Hôm nay,  

Thư Tiểu Muội

13/05/200400:00:00(Xem: 119446)
Người viết: HẢI ĐỨC
Bài số 540-1078-vb5130504

Người viết cho biết bà sinh tại Quảng Nam, cư trú tại Pasadena và là một chuyên viên thẩm mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Hải Đức kể chuyện về “ngày khất thực” của tăng đoàn Làng Mai tại công viên Mile square park vùng Little Saigon. Sau đây là bài viết thứ hai.
*

Anh Hai của em, chúng ta là anh em cùng cha cùng thầy trong đạo cả. Nói theo danh từ Hán- Việt huynh muội đồng môn đồng sư phụ. Em không bỏ chử Tâm vào Pháp danh của em làm anh không nhận ra em, la øem của anh phaỉ không" Phật duyên. Dù rằng khác biệt không gian Tây-Mỹ và thời gian ngày-đêm. Em mừng đã nhận được ra anh dù chỉ là trong tâm tưởng.
Em biết rằng anh sẽ trách em vì sao đã đưa anh vào nhân vật chính của
"bức thư tình" này. Nhưng em cũng biết anh sẽ tha lỗi cho em khi em nói điều thật trong lòng. Bây giờ là hơn bảy giờ sáng nhưng là hơn năm giờ chiều nơi anh ở. Nếu em đoán không lầm thì anh đã tan sở và trên đường trở về nhà. Sau khi anh bước vào nhà thì anh sẽ làm ba việc cùng một lúc: nghe tin tức quốc tế,nấu cơm chiều cho gia đình và thay áo quần. Thôi anh hãy làm việc của anh đi, còn em sẽ ra vườn ngáêm hoa và tản bộ - thiền hành-
Anh thân mến! Chắc anh và em đã coi qua cuốn phim "Người tình không chân dung" đã nổi tiến một thời trước 1975 do nữ tai tử Kiều Chinh thủ vai chánh. Trong câu chuyện tình đó, có những nét giống em của ngày xưa và nay. Ngày xưa khi gần đến tết thì thầy Việt văn bảo chúng em viết thư ra tiền
tuyến thăm hỏi chúc tết và cảm ơn các anh chiến sĩ. Các anh chiến sĩ đã yêu nước, cầm súng gữi biên cương, đối diện với hiểm nguy để giử bình yên cho đồng bào được sống vui vẽ nơi hậu phương sửa soạn đón xuân về….. . Thời đó đã qua rồi. Bây em ngồi vào máy vi tính viết thư cho anh. Tuy thời gian có khác nhau nhưng việclàm có cùng chung một mục đích.
Biểu lộ tình thương và lòng biết ơn đối với những người biết nghĩ tới tha nhân dù rằng người đó vô tướng hay là không chân dung.
Trở lại người tình không chân dung trong truyện phim. Nhân vật chính là một cô gái trẻ đẹp đã găp người yêu là người chiếc sĩ ở trận tiền qua mục thư tín " Anh tiền tuyến em hậu phương " thư từ qua lại, cô gái đã yêu chàng trai này. Cô quyết định vào nơi lửa đạn để gặp chàng cho biết mặt. Nàng đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và lầm lẫn chứng kiến nhiều cảnh thương tâm.
Cuối cũng việc gì đã xảy ra" Khi tìm ra được nơi trú quân của chàng thì chàng đã vưã đền nợ nước. Hai người đã yêu nhau qua tâm linh vĩnh viễn không có hình hài tham dự. Cuối phim, cô gái đã thất thểu bước đi trong vô định ngang qua cánh đồng lau sậy. Nơi người yêu đã bỏ mình chỉ còn chiếc nón sắt bỏ quên nằm nghiêng ngửa. Câu hỏi: " Anh là ai" Anh là ai"" vang vọng trong thinh không, vô vọng. Không có câu trả lời . Cơn mưa ập tới trong không gian ảm đạm, như muôn ngàn giọt nước mắt của người yêu khóc người yêu. Mà chính chiến tranh là hung thần đã cướp đi sự sống của chàng. Như vậy vô thường của cuộc đời đã đem lại buồn thảm và ước mộng không thành cho cô gaí và cả chàng trai. Phải không anh"
Nhưng ở một khiá cạnh khác em nhìn thấy vô thường là sự màu nhiệm.
Theo sự tuần hoàn tự nhiên của trời đất sau mùa nắng là mùa mưa. Cơn mưa đầu mùa đang phục hồi và vươn cao sự sống của vận vật. Cánh đồng cỏ và lau sậy được tươi mát trở laị sau khi đã chịu đựng nắng cháy lâu ngày.
Khi những giọt nước mưa làm tràn đầy chiếc nón sắt; con ễnh ươn núp trong cánh đồng lau sậy suốt trong mùa nắng đã có dịp nhảy vào bơi lội thỏa thích trong cái hồ tắm nhân tạo này. Hai chân trước níu và thành nón sét mắt he hé nhìn ra cánh đồng cỏ trước mặt như một triết gia. Những giọt nước mưa này cũng làm thấm giọng chàng ễnh ương và cất lên điệp khúc ngàn đời ọp ộộp, ọp ộộp….. .
Bây giờ là 11pm em sửa soạn đi ngủ, hẹn anh . Chúc anh buổi sáng làm việc vui vẽ.
Anh đã nghĩ gì về câu chuyện trên" Còn tình cảm anh em của chúng ta thì sao" Em có thắc mắc anh là ai không" Không. Bởi vì anh là tia nắng, ánh trăng, rừng xanh, biển cả, hạt bồ đề….. . Trong vũ trụ có mặtù anh , trong anh có mặt vũ trụ.
Chúng ta cách xa nhau hàng ngàn dặm và Đại tây dương vẫn đều đều sóng vỗ. Anh em chúng ta cũng giống như những làn sóng này đua øgiởn đuổi bắt nhau, gặp nhau ở bờ biển để rồi tan biến vào biển cả. Rồi laị hiện lên thành những làn sóng bạc xô vào bờ và cứ như thế….. . Không thôi thúc, không mong cầu , không chờ đợi , phải không anh"
Riêng em thì niềm hạnh phúc được quen anh được xây dựng bằng cốt loỉ của sự vĩnh hằng, bằng sức mạnh tâm linh của đạo bụt. Vì thế, cho nên không sanh ,cũng không diệt,vô thỉ vô chung . Cho dầu cuộc đời có thay đổi, đổi thay. Anh em chúng ta đã được nối kết với nhau như xâu chuổi hạt Bồ đề bằng sợi dây của đạo pháp. Từ ngàn xưa và mãi mãi về sau. Anh là một hạt bồ đề phía trước và em là một hạt bồ đề phía sau mãi mãi và luôn luôn như thế .. .


Khi ở bên kia Đại tây dương,mười ngón tay anh gỏ vào key board để mở cánh cửa gởi vào thế giới lời Bụt dạy qua các vị đạo sư vào trang web của Phù sa. Em ở bên ni bờ đại dương mở ra đọc thì anh em ta đã gặp nhau rồi. Anh có cảm nhận điều này như em không"
Anh đang làm gì đó" Để em đoán, anh đang viết bài cho Phù sa. Phù sa là miền đất bồi bởi sông ngòi,trên mảnh đất này sự sống đang hình thành. Anh là ngưòi nông phu hay là người làm vườn" Nhớ trồng giùm cho em một đoá hoa thược dược. Anh đang giúp làm tươi tốt mãnh đất này anh có biết không" Hãy cố gắng làm việc nhưng phải trong chánh niệm và niềm vui. Không thì em sẽ "giận" không viết thư cho anh nữa.
Em vừa nhận được điện thư của anh. Báo cho em biết, Công ty Victoria Secrets chuyên môn bán đồ "phụ tùng" cho đàn bà lớn nhất nước Mỹ; vừa tung ra thị trường chiếc áo tắm thời trang mùa hè và có trang quảng cáo trên mạng lướiđiện tóan. Hình cô gái trẻ mặt chiếc aó tắm rực rỡ in hình Bụt Thích Ca trên "ngọn đồi" của cô ta. Đem một gía trị tâm linh vaò đời sống vật chất để kiếm lợi nhuận. Vì biết rằng nhiều người Âu-Mỹ đã hướng về Phập pháp có khả năng tự cứu mình ra khỏi nền văn minh vật chất đang nhận chìm họ trong khắc khỏai, buồn phiền,lo âu. Giúp cho nhiều người biết đến Phật pháp là điều tốt nhưng không nên biến hình ảnh của ngài thành biểu tượng thời trang, qúa lệch lạc và sai lầm. Chắc họ nghĩ rằng Bụt tượng trưng cho tình thương và hòa bình. Là một biểu tượng AN BÌNH rất ăn khách cho thời buổi chiến tranh đang xảy ra ở Iraq đầy giết chóc thảm khốc. Binh sĩ Hoa kỳ đang đối diện tử thần hàng ngày. Tâm linh người dân Hoa kỳ đang giao động.
Em cũng mới vứa đọc báo ở một nước nào đó em đã quên tên. Có một em bé người Mỹ bị bịnh trì độn đã lỡ dại xé rách quyển kinh Koran. Em đã bị những người Hồi giáo đánh ngất xủi, nhiều người Mỹ bị giết,đuổi ra khỏi thành phốõ và nhiều nhà thờ Tin lành bị đốt cháy. Cũng may công ty Victoria Secrets xúc phạm đến Phập giaó chứ nếu một tôn giáo khác thảm hoạ đến với họ rồi.
Em chỉ nói với anh tòan chuyện xã hội, bây giờ đến chuyện gia đình chúng ta.
Buổi pháp thoại cuối cùng trước khi thầy về làng Mai. Thơ và đạo là một. Khi một người thi sĩ có tỉnh thức làm được bài thơ hay là có thiền vị trong đó rồi. Thầy có đọc một bài thơ của chàng thi sĩ tuổi yểu mệnh tên là Quách Thoại có cái tựa là Đóa hoa thược dược, để em ghi lại anh đọc cho biết:
Đứng yên ngoài hàng giậu,
Em mỉm nụ nhiệm mầu,
Ta lặng nghe em hát,
Bài ca em thiên thâu,
Ta sụp lạy cúi đầu.
Bài thơ tuy ngắn ngủi ; nhưng đã diển tả lên được thực tại chân như mà không ai có thể chối cải được.
Và lời từ gĩa cảm động cuả thầy: " Đây là bài giảng cuối,còn vài hôm nữa thầy về Làng Mai rồi. Chúc qúi vị ở lại sống trong an lạc, cố gắng tu tập xây dựng tăng thân và tu viện Lộc Uyển vững mạnh. Vì tu viện Lộc Uyển của qúi vị chứ không phải của thầy Nhất Hạnh đâu. Những vị tu sĩ trẻ ở đây cũng rất nhiệt tình và nói pháp rất hay không riêng gì thầy Nhất Hạnh."
Bây giờ đếân phiên anh "được" em soi sáng. Theo như anh kể thì nguyên một tuần hễ hết làm việc sở , việc nhà, việc báo Phù sa đến hai ba giờ sáng mới đi ngủ. Còn cuối tuần thì ngồi dán mắt vào máy điện toán. Thì giờ đâu anh dành cho chị và các cháu"
Anh nhận được thư em vaò cuối tuần. Em xin anh hãy ngưng ngay công việc. Anh cùng chị vào công viên, muà Xuân hoa lá, cây cỏ xinh tươi,hãy nắm lấy tay chị đi nhẹ nhàng và thở như thầy đã dạy chúng ta. Thưởng thức vẽ đẹp của trời đất và vui tươi như con chim đang hót ở trên cành, như lúc hai người mới yêu nhau, anh nhé ! Để em có cơ hội ngâm nga hỏi: " Paris có gì lạ không anh""
Yêu sách cuả em. Anh làm ơn đăng bức thư này trên Phù sa để bạn đọc biết đến một thiện nguyện viên làm việc hăng say quên cả đời mình. May ra anh nhận đuợc lời khuyên nhủ và sự giúp đỡ từ bạn đọc, chắc có hiệu lực hơn em.
Riêng em sáng nay ra vườn nhìn mùa Xuân đang về lộng lẫy. Hoa hồng leo màu vàng bên kia hàng giậu của hàng xóm vươn qua thành những chuổi dài đong đưa. Bên ni hàng giậu những đóa hoa Beard Iris đủ maù tím đậm, tím nhạt, hoa cà ,huyết dụ, cánh dán,vàng ,trắng….. .Hoa hồng màu tro, đỏ ,hồng vưa ø mới nở tỏa hương thơm, còn cải tần ô nữa không ăn kịp đã trổ ngồng, hoa vàng rực cả một góc vườn. Ai thấy mà không thương.
Em vui quá nên buột miệng nói với muôn hoa rằng: "Ta vừa tìm được người anh tâm linh đã thất lạc lâu ngày. Ta đã viết cho anh ấy một lá thư thật dài...

Thân tặng anh Chân Minh
Tiểu muội Tâm Hải Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,161,500
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến