật, đập tiếp đi không hỏng bánh bây giờ.' 'Không, mẹ nói lại đi, mẹ không buồn thật ư"' 'Chuyện đã qua rồi, mẹ nhớ lúc đó có hơi tiếc, bây giờ thì chẳng nghĩ gì cả.' Nó thở nhẹ, rầu rĩ, 'Nếu con không đi học xa nhà, không tốn tiền thì có lẽ mẹ đã đủ vốn mở nhà hàng.' Đến lượt mẹ ngưng tay nhìn nó, 'Lúc đó, con nói thích đi xa học, thấy con vui, phấn khởi ba mẹ mừng, cái gì cũng hy sinh hết. Bây giờ vẫn vậy, điều quan trọng nhất với ba mẹ là thấy các con vui.' Nó gục mặt xuống bàn, 'Con cũng không biết mình đang vui hay buồn. Nhưng con cảm thấy vô dụng lắm.' Mẹ nó cũng bắt đầu khóc. Bà không hiểu hết tâm trạng của con nhưng có cái gì tuyệt vọng, buồn thảm trong giọng nói của con bà. Nó quẹt nước mắt lên tay áo, nhìn xuống mặt bàn, 'Mẹ có bao giờ hối hận khi cho con đi học nghành Văn hồi đó không"' Mẹ lắc đầu. Nó xoay mình, ôm ngang lưng mẹ, 'Con tin là con đã chọn đúng nghành. Bây giờ con đang gặp khó khăn trong khi tìm việc, có lẽ con nản, con mất lòng tin. Nhưng con sẽ cố gắng, con sẽ hết mình.'

Những chữ cuối cùng vỡ trong tiếng nấc của nó. Không biết mẹ có nghe được chăng, chỉ thấy bàn tay mẹ vuốt nhẹ tóc nó và giữ cho bờ vai con mình khỏi rớt song soài trên sàn bếp.
Xuân này gia đình nó mất một tay thích ăn bánh chưng, con Nú. Nó mua một bịch táo ra thăm con Nú. Cỏ ngoài đó cũng xám ảm. Nó vừa ăn vừa kể chuyện cho con Nú nghe. Vài kẻ đi qua dừng lại hỏi thăm; chẳng ai đọc được tên Nú cả!

DTKN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,234,505
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện vui thời học nghề hớt tóc.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo trong ba năm đầu tiên là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Từ 2003 tới 2011, tuy sống cùng gia đình tại San Jose,
Nguyễn Trần Phương Dung là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. 
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nươ1ớc Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Hôm nay, Thứ Tư 22 tháng Tám, 2012, tang lễ nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,được cử hành tại San Jose. Để tưởng nhớ vị chánh chủ khảo đầu tiên của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao,một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, do nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh tự tay trao tặng.
Viết Về Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh Hai bài viết của Khôi An và Mai Hồng Thu
Tác giả sinh trưởng tại Biên Hòa. Trước 75, sinh viên ĐHVăn Khoa SG và dạy học tại TH Long Thành. Sang Mỹ năm 1981. Hiện cư ngụ và làm việc tại Los Angeles, California. Đã có bài đăng trên tạp chí Hợp Lưu, Phụ Nữ Diễn Đàn và một số trang web talachu.org, hopluu.net, nhohue.org, honque.com, ngo-quyen.org... và các diễn đàn Van chuong PN, Đai Hoc Van Khoa SG.
Tác giả vừa nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 -hình bên- với bài viết "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo đầu tiên của Viết Về Nước Mỹ là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, hình bên, đã loan báo kết quả giải thưởng trong cuộc họp mặt ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên được tổ chức tại Thư Viện và Bảo Tàng Tổng Thống Richard Nixon, Nam California ngày 29-11-2000.
Nhạc sĩ Cung Tiến