Hôm nay,  

Vượt Biên Và Mãnh Đời Tỵ Nạn

25/03/200400:00:00(Xem: 163908)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số: 502-1039-vb2220304

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến, từ kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tớiø thú đi ăn nhà hàng tại Hoa Kỳ. Sức viết của ông rất điều hoà. Sau chuyện một gia đình 11 anh chị em, sau đây là bài viết nhất của ông.
*

Tôi sinh trưởng và lớn lên tại tỉnh Mỹ Tho miền Nam nước Việt. Học hết bậc trung học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Định Tường tôi vào đại học luật khoa tại Saigon. Chiến tranh quốc cộng ngày một mở rộng, bị động viên vào trường võ bị Thủ Đức ra trường với cấp bậc chuẩn úy. Hành quân liên tiếp từ mặt trận này tới mặt trận khác và bị thương phải đưa cưa mất một chân và lắp chân giả tại nhà thương Cộng Hòa.
Năm 1975, CS vào Nam và hô hào anh em binh lính, sĩ quan, công chức chế độ Cộng Hòa miền Nam ra trình diện chính phủ cách mạng CS. Khi vào trình diện nhớ mang theo quần áo, đồ ăn trong vòng 10 ngày.
Những người đi trình diện đều yên chí là sau 10 ngày sẽ được về lại với gia đình. Họ chỉ chuẩn bị qua loa gọi là sống đủ trong thời gian đi tập trung rồi xong việc ai nấy về nhà tiếp tục làm ăn trở lại vì nay nước nhà đã thống nhất, chiến tranh đã chấm dứt sau hơn hai thập niên.
Có người chỉ từ biệt vợ con, bố mẹ một cách vội vàng và không ngờ lần từ biệt này có thể là lần cuối không bao giờ gặp lại.
Tôi có gia đình 1 vợ 4 con. Lúc ra trình diện cách mạng CS khai thành thật, đầy đủ, khai đi khai lại rất nhiều lần. Lúc bị thương cưa một chân đang ở cấp bậc thiếu úy, chuẩn bị giải ngũ. Ai cũng nghĩ tôi là người què quặt tàn tật rồi, cộng sản sẽ tha. Buồn thay và độc ác thay bọn cộng sản đã đầy đọa tôi trong tù, họ gọi là tù cải tạo trong thời gian hơn 3 năm.
Với kinh nghiệm bản thân trong tù, tôi nhận thấy bọn Cộng sản đúng là con người lòng lang dạ thú. Tôi không thể tưởng tượng được cùng một dòng máu Việt nói chung, 1 thứ tiếng mà chúng lại đối xử với những anh em đồng bào ruột thịt của mình như một con vật.
Do đó tôi quyết định tìm đường vượt biên mặc dầu phải bỏ lại người vợ trẻ, hiền với 4 con thơ sau một thời gian cộng sản thả về.
Ban đêm tôi cùng với một người bạn thân leo lên một chiếc thuyền nhỏ ra khơi chuyển qua một chiếc gọi là tàu chứa được 18 người cả đàn ông lẫn đàn bà sau khi đã đóng 3 lượng vàng.
Tàu đến gần bờ biển Thái Lan thì bị bọn hải tặc uy hiếp bắt 6 người đàn bà con gái lên tàu của chúng, những người đàn ông trên tàu chúng lục soát lấy hết đồ đạc trên người như đồng hồ đeo tay, giây chuyền vàng, cà rá và đục thủng tàu cho chìm luôn mất tang chứng.
Tôi và một thanh niên trẻ tuổi bám vào những chiếc bình đựng nước sau khi đã uống hết, lênh đênh trên biển bảy ngày đêm. Bảy ngày, bảy đêm không ăn không uống, không bị cá mập nuốt. Không nhờ ơn trên sao thân xác con người có thể chịu đựng dẻo dai như vậy được"
Tôi phải cảm ơn Trời đã cho tôi được sống sót với người thanh niên cùng trôi dạt vào bờ biển. Người bạn cùng ra đi với tôi đã bỏ xác trên bờ biển cùng với 14 người trong tàu. Sáu người đàn bà bị bọn hải tặc bắt lên tàu chung sống sót được 2 người sau cuộc điều tra của phái đoàn Liên Hiệp Quốc.


Được qua định cư tại Mỹ với tuổi 30 lại bị thương tàn tật, nghề nghiệp chuyên môn không có, sức khỏe không có, không làm việc lao động được. Chỉ còn một con đường duy nhất là cắp sách đến trường. Với ý chí cương quyết không quản ngại khó khăn tôi đã lấy được bằng cử nhân và xin được một việc trong cơ quan của chính phủ liên bang.
Trong thời gian đi học một phần được học bổng chính phủ giúp đỡ một phần mượn tiền đi học và những lúc rảnh rỗi cũng đi làm những việc tay chân kiếm thêm tiền gởi về giúp vợ con đang bị thiếu thốn nghèo khổ phải ôm đàn con thơ về tá túc bên ngoại.
Tôi vượt biên năm 1987 trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh tưởng chết mất xác trên biển cả chẳng còn bao giờ gặp lại được vợ yếu con thơ.
Sau 14 năm trời dài đăng đẳng một thân một mình nơi xứ lạ quê người, không họ hàng, không bà con. May mắn thay sau khi làm đơn xin đoàn tụ tôi đã được gặp lại người vợ yêu dấu năm nào cùng 4 đứa con nay đã lớn tồng ngồng. Năm 2001 là năm tôi ghi nhớ mãi mãi trong đời, năm mà cuộc đời tôi hồi sinh bước sang một khúc rẽ mới.
Hai đứa con lớn của tôi hồi còn ở trong nước thiếu ăn, hoàn cảnh nghèo không được ăn uống đầy đủ trong lúc tuổi 1 ngày 1 lớn lên nên qua Mỹ mặc dầu đồ ăn thừa thãi thân hình vẫn èo ọt, không đủ chiều cao. Còn 2 đứa nhỏ với đồ ăn đầy đủ chất bổ chúng lớn như thổi có da có thịt chiều cao lớn như người Mỹ.
Ban ngày đi làm ban đêm đi học thêm. Vì đã có căn bản nên sau 2 năm vừa làm vừa học miệt mài không còn biết đến chuyện bên ngoài tôi đã lấy được bằng master. Sẵn chớn học tôi đã lấy được bằng tiến sĩ về luật khoa sau 3 năm dùi mài kinh sử. Hy vọng mai mốt kiếm thêm tiền khi mở văn phòng luật sư.
Vợ tôi thấy tôi ngày đêm vất vả vừa làm vừa học cũng đi kiếm việc làm phụ giúp chồng con lo việc giữ nhà.
Cuối cùng tôi đã dành dụm được một số tiền sau khi trả hết tiền vay nợ đi học và đặt tiền cọc mua được 1 căn nhà 3 tầng.
Các con tôi thì 2 đứa đã vào đại học và 2 đứa sắp học xong bậc trung học.
Hoàn cảnh ông thiếu tá trong binh chủng tôi thì may mắn hơn tôi rất nhiều. Ông đem vợ con vào phi trường Tân Sơn Nhất đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm 75. Tờ mờ sáng ngày 30 tháng 4 chiếc trực thăng cuối cùng chở vợ con ông và các binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ rời khỏi Việt Nam. Ông được trực thăng bốc thẳng ra hàng không mẫu hạm Midway đậu ngoài khơi và chuyển đảo Wake và căn cứ hải quân Mỹ tại Phi Luật Tân.
Ông hoàn toàn may mắn không bị tụi cộng sản đày đọa trong tù, bỏ đói bỏ khát, mất tự do mất nhân phẩm của con người. Ông không phải trãi qua những giờ phút hãi hùng trên biển cả, mưa to gió lớn với chiếc tàu như chiếc lá tre giữa biển cả mênh mông.
Tôi cùng ông ôn lại quá khứ của cuộc đời thăng trầm từ năm 1975 tới năm 2004 trên một chuyến xe buýt tới Atlantic City bang New Jersey. Hành trình chuyến xe dài hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi trò chuyện mãi miết tới bến xe lúc nào không hay. Chia tay từ biệt còn luyến tiếc những giây phút đã qua trong lòng thầm nghĩ sao thời gian trôi mau như vậy"
Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,365,691
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến