Hôm nay,  

Garage Sale, Hiện Tượng Đặc Thù Của Xứ Mỹ

23/03/200400:00:00(Xem: 302286)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số: 498-1035-vb5180304

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Ịại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. “Nếu trừ ra 10 năm bị tù CS thì năm nay đã sống được 46 niên.” Ông cho biết vậy. Sau đây là bài thứ ba, sau hai bài "Bà mẹ Hoa Kỳ" và "Nước Mỹ qua cái nhìn của tôi".

Ai trong chúng ta sống ở xứ Mỹ này lại không có lần đi garage sale, phải không quý vị" Theo tôi ngoài việc tiết kiệm được nhiều khi mua sắm vặt lại là một cái thú nữa. Nhìn xâu hơn chút nữa thì garage sale, là một hiện tượng có nét đặc thù về mặt xã hội học nữa. Nó thể hiện nhiều khía cạnh của một xã hội trù phú, thiên về tiêu thụ và cả về bản chất của người Mỹ nói chung nữa. Tôi xin phép dẫn giải như sau:
Ngoài những lúc "on sale" của các cửa hiệu lớn như De Bon, JC Penny, Sears…hay ở các thứ sale khác như rummage sale ở nhà thờ hay ở trụ sở của các hội đoàn cá thể như estate sale bán ở nhà mấy cụ đã qua đời để lại. Hoặc là ở các nơi bán đồ đạc rẻ như Good will hay Thrift Stores của Salvation Army (còn biết qua tên bà con thường hay gọi là Good Will quân đội) bà con còn có nhiều dịp mua vật dụng mình cần hay… không cần, chỉ mua về chưng chơi, với giá từ vài chục xu trở lên vài đồng. Đó là ở các dịp garage sale nở rộ vào mùa hè nắng ấm.
Ở cái tiểu bang mưa liên miên này của tôi, mùa hè là một diễm phúc mà đi garage sale làm tăng diễm phúc đó lên bội phần. Vài hàng trên tôi xin sơ lược qua về nguồn gốc của garage sale bây giờ xin được bàn xa tán rộng thêm.
Tôi cho là garage sale là một biểu hiện đặc trưng cho một xã hội tiêu thụ và dư thừa của người dân Mỹ. Hàng hóa nhất là quần áo được bán theo mùa và theo thời trang. Người Mỹ lại sống theo "tôn chỉ" là xài trước rồi trả sau cho nên nhà họ đầy cả quần áo, vật dụng đã xài hay hư dùng, nằm chật cứng trong garage. Để giải quyết số đồ đạc thăng dư đó, cách hay nhất là đem ra bày bán trước nhà vừa có thêm ít đồng vừa phơi nắng chơi cho đã thèm!
Nhìn vào số lượng và hạng mục của số hàng bày ra ta thấy ngộp. Đủ thứ không thiếu gì hết, từ bịch tã cho thằng cu mới sinh cho tới cặp nạng chống cho các cụ già lỏng gối, xút bù lon trên đường về cõi vĩnh hằng! Tôi ước tính theo trung bình thì số hàng bán đó có thể cung cấp cho ba gia đình ở nước ta xài cả tháng hay cả năm cũng còn dư dật (tôi có tật hay nói quá bà con thông cảm cho). Nhất là hàng của các nhà giàu có thì khỏi nói. Chúng thơm và mới như hàng ở trong tiệm vậy. Hiện nay dù kinh tế có đi xuống nhưng số hàng tiêu thụ vẫn không giảm là bao và đây là nguồn cung cấp cho các garage sale "mở cửa" theo định kỳ. Có lẽ tâm lý tiêu thụ này là do kỹ thuật tinh vi và hấp dẫn của lối quảng cáo hàng trên TV nó đập quá mạnh vào thị hiếu và tiềm thức của dân Mỹ làm họ tự đưa mình đến các cửa hiệu để… nộp tiền.
Lúc mới qua Mỹ tôi tưởng chỉ có dân nghèo gốc Á, Mễ đi garage sale thôi, sau này mới thấy là dân Mỹ họ cũng đi như điên! Lúc đầu tôi không dám nói với ai là mình xài hay mặc đồ garage sale nhưng giờ tôi lại thấy khoái khi mình đang dùng một vật chi có vài chục xu mà bạn mình phải vô tiệm mua tới cả chục đô! Thành phần người Mỹ đi garage sale có đủ mọi loại. Một bà thầy dạy ESL tôi quen và một ca sĩ, bà trưng bày trong nhà rất mỹ thuật với đa số là đồ mua ở garage sale.


Một cái hay của garage sale nữa là ta được mặc cả, bargain, cái thú "kỳ kèo bớt một thêm hai" của mấy cô, mấy bà với người bán nữa thật là khoái. Rồi lại thêm cái khoái nữa là không phải trả thuế tiêu thụ. Ở cái xứ mà giá hàng lên bảng làm sao phải mua vậy và phải trả thêm thuế tiêu thụ thì cái thương vụ "garage sale" quả thật là độc đáo thiệt phải không các bạn" Bạn mua một món đồ về mà thấy nó không chạy phải không" Thì bạn cứ đem lại trả chủ nhà để lấy tiền lại nếu bạn có thời gian và miễn là bạn…nhớ được nhà đó ở đâu! Mà độc đáo thiệt.
Có lần tôi mua được một máy ảnh Canon cũ với một ống zoom thật to và dài trông thật gồ ghề (xin lỗi tôi không rành về nhiếp ảnh) chỉ có mười lăm tiền. Trong chuyến về Việt Nam thăm nhà, tôi đem ra đường Tự Do bán được một triệu mốt tiền Hồ. Một ông bạn là chuyên viên garage sale gom mua tất cả mấy ký đồng hồ đeo tay khi về Việt Nam bán cũng đãi bạn bè được mấy chầu bia Heinerkein.
Garage sale trở thành hấp dẫn đối với tôi đến nỗi ngay cả dưới gầm giường của tôi, hồi tôi chưa cưới vợ còn ngủ chèo queo một mình cũng có vài món như máy đánh chữ hay máy cái đĩa hát 33 tua của các ban nhạc, các danh ca Mỹ tôi mê hồi thập niên sáu mươi rồi thêm đủ thứ vv và vv… Có thể nói nếu ta chịu đi sục sạo garage sale thì trong nhà cũng đủ mọi thứ cần dùng như ai mà lại ít tốn và lại được cái vui… mua rẻ hơn người mà cũng khoái như mua được đồ mới vậy. "Cũ người, mới ta" mà.
Đó là nói về người mua, giờ tôi xin được có vài lời về kẻ bán.
Như đã nói, kẻ bán cũng thuộc nhiều thành phần. Từ dân ở apartment bán đồ bệ rạc nhăn nhúm cho tới dân nhà khá giả, đồ đạc giặt giũ thơm tho. Mà có đi garage sale ta mới thấy bản chất lương thiện của người Mỹ. Họ bán hàng rất sòng phẳng dù dư một xu cũng trả lại. Cái món nào hư thì họ nói hư, sứt mẻ thì họ nói sứt mẻ chứ không nói tốt cho món hàng xấu. Tôi rất phục và mến họ ở điểm này. Có lẽ đây là một đức tính của người Mỹ làm cho nước Mỹ trở nên một xứ "lớn" theo đúng nghĩa của nó chăng" Dù khi ta ghé vào có mua hay không khi ta đi chủ nhà vẫn gởi theo lời tiễn "thank you". Thối tiền xong dù chỉ vài xu ta vẫn nhận được ở họ tiếng "thank you" làm tôi lại thêm khoái garage sale.
Đi mua ở các garage sale ngoài cái lợi về mặt chi tiêu, riêng tôi, tôi còn thấy rằng đó là một dịp để được biết nhiều nơi trong khu vực mình ở và nhất là tôi thấy mình hiểu thêm được phần nào về đời sống và người Mỹ. Sau một buổi đi garage sale với bà xã mà tôi tưởng tượng là như đi dạo cuối tuần, lại mua được thứ hay thứ cần và thấy được bản chất hiền hòa, ngay thật điểm chút lịch sự của người bán thì tôi cũng vui không kém gì khi mua được một món đồ đẹp, đắt giá ở đại gian hàng có tầm cỡ quốc gia như Norstrom.
Nếu các bạn đồng ý với những nhận xét trên của tôi thì garage sale quả thật là một hiện tượng xã hội mà nét đặc thù của nó nói lên được phần nào bản chất của người Mỹ và cái xã hội vô cùng rộng lớn, phức tạp mà chúng ta đang sinh hoạt, đang vật lộn hàng ngày để kiếm sống và tìm cách tiết kiệm từng xu để trả bills hàng tháng cho tới ngày "ngũm cù đèo" này.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,478,090
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến