Hôm nay,  

Con Diều Việt Nam

24/04/200400:00:00(Xem: 108421)
Người viết: VÕ PHÚ
Bài số: 524-1061-vb6230404

Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông: chuyện một người Viêt trham dự lễ hội thả diều tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
*


“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Đỗ Trung Quân

-- Ba ơi...
-- Gì đó con"
-- Thứ Bảy tới ba có đi làm không vậy"
-- Có chứ. Thứ Bảy làm overtimes. Mà, con hỏi có chi không"
-- Ba đi làm thì thôi. Tưởng đâu ba ở nhà....
Thằng Lamson mặt mày buồn buồn, bỏ đi vô phòng. Phàm chạy theo thằng bé, chàng ôm con vào lòng, vuốt tóc nó, hỏi:
-- Con có chuyện gì à" Nói với ba đi, để ba xem sao.
-- Dạ không gì. Tưởng đâu ba ở nhà dắt con đi thả diều. À, mà ba biết làm diều không"
-- Biết chứ sao không. Ba mày làm diều là ăn đứt thiên hạ. Mà, thả diều gì"
-- Tuần tới ở D.C. có hội thả diều, nhiều người đi lắm. Ba dắt con đi nha"
-- Ờ....Ờ... Để ba hỏi lại mẹ con đã.
oOo

Thứ Sáu, sau khi đi làm về, Phàm ghé nhà người bạn xin chặt vài cây trúc và đi Walmart mua keo dán giấy, kéo, giấy màu, cước để về làm diều cho con.
Chàng vừa lái xe, vừa nghĩ lại thời thơ ấu của mình. Cảm giác rạo rực, háo hức, mong sớm về nhà để làm diều. Cái cảm giác này giống như lúc chàng chỉ là một thằng bé mười ba, mười bốn tuổi của hai mươi năm về trước, lúc chàng còn mài đũng quần trên ghế nhà trường và mình trần chạy thả diều trên đồng.
Phàm chưa kịp mở cổng thì thằng Lamson chạy ù ra ôm lấy:
-- Ba về rồi...Hay quá!
-- Mẹ đâu con "
Trong nhà có tiếng nói của Liên, vợ Phàm, vọng ra:
-- Anh về đó à"
-- Ừ...
-- Sao hôm nay về muộn thế"
-- Anh ghé qua nhà thằng John xin chặt vài cây trúc. Rồi ghé Walmart mua giấy keo về dán diều cho thằng Sơn nhà ta chơi. À, em xin nghỉ rồi chứ hả"
-- Chết....Em quên mất. Không được đâu, mai em làm chứ. Em lỡ sign up rồi, không nghỉ được.
-- Ờ...
-- Sorry... Anh.
Xong, Liên tiếp:
-- Thôi vô rửa tay rồi cha con ăn cơm.
Phàm vội vã lùa những hạt cơm còn sót lại trong chén vô miệng rồi dắt tay con chạy ra sân. Chị vợ nhìn chồng, lắc đầu, rồi mỉm cười.

oOo

Tuổi thơ của Phàm luôn gắn liền với Lam Sơn -thôn quê ngoại chàng. Từ nhỏ vì không có cha, nên Phàm sống gần mẹ, cậu, và ngoại. Những tháng hè, Phàm luôn chạy qua nhà ngoại để thả diều, câu cá, hái hoa, bắn chim. Nay, ngồi làm diều, hình ảnh quê hương xưa lại hiện về trong tâm trí chàng. Ở đó, có hàng cau trắng soi bóng dưới ánh trăng, có ụ rơm sau nhà và đàn gà kêu chiêm chiếp gọi mẹ, có con diều của tuổi ấu thơ….. Và, tất cả mọi thứ đều khơi dậy trong ký ức của chàng.
Phàm vừa gọt trúc vừa quay lại thước phim quá khứ trong đầu. Cho đến lúc cành trúc đâm vào da thịt, chàng mới giật mình. Phàm chăm chú vào việc chẻ trúc và làm diều.
Vài tiếng đồng hồ sau khi cắt, vẽ, dán. Con diều của chàng từ từ ló dạng. Đầu diều là hình ảnh lá quốc kỳ Việt Nam. Đuôi và tai diều là những sợi giấy màu vàng và đỏ dài ngoằng hơn ba mét. Chàng ngắm tác phẩm của mình, rồi tự hào nói với con:
-- Ngày mai con diều này sẽ tung bay trên bầu trời tự do. Nó sẽ là cánh diều bay cao và tự hào nhất xứ sở này.
Lamson nhìn Phàm, ngơ ngác. Chàng nhìn con rồi thầm nghĩ, làm thế nào thằng bé hiểu được những gì chàng nói. Nó làm sao hiểu nỗi nhớ quê ray rứt xâm lấn tâm hồn chàng. Chàng lẩm bẩm:
-- Con diều làm gì biết nhớ đến quê hương, đất tổ" Con diều làm gì biết đến sự tự do hay kềm kẹp" Con diều làm gì có hồn để mà thăng hoa tới đỉnh vinh quang" Con diều làm gì có tâm sự"
Phàm lắc đầu, xua tan ý nghĩ lởn vởn ấy. Chàng ôm cánh diều vừa làm xong và dắt con vào nhà.

oOo

Sáng thứ Bảy....


Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời. Ánh nắng chui qua rèm cửa, rọi vào mắt Phàm. Chàng dụi mắt, ngồi bật dậy, đi đánh răng rửa mặt. Chàng mở cửa, nhòm vào phòng con. Thằng bé Lamson đang chơi trò chơi điện tử. Vừa thấy chàng, thằng bé vội chạy lại bên bố, rồi làm mặt giận.
Nó nói:
-- Ba ngủ dậy trễ quá à.... Nắng lên tới... mười sào rồi kia kìa.
Thằng bé vừa nói vừa giang tay thật dài làm điệu bộ. "Nắng lên đến mười sào" là câu mà nó bắt chước mẹ nó mỗi khi Phàm ngủ nướng, không chịu dậy. Chàng xoa đầu con, nói:
-- Ba sorry. Thôi để ba thay đồ, đưa con đi ra McDonald ăn rồi mình thả diều chịu không nè"
-- Hay quá! Con muốn happy meals cơ.
-- Ờ được...

oOo

Phàm lái xe đưa con ra tiệm bánh mì kẹp thịt, mua thức ăn và nước uống cho mình và con, rồi chạy thẳng đến trạm xe điện ngầm gần đấy. Hôm nay Phàm cảm thấy tâm hồn chàng thảnh thơi lạ.
Đã bao năm rồi nhỉ"
Dắt con đi vào trạm xe điện, Phàm mua vé cho hai người. Thằng bé, nhìn bố hỏi:
-- Ba ơi, sao mình đi Metro hả ba"
-- Ừ... Đi Metro cho dễ. Giờ này lên đó không tìm chỗ đậu xe, mất công lắm....
Xe điện đỗ tại trạm Smithonian. Phàm vai đeo ba lô thức ăn, tay ôm diều, tay dắt con, hai cha con họ đi đến nơi thả diều. Nơi ấy, chàng thấy vô số người tham dự thả diều, đủ mọi sắc dân, tầng lớp, nhưng hầu hết là con nít.
Phàm đưa mắt nhìn lên bầu trời, những con diều hình người, hình máy bay, hình con bướm, con ong, hình chiếc lá, muôn màu, muôn kiểu, đang tung bay. Chàng dắt con tìm một chỗ trống bỏ ba-lô xuống. Chàng dùng dây buộc con diều lại và trải đều ra, chuẩn bị thả. Khi chàng sắp sửa thả, một người phụ nữ tay dắt đứa bé gái sáu bảy tuổi đi xem thả diều. Cô ta nhìn thấy cha con Phàm, cô buột miệng, hỏi:
-- Anh là người Việt Nam hả"
-- Vâng, đúng ạ.
-- Chào anh.... Diều anh mua ở đâu mà đẹp vậy"
-- Chúng tôi tự làm lấy ạ.
-- Oh...Wow.... Đẹp quá phải không con"
Người phụ nữ vừa vuốt lên cánh diều vừa nhìn đứa con gái tấm tắc khen. Cô ta hỏi chàng:
-- Diều anh làm đẹp ghê. Anh có dự thi không" Tôi nghĩ cánh diều của anh mà dự thi thì sẽ thắng giải đó.
-- Dự thi sao cô"
-- Anh thấy mấy người xếp hàng cầm diều bên kia không" Họ xếp hàng dự thi đó. Anh tới đó điền tên đăng ký. Sau khi thả, họ sẽ chấm điểm và phát thưởng nếu anh thắng.
Phàm đưa mắt nhìn về hướng người phụ nữ chỉ. Nơi đó, chàng thấy một số người xếp hàng đăng ký thi thả diều. Chàng tạm biệt cô ta và dắt Lamson đến làm thủ tục. Đi được vài bước, chàng còn nghe tiếng người phụ nữ nói vói theo:
-- Anh nhớ điền tên của nước mình vào nha.
Phàm quay lại nhìn người phụ nữ, cười, rồi vẫy tay chào biệt. Lúc điền đơn, ai cũng ngạc nhiên nhìn con diều của cha con chàng. Có lẽ trong tầm mắt họ, con diều của cha con chàng lạ lắm" Chắc có lẽ họ chưa bao giờ thấy con diều nào có đuôi và tai dài lê thê đến thế. Nhưng rồi họ sẽ biết và sẽ tấm tắc khen khi con diều này tung bay trên bầu trời…
Phàm dắt con đi. Chàng chọn một điểm hơi vắng người và bắt đầu chỉ cách cho thằng bé thả diều. Bé Lamson ngồi lắng tai nghe bố chỉ dẫn. Nó bắt đầu kéo sợi dây và chạy.
Gió thổi...
Khi con diều gặp gió, bay lên. Giữa bầu trời xanh lơ, đám mây trắng, đó là màu quốc kỳ nước Việt Nam tung mình trong gió, lả lướt. Con diều càng lên cao, lại càng uốn lượn đôi tai như hẳn đang vểnh lên nghe chàng tâm sự. Phàm bảo con cứ thả dây cho diều bay càng cao càng tốt. Thằng bé ngây thơ hỏi:
-- Ba cho nó bay cao quá, đụng trời thì sao"
Phàm cười. Khi con diều bay cao, gần hết giây, nó chỉ còn ba vệt đen; một dài, hai ngắn trên bầu trời xanh.
Cùng lúc đó, tiếng loa phóng thanh phát ra:
-- Lamson Tran, con diều Việt Nam được chấm hạng nhất năm nay. Hãy xem con diều đang bay kia đó là con diều duyên dáng nhất đoạt giải. Con Diều của nước Việt Nam. Chúng tôi xin chúc mừng Lamson Tran đã thắng giải thả diều năm nay.
Mọi người đều chạy tới nơi cha con Phàm xem diều. Họ trầm trồ, chỉ trỏ.
Phàm đưa mắt nhìn lên bầu trời, nơi có con diều của cha con chàng. Chàng thầm reo lên trong lòng:
-- Ôi!.......Đẹp thay con diều Việt Nam...

VÕ PHÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,410,372
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến