Hôm nay,  

Chiều Cuối Năm

11/02/200400:00:00(Xem: 55703)
Người viết: ĐÀO NHƯ
Bài số 468-1006-Vb8080204

Tác giả Đào Như tên thật là Đào Trọng Thể, sinh năm 1936. Trước 1975, ở trong nước, là bác sĩ phẫu thuật. Đến Hoa Kỳ tháng 11 năm 1979, hiện là chuyên gia về bệnh tâm thần, làm việc tại Chicago. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông, được viết vào đúng ngày 30 Tết vừa qua, với những hoài niệm trân trọng về gia đình và quê hương trong dịp Tết truyền thống.
*
To: Mirsada Muhic

- ...Mau lên con, chắc cha con giờ nầy ở nhà sửa soạn lên nhang đèn rước ông bà rồi đó!...
-...Còn sớm mà mẹ, Trời tối hù vậy chớ mới có sáu giờ! Chưa biết giờ này ba đi làm về chưa"
- Chắc cha con về rồi, nhanh lên đi con, về tiếp ba lo nấu nướng... rước ông bà. Theo tục lệ bên nhà giờ này là ‘lên nêu' rồi đó con!
Nghe tiếng của hai mẹ con ai nói tiếng Việt với nhau, vọng lại từ ngoài phố, anh giật mình, có cảm tưởng mình đang sống tại quê nhà. Anh bước đến cửa sổ nhìn xưống đường xuyên qua màn tuyết mỏng anh thấy hai mẹ con vừa đẩy xe đi chợ đầy ấp hoa quả và thịt thà,vừa trò chuyện. Trời đang lạnh. Sau mỗi câu nói, anh thấy hơi nước bốc ra từ miệng họ:
- Sao cuối năm mà lạnh quá con hả!
- Mẹ! Cuối năm của ta, chớ của họ là cuối tháng giêng, hôm nay là 21 tháng giêng. Mẹ quên Cậu Tư nói với mình hồi mới đến, tháng giêng trời lạnh nhất tại Chicago!
Câu chuyện của họ nghe xa dần và mất hút trong tuyết lạnh cùng với chiếc xe đẩy đi chợ. Anh cảm thấy dạt dào một niềm tiếc thương. Anh không hiểu tiếc thương cho ai" Cho hai mẹ con bà ấy" Cho bản thân anh" Cho cha mẹ anh chị tại quê nhà" Và còn ai khác nữa"
Có lẽ giờ này tại thôn Phủ hà, Phan Rang các anh chị, các cháu nhỏ cũng đang quây quần xung quanh bàn thờ gia tiên, sum vầy trong ngày đầu năm. Có lẽ trong một phút nào đó, có ai ngưng lại, nghĩ đến anh. Anh xúc động, anh thấy hai hàng nước mắt của mẹ nhớ thương anh.
Cách đây mấy năm, cứ mỗi ngày nguyên đán như vậy, người anh cả của anh thường kể lại sau này cho anh nghe, Mẹ thường hỏi:
- Không hiểu giờ này thằng Thảo, vợ nó, với ba đứa nhỏ sống ra sao, tụi nó có biết Tết nhất gì không!
Biết bà sẽ đi đến những ray rứt nhớ thương con, con dâu và mấy đứa cháu nội, cha anh liền nói:
- Bà khéo có lo! Tụi nó ấm cúng hơn mình nữa! Bà quên rồi sao, tụi nó mới mua chiếc xe hơi mới!
Tuy nói nghe mạnh như vậy, giọng ông cũng lệch đi, có chút ngậm ngùi.
- Tôi biết, vì sở làm xa nhà tới 45 cây số, bằng đây ra Ba Ngòi, cực chẳng đã nó phải mua xe tốt để bảo đảm đi làm chớ phải sướng ích gì đâu!
- Thôi bà! Đừng nhắc tới tụi nó nữa làm mấy đứa nhỏ ở đây mất vui! Trời sanh voi sanh cỏ, Bà đừng có lo lắm mà hao tâm!
Bà im lặng ,sau tiếng:
-Ừ! Hử!...
Cách đây mấy năm, Cha Mẹ anh đã về nơi vĩnh cữu. Anh còn người em gái năm nay ngoài 60, ở lại với bà con trông nom nhà Từ Đường của gìòng họ tại Phủ hà, Phan Rang; và chăm sóc mồ mả ông bà, nghĩa trang giòng họ ngay dưới chân núi Cà-Đú. Người anh ruột của anh làm ăn có cơ ngơi mấy chục năm nay tại Nhatrang, anh lâp nghiệp hẳn ngoài đó. Cha Mẹ còn hay quá vãng, ngày Tư ngày Tết, anh vẫn đưa gia đình về Phan Rang. Nhất là sau khi Cha Mẹ qua đời cách đây mấy năm anh thường về để phụ cô em gái chăm lo Từ Đường, mảnh vườn còn lại, và mấy sào đất hương hoả. Năm nay anh ấy cũng già,75 rồi!
Anh sực nhớ lại câu chuyện của người mẹ và cô con gái: ''Theo tục lệ ông bà bên nhà giờ này là lên nêu rồi đó con''. Anh ngước nhìn tờ lịch. Anh nhận ra: bây giờ là chiều ba mươi Tết tại Chicago. Anh vội vã thu xếp lại bàn giấy. Anh vừa xách cặp ra khỏi văn phòng thì gặp người lao công đến dọn dep phòng anh. Anh nhìn đồng hồ đã gần 7giờ, Trời tối. Anh không ngờ anh ở lại sở muộn đến thế!
Ngồi trong toa xe lửa trên đường về nhà, hình ảnh những ngày Tết tại quê nhà cuồn cuộn quay về trong trí anh. Những liễng gấm xinh đẹp thêu rồng thêu phụng, những lư đồng sáng ngời, và mùi hương trầm quyện vào nhau, quấn quít trong trí nhớ. Anh có cảm tưởng mới hôm nào đây cha anh và anh đi lên rẩy nhà. Cha chọn một cây tre thật cao, thẳng đứng, đọt thật xum xuê, hạ xuống đem về làm cây nêu. Lúc sáu giờ chiều ngày ba mươi, cây nêu được dựng lên, cả nhà reo vui, nhất là Mẹ thường hay khen :


- Cha con ông chọn cây nêu tốt quá! Năm nay chắc các con học giỏi đứa nào cũng thành đạt cả. Mẹ cũng không quên khen cha:
- Các con nhìn trên đọt nêu lá cờ đỏ ba con vẽ Tứ Tung Ngũ Hoành đẹp chưa!
Cả gia đình đứng chiêm ngưỡng cây nêu. Cây nêu cao vút, thẳng đứng, đọt lá xum xuê, đâm thẳng lên trong ráng hồng của trời chiều ba mươi Tết, như niềm kiêu hãnh của gia đình, lòng tin tưởng vào truyền thống đất nước!
Đúng tám giờ tối, cỗ bàn dọn sẳn. Trong bộ khăn đống áo dài đen, Ông Giáo Bảy, Cha anh, trịnh trọng lên nhang đèn làm lễ rước ông bà về sum họp với con cháu trong ba ngày Xuân.
Nhớ đến những phút giây này anh thường nhớ đến cây nêu, với mảnh lụa đỏ hình tam giác mà cha anh vẽ bốn gạch tung và năm gạch hoành bằng mực tàu đen. Mặc dầu không ai biết, có thể trừ cha anh, cái nghĩa của Tứ Tung Ngũ Hoành là gì" Và cái bí mật ấy bây giờ cũng theo cha xuống tuyền đài. Nhiều lúc anh cũng tự hỏi: tại sao mình không hỏi ông cụ. Có lẽ anh thấy nó không có gì quan trọng trong đời sống thực tế hàng ngày.
Cách đây mấy năm anh đương đầu với những khó khăn, anh không biết hành xử thế nào cho phải đạo, anh ân hận là cha anh không còn nữa để xin ý kiến của Người! Anh nhìn ra ngòai trời, màn tuyết trắng xóa đang phủ xuống trên đoàn tàu đang chạy. Thêm một chút ân hận và tiếc thương len lỏi vào tâm hồn anh!
Tại quê nhà có thể nói chiều ba muơi Tết là chiều của Cha; nhưng đêm giao thừa phải nói là đêm của Mẹ. Làm sao chúng ta quên được hình ảnh cuả Mẹ, quanh năm suốt tháng tận tụy hy sinh giúp đỡ chồng, nuôi dưỡng con cái nên người! Anh không thể nào quên được hình ảnh của Mẹ, trong đêm giao thừa! Trong chiếc áo dài, Mẹ đứng trong sân nhà, vớí nắm nhang đưa cao trên đầu, Mẹ khấn vái mười phương. Lời cầu nguyện của Mẹ tưởng như làm rung động cả muôn sao trên trời! Mẹ cầu nguyện cho chồng cho con cho giòng họ, xóm giềng, cho làng mạc, cho đồng xanh lúa tốt, cho các con ăn học thành đạt nên người để sau này giúp đời giúp nước! Lúc đó mẹ đâu có hay, một trong những đứa con thành đạt của Mẹ sau này đã bỏ nước ra đi! Nghe anh vượt biên năm 1979, 'Mẹ như sụm đi ', theo lời cha anh thư cho anh, và bà cũng ủy lạo gia đình 'thôi chuyện gì cũng lỡ rồi bây giờ chỉ biết cầu nguyện cho con nó đi đến nơi về đến chốn! ' Mẹ thương con. Mẹ độ lượng. Đứa con nào càng hư hỏng, càng thất bại trên đường đời Mẹ càng thương nhiều hơn! Vì mẹ cứ nghĩ là Con hư tại Mẹ!
Anh về đến nhà muộn. Anh xin lỗi vơ. Chị hơi buồn, chị nói lẫy:
- Anh cũng biết hôm nay là ba mươi tết nữa sao"
Anh cúi đầu lặng thinh. Anh nhìn bàn thờ cha và mẹ anh, anh thấy nhang đèn đã sẳn. Vợ anh đến bên cạnh anh, tay chị ôm vai anh, nói trong giọng ngậm ngùi:
- Em nấu đồ cúng xong rồi. Vào trong tắm rửa thay đồ. Em bày cổ xong anh lên nhang đèn, rước ông bà về.
Nghe vợ nói, anh có cảm tưởng như đang nghe mẹ anh nói với cha anh mấy mươi năm về trước. Anh buồn như muốn khóc.
Vợ anh an ủi :
- Anh buồn vì Tết nhất con cái không có đứa nào về hôm sớm vơí cha mẹ phải không anh" Ở Mỹ mà, các con còn phải lo công ăn việc làm chớ anh, Với lại các con cũng biết tổ chức ăn Tết với chồng với con của tụi nó chớ anh! A, anh, cả ba đứa con mới gọi về, các con nói tối nay đúng giao thừa các con sẽ email chúc tết ba mẹ. Em nghĩ, ở Mỹ con mình mà biết điều như vậy cũng quí lắm rồi, phải không anh!
Anh thầm cảm ơn vợ. Anh bước vào phòng trong. Không hiểu anh nghĩ thế nào, anh gọi với ra nói với vợ:
- Khuya nay là em làm lễ giao thừa nghe em!
- Nhớ chớ anh, như mọi năm, giao thừa năm nào em cũng Cúng Sao, và cầu nguyện, như Má làm mấy mươi năm về trước, anh còn nhớ không anh"
Đứng trong nhà tắm, nghe vợ nói, cái khăn anh cầm như muốn chùn ra khỏi tay anh. Anh ngước mặt lên vòi nước nóng. Anh tháo thật mạnh./.

Đào Như
Oak park Illinois,USA
Ba Mươi Tháng Chạp Quí Mùi - 1/21/04

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,546,544
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa.
Tác giả họ Vũ, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Bài thứ hai , “Trường Đời: Học Làm Chồng” là một truyện về ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm. Đây là một truyện vui nhanh chóng đạt số lượng người đọc đáng nể. Bài mới sau đây, tiếp tục cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện phổ biến bài viết của năm 2013. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của Lê Thị, trong số 7 bài tác giả đã liên tiếp gửi về cho toà báo. Trong số này, có 4 bài viết về đề tài đồng tính. Lê Thị -cư dân Chicago, 35 tuổi- với tài viết và sức viết mạnh mẽ khác thường, hiện là tác giả dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, vừa phải báo “tạm rút” năm nay. Điện thư của ông ngày 25 tháng 6, nguyên văn như sau:
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
"Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ" là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến