Hôm nay,  

Virginia, Mùa Hoa Anh Đào

24/04/200400:00:00(Xem: 118937)
Người viết: VÕ PHÚ
Bài số: 523-1060-vb5210404

Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia.
*

Mỗi năm cứ vào khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư là dân chúng Mỹ đổ xô về miền đông bắc nước này để xem hoa Anh Đào nở. Hoa Anh Đào, hay Yoshino cherries blossom--tiếng Anh, là một trong những biểu tượng đặc sắc của vùng Hoa Thịnh Đốn.
Nói về Hoa Thịnh Đốn, chắc có lẽ chữ “HOA” trong Thịnh Đốn, chỉ về một loài hoa riêng biệt của vùng này trên nước Mỹ, đó là hoa Anh Đào trồng được trồng dọc theo dòng sông Potomac!
Vào năm 2002, năm Nhâm Ngọ, dân chúng Mỹ làm lễ thưởng hoa lần thứ 90 kể từ khi người Nhật tặng hơn 3,000 cây Anh Đào cho Hoa Thịnh Đốn kể từ năm 1912 để thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước. Theo như National Cherry Blossom Festival thì hằng năm vào ngày lễ này có khoảng 700,000 người đến xem hoa.
Cây Hoa Anh Đào được đem vào Mỹ chính thức vào ngày 27 tháng 3, năm 1912 do phu nhân của vị tổng thống William Howard Taft, Helen Herron Taft. Vị đệ nhất phu nhân Taft có một thời sống ơ" Nhật và đã từng yêu thích loài hoa nàỵ Hai cây hoa Anh Đào được trồng lần đầu tiên, giờ đã hơn 89 tuổi, hiện vẫn còn sống cách 20 dậm Mỹ (20 yards) đi về Tây của Janpanese Stone Lantern trên Tidal Basin.
Cách đây mấy hôm, một người bạn ở xa gọi cho tôi và hỏi tôi rằng “khi nào thì bên đó hoa nở"” Quả thật tôi không biết trả lời cho anh ta một ngày nhất định ngày giờ. Sau khi trò chuyện vòng vo, tôi có hứa với anh ta rằng sẽ gọi lại cho anh sau khi tôi biết chắc.
Thật vậy, không ai biết được ngày chính xác của hoa Anh Đào nở rộ. Mùa hoa anh đào nở rộ, khoảng 70-80%, đều phụ thuộc vào khí hậu và thời tiết của vùng Washington D.C.. Trung bình thì hoa thường nở rộ vào đầu tháng Tư (April 4th), nhưng thiên nhiên đôi lúc không phụ thuộc vào những gì con người dự định. Có nhiều năm hoa anh đào nở rộ sớm hơn vì thời tiết ấm, vào khoảng giữa tháng Bạ. Cũng có khi hoa nở rất trể, giống như vào năm 1958, hoa nở vào ngày 18 tháng Tư.
Vì vậy chúng ta không thể đoán trước được ngày hoa anh đào nở rộ. Để tiện việc cho người xem hoa, những người lo về việc chăm sóc vườn tược của thành phố, khu vực Washington D.C. này, sẽ dự đoán ngày hoa nở dựa theo từng giai đoạn. Người ta chia làm 5 giai đoạn để dự đoán ngày hoa sẽ nở rộ. Năm giai đoạn này là, chồi xanh của cây, nụ, hé nụ, hoa búp, và rộ.
Vào những ngày hoa nở, dân chúng kéo nhau xem hoa như xem hộị. Xa lộ Bắc 395 tràn ngập những dòng xe. Thường ngày giao thông ở vùng này đã kẹt rồi, đến ngày này càng kẹt hơn gấp bộị Vì vậy cách tốt nhất để thưởng hoa là dùng xe điện ngầm (Metro). Bạn muốn xem hoa, chỉ cần ra mua vé xe điện ngầm khoảng vài đô, là bạn có thể xem hoa một cách thoải máị Bạn không cần phải sợ nạn xe cộ chạy ẩu (rất ẩu có tiếng ngang ngửa với thành phố New York) hay lạc đường, hay loay hoay tìm chổ đậu…vv…vv.


Thời gian ghé thăm Hoa Thịnh Đốn, bạn nên đi xem cho biết những gì thành phố phồn hoa này có. Nếu bạn chỉ đến một vài ngày, tôi nghĩ bạn sẽ không có đủ thời gian để xem hết. Nếu bạn thích di tích lịch sử, bạn có thể ghé vào Smithsonian Institution, một trong những bảo tàng viện lớn nhất thế giới (gần đài VOA). Giờ vào cửa ở đây từ 10 giờ sáng đến 5:30 tối, vào cửa miễn phí. Ngoài viện bảo tàn này ra, còn có nhiều viện bảo tàng khác như, bảo tàng không gian, bảo tàng hội họa, bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng châu Phi, bảo tàng chiến tranh, bảo tàng tem…vv…vv.
Nếu bạn thích về phong cảnh thì có Jefferson Memorial, nơi có dòng sông Potomac đang lượn lờ. Còn gì trử tình, thơ mộng bằng dắt tay nàng/chàng dạo một vòng ở dòng sông Potimac để ngắm hoa anh đào nở bạn nhỉ" Và nơi đây cũng là nơi tưởng niệm của một trong những tác giả viết và ký bản hiến pháp Hoa Kỳ, Declaration of Independence, Thomas Jefferson, cũng là vị tổng thống thứ ba của nước Mỹ.
Ngoài đài tưởng niệm của tổng thống Thomas Jefferson còn có, Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong trong trận chiến với Hàn Quốc, Đài tưởng niệm tổng thống Lincoln, đài tưởng niệm tổng thống FDR (Franklin D. Roosevelt), Rạp chiếu bóng Ford’s, (nơi xem phim, kịch nghệ mà vị tổng thống Lincoln thích xem nhất cũng là nơi vị tổng thống này bị ám sát) hồ cá quốc gia, Bureau of Engraving & Printing, Tối cao pháp viện, Tòa Bạch Cung, Theodore Roosevelt Island, U.S. Capitol, United States Holocaust Memorial Museum, Washington Monument, vv…vv…
Ngoài những chổ mà tôi đã kể ra, còn vô số những điểm đáng nên đi xem khác. Một trong những điểm mà người Việt nào cũng thường nhắc đến, vì nó có liên quan đến cuộc chiến Việt Mỹ đó là đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam, Vietnam Veterans Memorial. Đài tưởng niệm này nằm trên đường Constitution Ave. và đường Henry Bacon Drive NW. Các bạn có thể gọi số (202) 634-1568, hay vào trang liên mạng www.nps.gov/vive để biết thêm chi tiết. Đài tưởng niệm này là những bức tường đá xây vòng hình chữ V, viết tên 58,209 người Mỹ đã hy sinh hay mất tích ở cuộc chiến tranh Việt Nam. Giờ mở cửa của đài tưởng niệm này là 24 tiếng và hoàn toàn miễn phí.
Từ khắp nơi trên nước Mỹ, nếu có dịp, mời bạn thử ghé Virginia một lần để xem mùa hoa Anh Đào nớ. Cùng mùa hoa anh đào, còn có một Lễ đặc biệt: Lễ Hội Thả Diều Smithsonian, một trong những lễ hội lớn nhất vào mùa Xuân của vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Lễ hội này được bảo trợ bởi Smithsonian Associates và National Air và Space Museum. Lễ hội thả diều cũng là lễ hội đầu tiên của mùa Hoa Anh Đào. Thông thường ngày lễ này được tổ chức vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư (March 22-April 27).
Trong ngày lễ Hội Thả Diều, ban tổ chức Lễ Hội sẽ tặng giải thưởng cho những người đoạt giải thả diều, như những giải "Diều Đẹp Nhất", "Diều Bay Cao Nhất", "Diều Ý Nghĩa Nhất"....vv..vv... Những người thắng giải sẽ được tặng quà, được xem triển lãm nghệ thuật, và được ở khách sạn sang trọng Hay Adams Hotels.
Đây cũng là một dịp rất ý nghĩa để gia đình sinh hoạt ngoài trời trong những ngày đầu mùa Xuân.

VÕ PHÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,445,060
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến