Hôm nay,  

Trúng Số

14/06/200400:00:00(Xem: 246855)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 561-1099 VB6110604

Trời, có bao giờ dám mơ trúng số ở VN.
Thiệt tình a, bán vé số ở VN, gần giờ xổ, còn bao nhiêu là vé chưa bán được còn chẳng dám mơ trúng nữa là.
Nhưng mà ở đây, dám mơ chớ, tại sao không"
Nè nhé, ít nhiều gì tôi cũng thấy xung quanh người ta trúng.
Ngay tại tiểu bang tôi nè, thành phố lân cận, một chị có con chưa chồng mua một vé, là một vé thôi đó mà trúng ngay lần đó, đổi đời cái rụp, đâu phải mơ ước gì xa xôi đâu.
Tôi thì rất nghèo, nghèo từ trong nghèo ra, nghèo từ ngoài vô, nghĩa là qua đây thật sự vô sản . Mang qua mấy bộ quần áo, mới 3 tháng bỏ hết trơn vì ăn cam, ăn gà Mỹ thoải mái, lên cân quá mà. Qua ngay nhằm mùa Đông thì quần áo ở cái xứ nhiệt đới tôi vừa rời càng chả thấm là bao với cái lạnh ở đây...
Vậy đã chịu tôi vô sản cho chưa "
Lần đầu tiên, cả gia đình tôi đi Canada -Vancouver BC rồi qua đảo Victoria chơi hai năm sau ngày tới Mỹ, chi phí bằng tiền mồ hôi nước mắt những buổi trưa cha mẹ tôi hái dâu ngoài đồng. Tôi đi học, làm work study đâu có được bao nhiêu tiền, tôi và các anh chị của tôi chỉ góp chung được tiền tips cho mỗi bữa trưa và tối của gia đì nh cả chuyến đi à.
Tới Mỹ chưa đi đâu hết, đi Canada thật sự là một chuyến mở mắt của cả gia đình.
Này nhé, không mơ trúng số sao được, tới Vancouver BC thì nhà cửa khang trang, giống y VN, chợ búa đông đúc, tôi đã ước gì tôi có thật nhiều tiền mua cho cha mẹ tôi căn nhà ở đây để dưỡng già, cuộc sống không bon chen, êm đềm lắm.


Rồi còn qua đảo ấy à, trời, thiên đàng dưới đất hay sao á, các căn nhà dọc bờ biển thật đẹp, có ca nô hay tàu neo trước nhà, thích gần chết, không mơ trúng số để mua được thì còn mơ gì nè.
Chúng tôi tới đảo, đúng ra là phải đi cái vườn hoa chính, Bushchard Garden, nhưng vé mắc quá, chúng tôi đi cái vườn nhỏ hơn, vé chỉ bằng nữa tiền, cũng chụp hình, làm le, có đi qua Canada, thế cũng vinh dự chán. Không có nhiều tiền thì chơi theo ít tiền, vậy còn chả mơ trúng số để có thể tới bất cứ đâu, vô bất cứ chỗ nào mình muốn là điều thật dễ hiểu mà...
Trở về Oregon, trời, còn cả hai ba năm học trước mặt, tối
tăm mặt mũi, tôi quên hẳn mất cái chuyện muốn trúng số của mình .
Thấm thoát mà 14 năm đã trôi qua, tôi bây giờ có nhà, có cửa, có gia đình, có con cái. Chắc cũng xong bao nhiêu việc, xả hơi, ngồi rảnh, ý muốn trúng số lại trở lại. Mỗi lần thấy số tiền trúng hơn con số 5 hàng chục là tôi mê lắm, mua liền, phải mua, mua nhiệt tình,mua hăng say lắm. Không trúng đâu sao, cũng là giúp cho giáo dục, mở mang tiểu bang hi hi.
Tôi vẫn mua và mua số liên tục, nhìn những căn nhà đẹp, sang, những chuyến du lịch Hawaii, Châu Âu, Úc và Á tôi vẫn mơ, vẫn hăm hở mua vé số lắm.
Có điều bạn hỏi tôi trúng bao giờ chưa, xin thưa, trúng đâu mà trúng, nhưng tôi vẫn mơ à, ở đây, cái gì lại không xảyra được, chỉ cần tôi kiên trì.
Và bạn ơi, nhiều khi cả đời tôi không bao giờ trúng, nhưng ước mơ trúng số và bao giờ cũng mua vé số ủng hộ lúc nào cũng có trong tôi.
Bạn thử làm giống tôi coi sao...
Coi gì"
Chỉ có một điều là coi.. coi... coi chừng trúng...
Phải vậy hông à"

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,743,849
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Nhạc sĩ Cung Tiến