Hôm nay,  

Gia Đình Tôi: 11 Anh Chị Em

25/03/200400:00:00(Xem: 168910)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số: 501-1038-vb8210304

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến. Bài viết gần đây của ông kể về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ và thú đi ăn nhà hàng. Sau đây là bài mới viết.
*
Gia đình tôi gồm 11 anh chị em. Mấy người bạn Mỹ hỏi tôi có bao nhiêu anh chị em, tôi trả lời tất cả 11 người, chưa kể 2 người sinh ra không nuôi được. Sợ hiểu lầm Bố tôi có 2 bà vợ lớn, vợ nhỏ tôi phải nhấn mạnh bố tôi lấy mẹ tôi và sanh ra 11 người. Nghe xong, các bạn Mỹ há hốc miệng, trợn mắt ngạc nhiên tự hỏi sao bố mẹ tôi có thể can đảm đến thế được.
Qua Mỹ các gia đình Việt chỉ có từ 2 đến 4 đứa con. Có gia đình sanh một lúc 3 cô công chúa, hai vợ chồng bảo nhau ráng thêm 1 lần nữa may ra được hoàng tử để nối dõi tông đường.
Ông bà ta mấy chục năm về trước có quan niệm là giàu của giàu con. Gia đình nội ngoại đều con đàn cháu đống. Sang Mỹ, đại gia đình đông con nhiều cháu mỗi người ở một nơi. Hội hè, giỗ Tết không gặp nhau, ra đường không nhận ra nhau, giành chỗ đậu xe, đánh nhau vỡ đầu.
Nhiều gia đình giàu có, sanh con đã có vú em, người làm giúp đỡ nên không phải vất vả thức khuya, dậy sớm trông nom con cái.
Các gia đình nghèo cũng thi đua sản xuất, đứa lớn trông đứa bé. Các ông các bà vui cửa vui nhà sòn sòn sanh năm một; đứa lớn còn đỏ hỏn, bà mẹ đã mang bầu. Phương tiện ngừa thai chưa được phổ biến đến nơi đến chốn, các ông, các bà xông pha trận mạc như lính điếc đánh giặc không sợ súng.
Các cụ xưa thường nói cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tính nết bà chị cả tôi nhờ Trời cho đã khéo ăn, khéo nói. Lời nói ra như lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. Bà ăn nên làm ra mua hết căn nhà này đến căn nhà khác. Gặp thời bà mua đất, cất nhà. Mỗi năm nhà ở Việt Nam địa điểm tốt, trung tâm thương mại, giá trị cả ngàn cây vàng. Giá nhà ở Saigon, Hanội bây giờ đắt hơn giá nhà bên Mỹ. Một số người ở Việt Nam giàu hơn người ở bên Mỹ. Tôi bão lãnh cho bà chị tôi qua Mỹ với giấy tờ xuất ngọai đầy đủ, Bà không chịu đi. Bà cho con đi du học ở Mỹ đôla gửi qua Mỹ đều đều mỗi tháng.
Cô em út tôi ít nói nhất trong nhà. Khi tiếp xúc buôn bán với mọi người, cô rất thành công. Cô mở tiệm bán vật liệu xây cất. Gặp lúc nhà cửa đang thời kỳ xây cất phát triển, hàng họ xuất kho mỗi ngày, cô đếm tiền mỏi tay. Mức bán hàng của cô đạt tới con số cao kỷ lục. Các hãng cung cấp vật liệu khen thưởng và khuyến khích tặng cô một tuần đi du lịch Thái Lan miễn phí. Cô hiền nhất nhà, không làm mất lòng ai nhưng giàu có không thua gì bà chỉ cả.
Em trai kế tôi cao ráo, đẹp trai, học giỏi nhưng giờ này vẫn cầm bằng độc thân. Chú chưa gặp được người yêu lý tưởng.
Chú vất vả từ năm 18 tuổi. Đang học trung học, thì phải bỏ học vì sợ Việt cộng bắt lính đi đánh trận bên Cambodge.
Bố tôi đã mất mấy chục lượng vàng để lo tiền đường vượt biên cho chú. Thất bại nhiều lần chú bị Việt cộng bỏ tù. Đi đường biển thất bại, lại nữa không muốn Bố tôi tốn kém thêm, chú quyết định vượt biên bằng đường bộ qua ngã Cambodge vào Thái Lan. Đường bộ cũng nguy hiểm, gian nan, cực khổ không kém gì đường biển. Trốn Việt cộng, gặp lính Cambodge thù ghét người Việt. Nhiều lân lọt vào vùng pháo kích ngày đêm giữa Việt và Miên Cộng.
Qua được Thái Lan, ở trại tỵ nạn, chú gặp bao nhiêu cám dỗ sa đoạ, tiền bạc thiếu thốn. Không nắm vững hướng đi, dễ bị lôi cuốn theo trào lưu thời đại, tương lai sẽ mù mịt.
Qua tới Mỹ, mặc cảm thua kém anh chị em, họ hàng, chú quyết tâm lấy sách đèn làm con đường dẫn tới thành công. Sau 4 năm học hành đều đặn, chú lấy được văn bằng kỹ sư, kiếm được việc tốt, dành dụm tiền bạc mua nhà, mua xe.

Cô em gái kế tôi, hồi còn nhỏ đã tháo vát, lo việc nhà cửa, giúp đỡ bố tôi trong cảnh gà sống nuôi con. Bố tôi thường nói với gia đình, chị cả và em gái tôi là 2 con rồng của gia đình.
Được bảo lãnh qua Mỹ đoàn tụ theo diện anh chị em ruột với chồng và 2 con. Trong vòng hơn 10 năm, cô đã thành công mỹ mãn trong việc lập nghiệp tại Mỹ. Bước vào với nghể "Nail" qua "Nail supply" cô đã tiến một bước dài so với các chị em họ. Qua Mỹ trước cả 10 năm, mấy bà chị họ đều nhìn cô với con mắt thán phục, thèm thuồng.
Mặc dầu bận rộn kinh doanh, cô cũng dạy dỗ con cái nên người. Đứa lớn đã vô đại học với học bổng toàn phần. Đứa nhỏ mới lớp 10 đã là cô giáo trẻ kèm 4 học trò lớp 7, 8 đem ngân phiếu thù lao về tặng mẹ.
Cô em gái kế tiếp theo thì học rất giỏi. Ngoại ngữ như Đức, Anh, Pháp, cô học và nói lưu loát. Tính nết hiền lành, ăn nói khéo léo dễ thương, bạn bè ưa thích, quý mến.
Cô thích sống một cuộc đời an phận bên cạnh chồng con vì cô không có khiếu về kinh doanh.
Chú em trai kế tôi tính nết tà tà, ưa thích một cuộc sống bên ngoài, vui với bạn bè, hút thuốc, uống bia. Tán dóc là cái thú riêng của chú. Rất thông minh, chú học đâu, đậu đấy. Vào quân đội, chú cũng được chỗ tốt, làm việc lè phè. Người ta vượt biên qua Mỹ, đi đường bộ gian nam, hiểm nghèo; đi tàu bị hải tặc hãm hiếp, cướp bóc. Chú tà tà bước lên máy bay qua Mỹ cùng vợ với 2 con. Qua Mỹ chú lại tiếp tục tà tà sinh thêm 1 công chúa. Chú qua mặt ông anh tôi đi ngoại quốc trước cả 3 thập niên vẫn chỉ vỏn vẹn 2 đấng thiếu nhi.
Thương cha, thương mẹ, nhất là mẹ tôi quá vất vả ngày đêm trông nom, dạy dỗ 11 đứa con. Hồi còn sinh thời bố mẹ tôi, tôi không muốn mẹ tôi lo vất cứ việc gì từ nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà cửa, quét dọn. Việc gì tôi cũng ra sức giúp đỡ mẹ tôi để cho mẹ tôi có thì giờ nghỉ ngơi lúc gần tuổi già. Mẹ tôi gặp họ hàng, bạn bè đều hãnh diện về tôi vì bà nghĩ tôi là đứa con có hiếu, đã biết lo cho cha mẹ.
Nhờ mẹ tôi chỉ dẫn mọi việc nên khi lập gia đình tôi đã có kinh nghiệm cộng thêm với sự chăm chỉ miệt mài trong công việc nên đã giúp đỡ chồng con trong việc lập nghiệp và thừa hưởng được cách giáo dục con cái do bố mẹ để lại, tôi đã hướng dẫn được 2 đứa con tôi.
Nhiều lúc trên đoạn đường lái xe, nhà tôi hay buồn ngủ. Ông yêu cầu tôi kể chuyện thời niên thiếu. Vui miệng tôi kể hết chuyện này tới chuyện khác làm cho con đường dài ngắn lại.
Nhờ trời tôi có được nhan sắc mặn mà, da trắng, mắt có đuôi, không cần bôi "shadow" mắt vẫn xanh. Thêm mái tóc kiểu Sylvie Vartan thời đại làm khuôn mặt dễ nhìn. Chiều cao trung bình, không cao lêu nghêu, không thấp lùn tịt. Mỗi lần được đi ăn cưới nội ngoại các chàng trai dò hỏi địa chỉ tìm đến nhà. Vào nhà chỉ được ông cụ, bà cụ tiếp. Còn tôi đem khay nước ra mời khách rồi sau đó mất dạng, mất bóng trong nhà. Nhiều lần lui tới không được gặp tôi, nhiều chàng thất vọng.
Riêng ông xã tôi may mắn đã chinh phục trái tim non nớt của tôi từ lúc nào không hay. Thỉnh thoảng ông chọc tôi con gái mới nứt mắt đã biết yêu. Ông như có bùa chú đã đem tôi vào mê hồn trận, không biết lối ra.
Miên man nghĩ tới chuyện bảo lãnh các em tôi qua Mỹ. Từ năm 1975 tới năm 1990 chị em xa cách, biết bao biến chuyển, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi theo hoàn cảnh. Cuộc sống ở Mỹ khác với cuộc sống ở Việt Nanm. Với nhiều ngộ nhận và hiểu lầm, một số các em tôi làm tôi buồn lòng. Sau một thời gian sống ở Mỹ, hiểu được cách sống và do chính kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống ở Mỹ các em tôi đã hiểu tôi nhiều hơn.
Tôi sống vui với hoàn cảnh hiện tại. Lúc rãnh rỗi, tôi gọi điện thoại chia xẻ niềm vui với các anh chị em tôi. Cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa cùng bố mẹ tôi với một đàn con 11 người.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,226,696
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến