Hôm nay,  

Ngày Tuyết Rơi

06/03/200400:00:00(Xem: 127079)
Người viết: TỐ TÂM
Bài số: 485-1022-vb2010304

Tố Tâm cho biết cô là con gái áp út của một gia đình HO9, dân Cali chính hiệu nhưng đang học "bán thuốc tây" tại một tiểu bang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, về ngày Tết Cali.
*

Linh rủ: "Tối thứ 7 đi Banquet với tao. Dự Valentine party ở downtown". Tôi hí hửng lôi áo, váy ra chọn lựa. Chết, thiếu đôi giày. Bữa ở Cali, lúc xếp áo quần vô vali chật qúa tôi liền vứt lại.... đôi giày. Bây giờ cần thì lại không có. Khổ! Tôi điện thoại qua Nhi: " Nhi, cho mượn đôi giày". Ít ra cái ngày mà người ta gọi là Lễ Tình Nhân này tôi cũng có việc để tham gia với thiên ha. Hồi trưa thằng Robert bay từ Chicago về, ôm tới lỉnh kỉnh nào chocolate nào hoa hồng đỏ cho Julie. Phần tôi và Linh nó tặng mỗi đứa một cành hồng bạch. Linh cười nói lén sau lưng Robert: "Tên này mua chuộc tụi mình để dể dàng dắt Julie đi chơi mà không bị tụi mình đâm thọt". Bảy giờ tối con Julie gọi về: "tối nay tao không về. Mày nhớ khóa kỹ cửa trước khi đi ngủ". Nó còn tò mò hỏi thêm: "Có ai gởi hoa tới cho mày không" rồi mới cúp máy.
Sáng thứ 7, Linh gọi: "Xin lỗi, tao không đi banquet chiều nay được. Anh tao bị kêu đi lính lại trong tháng 3 này rồi. Mẹ tao khóc qúa". Thì ra là vậy. Hèn gì, ngày hôm qua gặp Peter ở nhà ăn của trường, hắn chỉ gật đầu chào tôi một cái rồi bỏ đi chớ không chót chét nói chuyện như mấy kỳ. Chiến tranh! Dân miền Đông đang xôn xao bàn tán. Kẻ ủng hộ ông Bush đem quân đánh Iraq. Người tha thiết kêu gọi hòa bình.
Hôm bửa nói chuyện, bà mẹ con Julie nhắc nhở: "bọn bay lo dự trử đồ khô và nước uống trong nhà. Chứ thờ ơ không lo sẵn thì lở chiến tranh xảy ra vài ngày là bọn bay chết đói". Bà này lo xa thiệt. Thời buổi bây giờ nếu có chiến tranh thì cũng xài bom nguyên tử, mà bom nguyên tử thì chỉ "bùm" một cái trong tích tắc là xong chuyện chớ làm gì mà có chuyện kéo dài tới vài ba ngày. Nói vậy chớ tôi và con Julie cũng sợ chết đói nên đã thủ sẵn mấy galon nước và thùng mỳ khô từ mấy ngày trước. Tôi bật tivi. Người dân New York đang biểu tình chống chiến tranh. Một người Mỹ da đen đang hùng hồn diễn thuyết: "..... tôi đã từng tham dự cuộc chiến ở Việt Nam. Người người chết. Người người cầm súng bắn nhau. Chúa phù hộ nhân loại. Đừng đổ máu nửa. Đừng bắn nhau nửa. Đừng đổi máu lấy dầu....."
Tôi chuyển đài. Lại biểu tình ở London. Chính quyền Anh cũng đang đằng đằng sát khí chờ Mỹ tuyên bố đánh Irag là đem quân viện trơ. Người ủng hộ chiến tranh thì im lặng. Người phản đối chiến tranh thì xuống đường giăng biểu ngử biểu tình. Tôi tắt tivi. Có lẻ tôi không hào hứng mấy với những đề tài chính trị.
Chuông cửa reng. Tôi thò đầu ra. "Tracy, có bình hoa gởi cho cô nè". Người delivery chìa ra tờ giấy bắt tôi ký nhận bình hoa rồi cười giơ hàm răng trắng nhởn: "Chúc cô một ngày thật đẹp". Cái thiệp đề: "Happy Valentine and happy birthday" mà không ghi tên người gởi.


Valentine thì đã qua mất một ngày, còn birthday thì chưa tới. Tôi cố nặn óc suy nghĩ nhưng cũng không biết ai là tác giả của bình hoa. Cái người mà tôi mong đợi thì đã không gởi hoa tới. Biết chắc như vậy và ngày hôm qua tôi đã nhỏ mấy giọt nước mắt cho cái sự thờ ơ này. Linh hét toáng lên: "Tên này hà tiện. Một bình hoa mà tặng vừa cho Valentine vừa cho birthday. Mà hai cái ngày này nó cách nhau xa lắc". Linh và tôi lục tung tất cả những gương mặt trong trường nhưng rốt cuộc cũng không lôi ra được tên "thủ phạm" nào.
Tối thứ 7 Julie cũng không về. Đóng kỹ cửa nhưng tôi vẫn sợ...... ma, cứ loay hoay hoài cho tới gần sáng mới ngủ được. Nhưng vừa chợp mắt thì điện thoại reng. Stacy làm một hơi : "Mày biết gì không, hai tên trường mình với hai tên bên trường Nha, một tên bên trường Y có giấy đi lính trở lại rồi. Cả đêm hôm qua con Jenifer chạy qua phòng tao khóc suốt. Nó với thằng Peter đã dự định làm đám cưới trong tháng 8 năm nay......"
Ôi, lại chiến tranh! Tôi làu bàu "Tao biết rồi, dẹp cái chuyện chiến tranh đó ra một bên đi cho tao ngủ cái đã. Tao buồn ngủ qúa". Tôi cúp điện thoại. Nhắm mắt trở lại nhưng có ngủ được đâu.
Nhìn ra cửa sổ thấy một màu trắng xóa. Tuyết lục đục rơi cả đêm hôm qua cho tới bây giờ. Đài báo có bão tuyết vùng Virginia, Philadelphia, New York và dặn dò bà con không được lái xe ra đường. Hễ ai lái xe lang thang ngoài đường.... ngắm tuyết thì cảnh sát chộp và phạt $50 ráng chịu. Năm nay tuyết nhiều, cao gần 30 inches. Ngày mai, mọi công sở, trường học sẽ đóng cửa. Từ mái ngói cho tới lòng đường ngập ngụa trong tuyết trắng. Những chiếc xe đậu ở lề đường bị tuyết phủ ngập hết cả nửa chiếc xe.
Julie phone về: "bão tuyết cho nên máy bay cất cánh không được. Robert ở lại thêm một ngày nửa và tối nay tao không về nhà. Bọn tao đang nằm ở hotel coi phim chớ chẳng đi đâu được". Tôi cầm phone kể chuyện tuyết cho bạn bè, người....hà tiện thì bảo: "rút dây điện trong tủ lạnh ra (tủ lạnh là thứ tốn điện nhiều) rồi quăng hết thức ăn ra ngoài trời, tiết kiệm được mấy đồng bạc điện". Người sành ăn thì xúi: "hốt tuyết bỏ vô ly làm xi rô ăn". Còn tôi, kẻ khoái làm duyên trước ống kính thì hùi hụi tiếc: "phải chi có máy hình".
Chuông cửa reng. Vừa ló đầu ra cửa tôi đã bị mấy cục tuyết chọi vô mặt. Tiếng cười ré lên. Tôi căm tức nhìn lũ nhốn nháo. A, lũ qủy hàng xóm: Nhi, Stacy, Kevin, Phu, Paul, cả Tuyền, Uyên và chi. Hiền nữa. Tôi mặc áo, trùm khăn rồi nhập bọn rồng rắn kéo tới những nhà khác gõ cửa.
Tuyết vẫn lã chã rơi đầy. Nhìn cánh tuyết y như cụm bông gòn chấp chới chao liệng vài vòng trước gió rồi mới đáp xuống đất, tự nhiên tôi nhớ da diết cái người ôm đàn nghêu ngao hát "... ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến thăm anh chiều nay, ngoài kia tuyết rơi rơị...."
TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,300,053
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Bài gần nhất : Đời Em. Sau đây là bài viết mới nhất. Bài viết mới là chuyện về một trường hợp lấy chồng việt kiều.
Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phi Yên là một tự sự vui vẻ, linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 4 Hảng Điện thoại (2 Mỹ, 2 Canada).
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ tư của ông trong năm.
Tác giả sinh tháng 10/1939. Hiện là cư dân Houston, Texas.Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984.Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh.
Bốn chữ QPQH trong tựa đề là viết tắt của “Quang Phục Quê Hương”, từng được nhiềungười Việt hải ngoại nhắc đến. Bài viết của Christin Nguyễn lần này là một truyện giả tưởng dựa trên ước mơ ấy. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Ngay năm đầu, có tác giả Nguyễn Văn ở Chicago tham dự với bài “Dưới Mái Trường Senn.”
Trở về cuộc sống thường nhật sau 3 ngày đến Washington D.C. hòa vào dòng người vào Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa thỉnh nguyện thư đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam, trong lòng tôi hòa lẫn nhiều cảm xúc.
Tác giả là cư dân Vancouver. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bóng Quê Hương,” viết về mảnh vườn rau Việt trong căn nhà ở mướn, đậm đà. Bài viết thứ hai của tác giả là những kỷ niệm vui về nơi làm việc đầu tiên trên đất Mỹ tại Valassis, Colorado.
Nhạc sĩ Cung Tiến