Hôm nay,  

Trúng Số

14/06/200400:00:00(Xem: 246676)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 561-1099 VB6110604

Trời, có bao giờ dám mơ trúng số ở VN.
Thiệt tình a, bán vé số ở VN, gần giờ xổ, còn bao nhiêu là vé chưa bán được còn chẳng dám mơ trúng nữa là.
Nhưng mà ở đây, dám mơ chớ, tại sao không"
Nè nhé, ít nhiều gì tôi cũng thấy xung quanh người ta trúng.
Ngay tại tiểu bang tôi nè, thành phố lân cận, một chị có con chưa chồng mua một vé, là một vé thôi đó mà trúng ngay lần đó, đổi đời cái rụp, đâu phải mơ ước gì xa xôi đâu.
Tôi thì rất nghèo, nghèo từ trong nghèo ra, nghèo từ ngoài vô, nghĩa là qua đây thật sự vô sản . Mang qua mấy bộ quần áo, mới 3 tháng bỏ hết trơn vì ăn cam, ăn gà Mỹ thoải mái, lên cân quá mà. Qua ngay nhằm mùa Đông thì quần áo ở cái xứ nhiệt đới tôi vừa rời càng chả thấm là bao với cái lạnh ở đây...
Vậy đã chịu tôi vô sản cho chưa "
Lần đầu tiên, cả gia đình tôi đi Canada -Vancouver BC rồi qua đảo Victoria chơi hai năm sau ngày tới Mỹ, chi phí bằng tiền mồ hôi nước mắt những buổi trưa cha mẹ tôi hái dâu ngoài đồng. Tôi đi học, làm work study đâu có được bao nhiêu tiền, tôi và các anh chị của tôi chỉ góp chung được tiền tips cho mỗi bữa trưa và tối của gia đì nh cả chuyến đi à.
Tới Mỹ chưa đi đâu hết, đi Canada thật sự là một chuyến mở mắt của cả gia đình.
Này nhé, không mơ trúng số sao được, tới Vancouver BC thì nhà cửa khang trang, giống y VN, chợ búa đông đúc, tôi đã ước gì tôi có thật nhiều tiền mua cho cha mẹ tôi căn nhà ở đây để dưỡng già, cuộc sống không bon chen, êm đềm lắm.


Rồi còn qua đảo ấy à, trời, thiên đàng dưới đất hay sao á, các căn nhà dọc bờ biển thật đẹp, có ca nô hay tàu neo trước nhà, thích gần chết, không mơ trúng số để mua được thì còn mơ gì nè.
Chúng tôi tới đảo, đúng ra là phải đi cái vườn hoa chính, Bushchard Garden, nhưng vé mắc quá, chúng tôi đi cái vườn nhỏ hơn, vé chỉ bằng nữa tiền, cũng chụp hình, làm le, có đi qua Canada, thế cũng vinh dự chán. Không có nhiều tiền thì chơi theo ít tiền, vậy còn chả mơ trúng số để có thể tới bất cứ đâu, vô bất cứ chỗ nào mình muốn là điều thật dễ hiểu mà...
Trở về Oregon, trời, còn cả hai ba năm học trước mặt, tối
tăm mặt mũi, tôi quên hẳn mất cái chuyện muốn trúng số của mình .
Thấm thoát mà 14 năm đã trôi qua, tôi bây giờ có nhà, có cửa, có gia đình, có con cái. Chắc cũng xong bao nhiêu việc, xả hơi, ngồi rảnh, ý muốn trúng số lại trở lại. Mỗi lần thấy số tiền trúng hơn con số 5 hàng chục là tôi mê lắm, mua liền, phải mua, mua nhiệt tình,mua hăng say lắm. Không trúng đâu sao, cũng là giúp cho giáo dục, mở mang tiểu bang hi hi.
Tôi vẫn mua và mua số liên tục, nhìn những căn nhà đẹp, sang, những chuyến du lịch Hawaii, Châu Âu, Úc và Á tôi vẫn mơ, vẫn hăm hở mua vé số lắm.
Có điều bạn hỏi tôi trúng bao giờ chưa, xin thưa, trúng đâu mà trúng, nhưng tôi vẫn mơ à, ở đây, cái gì lại không xảyra được, chỉ cần tôi kiên trì.
Và bạn ơi, nhiều khi cả đời tôi không bao giờ trúng, nhưng ước mơ trúng số và bao giờ cũng mua vé số ủng hộ lúc nào cũng có trong tôi.
Bạn thử làm giống tôi coi sao...
Coi gì"
Chỉ có một điều là coi.. coi... coi chừng trúng...
Phải vậy hông à"

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,789,629
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, Lê Thị, -cư dân Chicago, 35 tuổi- gửi 7 bài và trở thành tác giả nhận giải Chung Kết 2012 với những tự sự khác thường về đề tài đồng tính. Sau đó mọi người mới biết Lê Thị là bút hiệu của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, từng nhận giải "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất" Viết Về Nước Mỹ 2005. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại vùng Chicago, Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Bài mới viết là một đoạn Hồi Ký Hậu Chiến của một Bác sĩ Phẫu Thuật, mang tên “Thiên Lý và Vô Tận”.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ chín của tác giả.
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Bài thứ hai, ông viết về phở. Sau đây là bài viết thứ ba.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của Diệu Hương được viết để tiễn đưa ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người cô chưa từng gặp.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần chủ biên một số báo Việt ngữ địa phương. Góp bài với Việt Báo từ nhiều năm, ông vừa nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Mới tuần trước, Phan đã có bài “Mùa Lễ”, và nay là bài viết ngay ngày lễ Giáng Sinh 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến